Sức Khoẻ Bệnh

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĐƯỢC UỐNG BIA, RƯỢU KHÔNG? CẦN LƯU Ý GÌ?

Ngày đăng:

19/02/2024

Tiểu đường là một bệnh lý khá phổ biến trong xã hội hiện nay và quản lý chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy người bị tiểu đường có uống bia được không? Nên uống bao nhiêu? Cần lưu ý điều gì? Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người bị tiểu đường có uống bia được không?

Người bệnh tiểu đường có nên uống bia

1. Bia ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường như thế nào?

Trong một lon bia khoảng 350ml chứa đến 150 calo. Tuy nhiên, bia không cung cấp protein, chất béo, khoáng chất hoặc vitamin cho cơ thể, do đó hàm lượng calo trong bia được coi là rỗng. Điều này đặt ra một vấn đề cho những người bị tiểu đường, vì việc tiêu thụ quá nhiều calo từ bia có thể góp phần vào việc tích tụ mỡ bụng, gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh gan.

Uống rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, làm mất đi sự ổn định mức đường trong máu. Ngoài ra, việc uống quá nhiều đồ uống chứa cồn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của insulin, làm cho cơ thể không thể chính xác hấp thụ glucose.

Thêm vào đó, cồn từ rượu bia sẽ được hấp thụ nhanh chóng và không mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Điều này dẫn đến việc cồn nhanh chóng vào máu và tiếp tục lưu thông đến não. Uống quá nhiều cồn có thể gây hạ đường huyết.

Ngoài ra, rượu có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị đái tháo đường. Một số loại thuốc dùng để điều trị đái tháo đường loại 2, như nhóm sulphonylureas và megglitinides, có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin. Khi uống rượu đồng thời, có thể xảy ra tình trạng hạ đường huyết quá mức. Cả say rượu và hạ đường huyết đều có những triệu chứng tương tự như mệt mỏi, đau đầu, run tay, và đôi khi khó phân biệt để có biện pháp xử lý kịp thời.

Uống nhiều bia có ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường Bia có thể góp phần vào việc tích tụ mỡ bụng

2. Tiểu đường uống bia, rượu được không?

Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể uống rượu bia. Tuy nhiên cần biết uống đúng cách, uống điều độ và cần phải đảm bảo có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết sau khi sử dụng các chất có cồn.

Rượu, bia ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, nếu người bị bệnh tiểu đường uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm bệnh nặng thêm..

Người bị tiểu đường có thể uống bia

Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể uống rượu bia nhưng có liều lượng hợp lý

Người bệnh tiểu đường tốt nhất là nên uống loại rượu vang nguyên chất. 

Theo nhiều nghiên cứu, việc uống rượu vang với số lượng vừa phải có tác dụng ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch. 

Tuy nhiên,  người bệnh cần phải cân nhắc đến những tác hại của rượu – bia đối với sức khỏe cũng như tình trạng bệnh lý của bản thân. 

3. Người bị tiểu đường nên uống bao nhiêu bia là đủ?

Việc quản lý việc uống bia đối với người bệnh tiểu đường là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. Bởi vì bia, cùng với các loại đồ uống chứa cồn khác, có thể gây ra tác động tiêu cực đến quá trình kiểm soát đường huyết và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Khi người bệnh tiểu đường đã đạt được sự ổn định trong việc quản lý bệnh, việc hạn chế việc uống bia là rất quan trọng. 

Các chuyên gia y tế thường khuyến nghị rằng nam giới nên không uống quá hai ly bia mỗi ngày, trong khi phụ nữ nên giới hạn việc uống chỉ trong khoảng một ly mỗi ngày. Một ly bia thường tương đương với khoảng 350ml hoặc một lon bia thông thường.

Người tiểu đường không uống quá 2 ly bia mỗi ngày

Một ly bia thường tương đương với khoảng 350ml hoặc một lon bia thông thường.

4. Người bệnh tiểu đường nên uống rượu bia khi nào?

Thỉnh thoảng người bệnh tiểu đường có thể uống nhưng lượng uống tối đa mỗi ngày khoảng: 360ml hoặc 150ml rượu vang (#10o) hoặc 40ml rượu mạnh như vodka, whiskey, cognac(# 40o).

Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tiểu đường Mỹ, người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1 - 2 cốc rượu nhỏ mỗi ngày; tốt nhất là 1 cốc vào bữa ăn tối. 

Bạn có thể pha rượu mạnh với nước lọc, nước suối, soda cho rượu loãng hơn, dễ uống và hạn chế lượng rượu nạp vào cơ thể. Nếu có thể, nên thay rượu bằng bia hoặc các loại đồ uống không có cồn vẫn là tốt nhất.

Điều quan trọng nhất là người bệnh tiểu đường phải luôn kiểm tra chỉ số đường huyết của mình sau khi sử dụng rượu bia để có thể đảm bảo mức đường huyết luôn ở trong mức ổn định, tránh các biến chứng tiểu đường do tăng đường huyết bởi rượu bia gây ra.

5. Khi nào người bệnh tiểu đường không nên uống rượu bia?

Khi tập thể dục thể thao, nếu ra nhiều mồ hôi, người bệnh tiểu đường không nên dùng các loại đồ uống có cồn, vì thức uống có cồn không thể bổ sung lượng dịch bị mất. Không uống rượu hoặc bia sau khi tập luyện hoặc làm việc nặng.

Không bao giờ được uống rượu nếu không ăn. Sau khi uống khoảng 1 giờ, nên tự kiểm tra đường máu để biết mình có nguy cơ bị tăng hay hạ đường máu không. Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên uống rượu và thuốc hạ đường máu cùng lúc.

Bệnh nhân tiểu đường là trẻ em hoặc phụ nữ có thai, đang cho con bú, bệnh nhân có biến chứng tim mạch, thận (suy thận), thần kinh nặng… tuyệt đối không được uống rượu. Người có các biến chứng tim mạch, thận, thần kinh… cũng nên bỏ rượu ngay nếu thấy các biến chứng này nặng lên.

Người bệnh tiểu đường nên uống bia khi nào

Không uống rượu hoặc bia sau khi tập luyện hoặc làm việc nặng.

6. Nên lưu ý gì khi cho người bị tiểu đường uống bia 

  • Tránh uống đồ uống chứa cồn khi đang đói. Cồn có thể tương tác tiêu cực với các loại thuốc điều trị tiểu đường như metformin và insulin. Những loại thuốc này đã được thiết kế để giảm lượng đường trong máu, và uống rượu sẽ làm giảm mức đường huyết thấp hơn nữa, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trước khi uống bia, hãy đo mức đường huyết và ăn một ít thức ăn chứa tinh bột như cơm, bún, phở. Hơn nữa, hãy chọn các loại bia nhẹ có lượng calo thấp. Sau khi uống bia, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, vì các đồ uống chứa cồn có thể làm giảm mức đường trong máu sau 24 giờ kể từ khi ngừng uống.
  • Thay vì uống nhanh, hãy nghỉ giữa các lần uống để giảm thiểu tác động của cồn. Uống nước sau khi uống bia cũng giúp kích thích quá trình loại bỏ cồn qua đường tiểu, giúp cân bằng hàm lượng carbohydrate.
  • Đối với người bệnh tiểu đường, cần thực hiện các thay đổi trong lối sống, bao gồm chế độ ăn uống (tăng cường rau củ, giảm tinh bột và chất béo), giảm căng thẳng và tập thể dục. Chỉ khi đường huyết được kiểm soát tốt, bạn mới nên uống một ly bia từ thời gian này đến thời gian khác.

Lưu ý cho người tiểu đường khi uống bia

Tránh uống đồ uống chứa cồn khi đang đói.

Tóm lại, người bị tiểu đường có thể uống bia, nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc và hạn chế lượng uống. Việc thảo luận với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng là quan trọng để đảm bảo rằng việc uống bia không gây tác động tiêu cực đến quá trình quản lý tiểu đường. Mỗi người bị tiểu đường có tình trạng sức khỏe và yêu cầu riêng biệt, do đó, để đảm bảo an toàn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ của bạn nhé!

 

Xem thêm:

Người tiểu đường uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết