Ăn khoẻ - Ăn ngon

10 CÁCH NẤU BỘT ĂN DẶM CHO BÉ THƠM NGON, GIÀU DINH DƯỠNG

Ngày đăng:

15/02/2024

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng, đánh dấu bước phát triển trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Vậy, mẹ đã nắm được cách nấu bột ăn dặm vừa đảm bảo dưỡng chất, vừa thơm ngon kích thích vị giác của trẻ chưa? Ở bài viết này, Vinamilk sẽ hướng dẫn mẹ 10 cách nấu bột ăn dặm cho bé đơn giản nhất.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé đơn giản

Cách nấu bột ăn dặm cho bé đơn giản

1. Bé mấy tháng tuổi ăn được bột ăn dặm?

Theo khuyến cáo từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp để cho bé sử dụng bột ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Tại thời điểm này, dưỡng chất có trong sữa mẹ không có đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. Do đó, bột ăn dặm giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển, giúp bé có thể vận động tốt.

Bé 6 tháng tuổi ăn bột ăn dặm

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên được ăn bột ăn dặm

2. Lưu ý quan trọng trước khi nấu bột ăn dặm cho bé

2.1 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi nấu bột ăn dặm cho bé, mẹ nên lựa chọn nguyên liệu sạch, nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, mẹ cũng nên vệ sinh chảo, nồi… đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi cho bé.

2.2 Món ăn dặm phải xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ

Bột ăn dặm cho bé được làm từ rau củ, thịt. Để bé không bị hóc, mẹ nên ninh nhừ hoặc xay nhuyễn và kết hợp với rây mịn thức ăn. Sau đó, mẹ cần tăng dần thức ăn dạng đặc hoặc tăng dần độ thô để cho bé tập ăn thô.

Xay nhuyễn thức ăn cho bé

Nên xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ thức ăn dặm cho bé để bé không bị hóc

2.3 Không nêm nếm gia vị vào bột ăn dặm

Cách nấu bột ăn dặm cho bé đúng và khoa học là tuyệt đối không nếm các loại gia vị như mắm, muối, bột ngọt vào thức ăn của bé dưới 1 tuổi. Việc nêm nếm gia vị, đặc biệt là muối vào bột ăn dặm sẽ khiến trẻ phải hấp thu nhiều muối hơn mức cần thiết, dẫn đến nguy cơ tổn thương thận.

Thêm vào đó, việc nêm nếm gia vị cũng vô tình hình thành cho trẻ thói quen ăn mặn từ nhỏ. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao và béo phì khi trưởng thành.

2.4 Tạo thói quen cho bé ăn đúng bữa

Mẹ nên xây dựng thời gian biểu để tạo cho bé thói quen ăn đúng bữa. Ở khoảng 2 tuần đầu khi mới ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn 1 bữa/ngày rồi tăng lên 2 bữa/ngày. Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là vào buổi sáng, cách 2 giờ sau khi thức dậy.

Cho bé ăn đúng bữa

Cần tạo cho bé thói quen ăn uống đúng bữa

2.5 Không tự ý cho bé ngưng bú khi bắt đầu ăn dặm

Việc cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của bé. Sau 6 tháng bé có thể bắt đầu ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho đến khi bé được 2 tuổi.

2.6 Tạo sự thoải mái cho bé khi ăn dặm

Để tạo sự thoải mái cho bé khi ăn dặm, cha mẹ nên chọn nơi yên tĩnh và không có tiếng ồn để bé tập trung ăn. Lựa chọn ghế ăn phù hợp với độ tuổi và kích thước của bé để đảm bảo bé ngồi thẳng và thoải mái khi ăn.

Nên trang trí món ăn bắt mắt hoặc cho bé sử dụng những bộ đồ dùng ăn dặm dễ thương để bé ăn ngon miệng hơn. Bố mẹ cần tránh cho bé xem tivi, điện thoại hoặc nói chuyện quá nhiều với bé để không mất tập trung.

2.7 Lượng thức ăn dặm phù hợp cho bé

Lần đầu chế biến thức ăn dặm cho bé mẹ cần chú ý tới liều lượng. Mẹ có thể tham khảo liều lượng bột ăn dặm như sau: 20g chất đạm, 40g bột gạo, 20g rau xanh, 10g dầu ăn dặm.

Xem thêm: 4 cách pha bột ăn dặm đúng chuẩn, đơn giản, đủ dinh dưỡng

3. 10 cách nấu bột ăn dặm cho bé đơn giản, dinh dưỡng

3.1 Bột ăn dặm từ yến mạch, rau củ

Nguyên liệu

  • Yến mạch: 50g
  • Cà rốt: 15g
  • Súp lơ: 20g
  • Đậu Hà Lan: 10g
  • Củ cải đỏ: 10g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Xay nhuyễn yến mạch.
  • Bước 2: Rửa sạch các loại rau củ rồi cắt thành miếng nhỏ.
  • Bước 3: Cho yến mạch và rau củ vào nồi, đổ ngập nước sau đó ninh nhừ trong vòng 15 phút.
  • Bước 4: Nghiền nhuyễn và rây mịn hỗn hợp. Sau đó trộn dầu oliu vào bột ăn dặm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nấu súp rau củ để bé ăn dặm.

Bột ăn dặm yến mạch và rau củ

Công thức nấu bột ăn dặm cho bé từ yến mạch và rau củ

3.2 Bột ăn dặm từ rau củ

Nguyên liệu

  • Bí xanh: 100g
  • Rau cải: 100g
  • Bí đỏ: 100g
  • Cà rốt: 100g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch rau củ, đem ngâm nước muối và cắt nhỏ.
  • Bước 2: Nấu rau củ trong khoảng thời gian 6 - 7 phút.
  • Bước 3: Xay nhuyễn rau củ, loại bỏ phần xơ rồi cho thêm dầu ăn dặm. Đây là cách nấu bột ăn dặm đơn giản, được nhiều mẹ áp dụng.

Sử dụng rau củ nấu bột ăn dặm

Bột ăn dặm từ rau củ đơn giản, dễ chế biến

3.3 Bột ăn dặm chuối

Nguyên liệu

  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ: 40 - 50ml
  • Chuối: 1 trái

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bóc vỏ chuối rồi xay nhuyễn hoặc nghiền nát.
  • Bước 2: Trộn đều chuối cùng sữa và điều chỉnh độ đặc, loãng cho phù hợp

Chuối nghiền kết hợp sữa

Bột ăn dặm chuối kết hợp với sữa thơm ngon, dễ làm

3.4 Bột bơ ăn dặm

Nguyên liệu

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 50ml
  • Bơ: 30g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bơ cắt làm đôi rồi tách bỏ hạt.
  • Bước 2: Đem phần thịt bơ tán nhuyễn hoặc có thể bỏ vào máy xay.
  • Bước 3: Trộn đều sữa với bơ cho tới khi có được hỗn hợp sánh mịn.

Tìm hiểu thêm: 2+ cách làm bơ cho bé ăn dặm thơm ngon, nghiền ăn

Cách nấu bột ăn dặm từ bơ cho bé

Bột bơ ăn dặm thơm ngon, dồi dào dinh dưỡng cho bé

3.5 Bột ăn dặm cà rốt

Nguyên liệu

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 50ml
  • Cà rốt: 20g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch cà rốt rồi cắt thành từng khúc, hấp chín và đem xay nhuyễn.
  • Bước 2: Trộn đều cà rốt với sữa cho tới khi nào đạt được độ loãng như mong muốn là hoàn thành.

Cách nấu bột ăn dặm từ cà rốt

Món bột ăn dặm từ cà rốt giúp bé mắt sáng, dáng cao

3.6 Bột ăn dặm từ bí đỏ

Nguyên liệu

  • Bí đỏ: 30g
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 10ml
  • Bột gạo: 20g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành khúc, hấp chín rồi đem xay nhuyễn.
  • Bước 2: Hòa tan bột gạo trong 200ml nước rồi đun với lửa nhỏ cho tới khi bột sánh mịn. Tiếp theo, bạn cho thêm bí đỏ vào nồi.
  • Bước 3: Đun tới khi bột chín thì tắt bếp. Bỏ thêm dầu ô liu và sữa để bé thưởng thức.

