Ăn khoẻ - Ăn ngon

[BẬT MÍ] THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI KHỎE MẠNH

Ngày đăng:

08/02/2024

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng là một việc vô cùng quan trọng. Bởi vì sang tháng thứ 6, ngoài sữa mẹ, bé cần được ăn dặm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển. Nhiều phụ huynh đang loay hoay vì không biết lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào cho đầy đủ dinh dưỡng. Hãy cùng Vinamilk khám phá thực đơn ăn dặm tốt cho bé 6 tháng tuổi chi tiết theo tuần, theo ngày trong bài viết sau!

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon miệng

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng khỏe mạnh 

1. Cần bổ sung dưỡng chất gì trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi?

Ăn dặm là việc cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Cho nên trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần có những dưỡng chất như sau:

  • Chất đạm: thịt bò, cá, trứng, phô mai, sữa, các loại đậu,...

  • Tinh bột: Các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây, bánh mì...

  • Vitamin: Có nhiều trong các loại rau xanh, củ, quả chín.

  • Chất béo: Có trong họ đậu, hạt và dầu thực vật như hạt gạo nếp hay gạo tẻ, hạt vừng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,...

Trên đây là 4 nhóm dưỡng chất cần thiết và quan trọng nhất cho thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng. Tuy nhiên, để hỗ trợ sự phát triển cho bé, bạn nên đảm bảo thêm một số dưỡng chất sau trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-6 tháng

  • Chất sắt: Các loại đậu nghiền bột như đậu tây, đậu đen, đậu lăng hay các loại rau có màu xanh đậm.

  • Vitamin D: Nắng buổi sớm rất tốt nên mẹ có thể cho bé tắm nắng hoặc cho bé ăn dặm từ các nguyên liệu cá hồi để bổ sung vitamin D.

  • DHA: Có nhiều trong sữa mẹ.

Nhóm dưỡng chất chính trong thực đơn ăn dặm

Sắt là dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ

2. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

  • Bé nên ăn dặm 1 - 2 bữa/ngày. Đến khi bé đã khỏe mạnh và cứng cáp hơn, mẹ có thể cho bé ăn thêm trái cây và sữa chua trong bữa phụ.
  • Đối với việc uống sữa bột hay sữa mẹ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, nhưng thường 3 - 4 bữa/ngày, ngay cả khi bé đang ăn dặm. 
  • Đồ ăn dặm của bé phải được nghiền hoặc xay nhuyễn có độ mềm để bé dễ nuốt.
  • Ban đầu khi cho bé làm quen với bột ăn dặm có vị ngọt. Sau đó, thời gian sau khi bé đã quen các mẹ cần chuyển sang bột ăn dặm có vị mặn.
  • Tuyệt đối không được cho thêm các loại gia vị của người lớn vào trong khẩu phần ăn dặm của bé. Nên sử dụng những gia vị dành riêng cho trẻ em
  • Tập cho bé ăn dặm theo trình tự: Bắt đầu từ ngũ cốc (như cháo trắng), sau đó là rau củ, quả (ví dụ như: khoai lang, cà rốt, bí đỏ, chuối, bơ...), và đến thịt heo, thịt gà nạc.
  • Các bà mẹ nên chú ý tránh cho bé dùng những món ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng, như mật ong, đậu phộng,...

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 4-5 tháng tuổi khoa học và dinh dưỡng

Nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng thực đơn ăn dặm

Ba mẹ nên cho bé từ 2 - 2 bữa trong một ngày 

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo tuần

Sau đây là thực đơn phù hợp giải đáp "bé 6 tháng ăn được gì?" được xây dựng theo sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo:

3.1. Thực đơn ăn dặm tuần 1 cho bé 6 tháng tuổi

 

Ngày

7h sáng

9h30 sáng

11h trưa

14h chiều

17h chiều

Ngày 1

Bú sữa

Cháo cá mú cho bé với đậu xanh

Bú sữa

Bú sữa

Bú sữa

Ngày 2

Súp khoai lang cho bé với cà rốt

Ngày 3

Cháo hạt sen cho bé với thịt bằm

Ngày 4

Cháo rau ngót cho bé với tôm

Ngày 5

Bột cà rốt ăn dặm

Ngày 6

Cháo cá hồi cho bé với bí xanh

Ngày 7

Súp bồ câu cho bé với măng tây

 

3.2. Thực đơn ăn dặm tuần 2 cho bé 6 tháng tuổi 

 