Bột ăn dặm bí đỏ

Bột ăn dặm từ bí đỏ giàu dinh dưỡng

3.7 Bột ăn dặm từ cải bó xôi và khoai mỡ

Nguyên liệu

  • Khoai mỡ: 30g
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 50ml
  • Cải bó xôi: 20g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch cải bó xôi. Khoai mỡ đem gọt vỏ và cắt khúc.
  • Bước 2: Nấu khoai mỡ trong vòng 10 phút rồi cho thêm cải bó xôi vào nồi. Tiếp tục nấu cho tới khi mọi thứ chín mềm thì tắt bếp.
  • Bước 3: Để hỗn hợp nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 4: Trộn đều hỗn hợp đã xay nhuyễn cùng sữa cho tới khi thu được bột sánh mịn.

Cải bó xôi và khoai mỡ

Món bột ăn dặm từ cải bó xôi và khoai mỡ

3.8 Bột bơ chuối ăn dặm

Nguyên liệu

  • Bơ: 20g
  • Chuối: 20g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bóc vỏ chuối rồi dùng nĩa nghiền nát hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 2: Cắt đôi quả bơ rồi tách hạt, nghiền mịn phần thịt.
  • Bước 3: Trộn lẫn chuối với bơ theo tỷ lệ 1:1 là đã có ngay món bột ăn dặm cho bé

Bơ chuối xay nhuyễn

Bột ăn dặm từ bơ và chuối cho bé thơm ngon, dễ ăn

3.9 Bột ăn dặm ngọt cà rốt mix khoai tây và bắp

Nguyên liệu

  • Khoai tây: 2 miếng
  • Cà rốt: 2 miếng
  • Sữa công thức: 30ml
  • Bắp: 1/2 cái

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gọt vỏ cà rốt và khoai tây rồi rửa sạch
  • Bước 2: Đun cà rốt ở lửa nhỏ trong vòng 5 phút rồi cho thêm bắp ngọt, khoai tây vào đun tiếp tới khi chín.
  • Bước 3: Xay nhuyễn hỗn hợp đã đun rồi trộn đều cùng sữa.

Bột ăn dặm từ cà rốt

Bột ăn dặm ngọt từ cà rốt, khoai tây và bắp

3.10 Trộn lê và đu đủ

Nguyên liệu

  • Lê: 20g
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 50ml
  • Đu đủ chín: 20g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đu đủ gọt vỏ và bỏ hạt, sau đó trộn với sữa và xay nhuyễn.
  • Bước 2: Gọt vỏ lê, hấp chín rồi xay nhuyễn.
  • Bước 3: Trộn lê, đu đủ với bột ăn dặm rồi cho bé ăn.

Lê và đu đủ xay nhuyễn

Bột ăn dặm trộn lê và đu đủ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé

  • Khi nào có thể nêm gia vị vào bột ăn dặm cho bé?
  • Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, mẹ không nên nêm gia vị vào bột ăn dặm cho bé dưới 12 tháng tuổi. Bởi hệ tiêu hóa của bé lúc này còn non nớt, chưa hoàn thiện các chức năng nên việc nêm gia vị có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, đầy bụng, táo bón… Việc nêm gia vị có thể khiến bé quen với vị mặn, ngọt và hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

    Mẹ có thể bắt đầu nêm gia vị vào bột ăn dặm cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

    • Nên gia vị với liều lượng ít, chỉ nên nêm nếm một lượng nhỏ muối, đường, hạt nêm và các loại gia vị khác để tăng hương vị cho món ăn.
    • Ưu tiên sử dụng các loại gia vị tự nhiên như hành, gừng, tỏi… để nêm nếm cho món ăn của bé.
    • Tránh sử dụng các loại gia vị có hại cho sức khỏe của bé như bột ngọt, mì chính, phẩm màu…

    Trên đây là các cách nấu bột ăn dặm cho bé đơn giản, dễ thực hiện từ Vinamilk để mẹ tham khảo. Hi vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

     Xem thêm:

    Cách pha sữa công thức với bột ăn dặm cho bé