Ngày

7h sáng

9h30 sáng

11h trưa

14h chiều

17h chiều

Ngày 1

Bú sữa

Cháo gà cho bé với súp lơ xanh

Bú sữa

Bú sữa

Bú sữa

Ngày 2

Cháo cá chẽm cho bé với nấm rơm

Ngày 3

Bột gạo cho bé ăn dặm với bí đỏ

Ngày 4

Cháo cá ngừ cho bé với khoai tây

Ngày 5

Cháo trứng gà cho bé

Ngày 6

Súp thịt heo cho bé

Ngày 7

Súp lươn cho bé với rau

 

3.3. Thực đơn ăn dặm tuần 3 cho bé 6 tháng tuổi

 

Ngày

7h30 sáng

10h30 sáng

11h30 trưa

14h30 chiều

16h chiều

19h tối 

Ngày 1

Bú sữa

Cháo cá chép cho bé với cà chua

Bú sữa

Bú sữa

Bánh khoai tây cho bé

Ngày 2

Súp thịt bò cho bé

Sữa chua

Ngày 3

Cháo su su cho bé với tôm

Sinh tố bơ cho bé 

Ngày 4

Cháo óc heo cho bé

Sinh tố xoài cho bé 

Ngày 5

Bột tôm cà rốt

Bánh gà cho bé

Ngày 6

Cháo cá diêu hồng cho bé

Váng sữa

Ngày 7

Súp ngô cho bé với đậu hũ non

Sữa bí đỏ cho bé



3.4. Thực đơn ăn dặm tuần 4 cho bé 6 tháng tuổi



Ngày

7h30 sáng

10h30 sáng

11h30 trưa

14h30 chiều

16h chiều

19h tối 

Ngày 1

Bú sữa

Cháo hến cho bé với rau thì là

Bú sữa

Bú sữa

Bánh cà rốt cho bé

Ngày 2

Cháo hạt kê cho bé với cá hồi

Bánh yến mạch cho bé

Ngày 3

Cháo cua cho bé với cải bó xôi

Sữa bắp cho bé

Ngày 4

Cháo phô mai cho bé với khoai lang

Sữa chua từ nấm Kefir với trái cây tươi

Ngày 5

Bột thịt heo, rau dền

Bánh rau củ cho bé ăn dặm

Ngày 6

Cháo ếch cho bé nấu mướp hương

Bánh flan cho bé ăn dặm

Ngày 7

Súp tôm cho bé với yến mạch

Bánh cá hồi cho bé



Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi viện dinh dưỡng khỏe mạnh

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chi tiết theo ngày

 

Giờ

Thứ 2+4

Thứ 3+5

Thứ 6 + Chủ nhật

Thứ 7

6h

Bú mẹ hoặc sữa công

thức: 150 - 200m

Bú mẹ hoặc sữa công

thức: 150 - 200ml

Bú mẹ hoặc sữa công

thức: 150 - 200ml

Bú mẹ hoặc sữa công

thức: 150 - 200m

9h

Bột thịt lợn gồm:

- 10g thịt nạc

- 5g dầu oliu hoặc 5g

quả óc chó

- 1 thìa cà phê rau xanh

Bột gà:

- 10g thịt gà

- 10g bột gạo

- 5g dầu ăn

- 1 thìa cà phê rau xanh

Quả hồng xiêm: 1/3

Bột trứng:

- 1 lòng đỏ trứng gà

-10g bột gạo

- 5g dầu oliu hoặc óc

chó hay dầu gấc

- 1 thìa cà phê rau xanh

10h

Chuối tiêu: khoảng 1/3 quả

Đu đủ chín: 50g

Bú sữa mẹ hoặc sữa

công thức

Xoài: 50g

11h

Bú sữa mẹ hoặc sữa

công thức

Bú sữa mẹ hoặc sữa

công thức

Bú sữa mẹ hoặc sữa

công thức

Bú sữa mẹ hoặc sữa

công thức

14h

Bột sữa:

- 3 thìa sữa bột

- 10g bột gạo

- 5g dầu oliu (quả óc

chó)

- 1 thìa rau lá xanh

Bột thịt lợn:

- 10g thịt nạc

- 10g bột gạo

- 5g dầu oliu hoặc quả

óc chó

- 1 thìa cà phê rau xanh

Bột gà:

- 10g thịt gà

- 10g bột gạo

- 5g dầu ăn

- 1 thìa cà phê rau xanh

Bột sữa:

- 3 thìa sữa bột

- 10g bột gạo

- 5g dầu oliu (quả óc

chó)

- 1 thìa rau lá xanh

16h

Nước cam ngọt

Nước cam ngọt

Nước cam ngọt

Nước cam ngọt

18h

Bú mẹ hoặc sữa công

thức: 150 - 200ml

Bú mẹ hoặc sữa công

thức: 150 - 200ml

Bú mẹ hoặc sữa công

thức: 150 - 200ml

Bú mẹ hoặc sữa công

thức: 150 - 200ml

 

5. Các thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng 

  • Cà chua: Cà chua rất giàu vitamin E và vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch của bé. Đồng thời, cà chua còn giàu chất chống oxy hóa và là kho dự trữ lycopene tự nhiên.
  • Rau dền: Rau dền chứa nhiều vitamin và chất xơ và hàm lượng nước lớn giúp tăng đề kháng cho bé và khả năng miễn dịch của bé tốt hơn. Ngoài ra, ăn rau dền cũng có thể giúp con phòng tránh bệnh thiếu máu. Do đó, mẹ có thể chế biến một số món ăn dặm từ rau củ cho con như cháo rau dền cho bé.
  • Bí đỏ: Bí ngô rất giàu dinh dưỡng bởi chứa nhiều vitamin, protein, đường và 17 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bí ngô cũng rất giàu kẽm nhằm cung cấp dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Nên mẹ có thể làm súp bí đỏ cho bé hoặc một số món ăn dặm từ bí đỏ như bánh bí đỏ cho bé ăn dặm, ...
  • Cà rốt: Là thực phẩm giàu vitamin A được nhiều mẹ bỉm lựa chọn, món ăn dặm từ cà rốt sẽ giúp cải thiện chức năng miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp ở trẻ.

Thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm

Cà rốt cung cấp nhiều Vitamin A cho bé

6. Cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm khoa học 

  • Bắt đầu cho trẻ ăn từ bột dạng lỏng:  Đầu tiên, nên cho bé làm quen với một lượng nhỏ bột ăn dặm dạng lỏng. Số lượng bé có thể ăn là 2 - 3 thìa/ngày. Sau này, bạn có thể tăng dần lượng bột và số bữa ăn cho bé. Khi pha bột, không nên đun nấu kỹ để tránh làm mất các chất dinh dưỡng. 
  • Chọn bột ăn dặm cho trẻ: Bạn có thể tự làm bột ăn dặm cho bé hoặc chọn các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như Vinamilk Ridielac Gold….  Bạn nên mua bột ăn dặm tại những nơi uy tín như của hàng bách hóa, siêu thị,... Không nên thêm nước xương hầm hoặc rau củ. Điều đó gây mất cân bằng trong bữa ăn dặm của trẻ.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều: Bạn tuyệt đối không được ép trẻ ăn mà hãy tùy thuộc vào thể trạng và mong muốn của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cắt bỏ khẩu phần sữa mẹ hay sữa công thức của trẻ. Khi trẻ đã quen với việc ăn dặm, bạn hãy cân nhắc giảm bớt lượng sữa hàng ngày. 
  • Cho bé ăn dặm đúng cách với cách chia nhỏ các bữa ăn: Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày đẻ bé dễ tiêu hoá. Nên cho trẻ ăn dặm vào các bữa chính trong ngày. Và điều cần lưu ý, không để trẻ ăn sát giờ đi ngủ hay ngay sau khi trẻ vừa bú hoặc uống sữa xong. Điều này khiến trẻ dễ sợ ăn vì no hoặc nôn trớ sau khi ăn.  
  • Cho trẻ ăn dặm đúng cách nhất với nguồn thực phẩm sạch: Những thực phẩm có hoá chất sẽ gây hại cho trẻ. Nên, bạn phải chọn các thực phẩm sạch để tập cho trẻ ăn dặm. Rau củ, thịt cá, ngũ cốc hữu cơ sẽ đảm bảo hơn về chất lượng cũng như độ an toàn cho trẻ. Nên sử dụng gia vị dành riêng cho trẻ.

    7. Lưu ý khi cho bé ăn dặm  

    • Thời điểm cho trẻ bắt đầu và kết thúc ăn dặm phải thật chính xác, thông thường sẽ bắt đầu từ khi bé đủ 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé được hơn 1 tuổi.
    • Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều.
    • Thức ăn khi ăn dặm phải tuân theo quy tắc loãng trước, rồi dần dần đến đặc.
    • Vị thức ăn cho trẻ ăn dặm theo thứ tự từ ngọt đến mặn.
    • Nên lưu ý dầu ăn trong thức ăn dặm
    • Sự cân bằng các nhóm thực phẩm.
    • Tránh nêm nếm thêm mắm hoặc muối vào thức ăn dặm của trẻ. 

    Có thể mẹ quan tâm: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

    Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng rất quan trọng. Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ một số kiến thức hữu ích liên quan đến thực đơn ăn dặm cho trẻ. Hi vọng những thông tin trên sẽ đen lại giá trị cho cả mẹ và bé. Hãy xây dựng một thực đơn ăn dặm phù hợp để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Mẹ hãy theo dõi Vinamilk ngay để được cập nhật những thông tin về chăm sóc trẻ!