Ít tập thể dục ở tuổi 50 sẽ dẫn đến những nguy hại gì cho sức khỏe?

Vinamilk

Sống khoẻ 

tuổi 50+

Nguyên nhân phổ biến kéo theo hầu hết các bệnh chính là lười vận động, không tập luyện thể dục thể thao. Hãy cùng tìm hiểu những nguy cơ tiềm ẩn nếu người cao tuổi ít tập thể dục nhé!

Những nguy cơ tiềm ẩn khi ít vận động ở người cao tuổi

  • Mất trí nhớ: Theo một nghiên cứu tại Canada, ít vận động có thể khiến người cao tuổi có tỉ lệ phát triển bệnh mất trí nhớ ngang bằng với những người có gen di truyền. Trái lại, những người có chế độ tập luyện thường xuyên sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ so với những người không tập luyện. Như vậy, tập thể dục là một trong những cách có thể giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ hoặc làm chậm diễn biến bệnh mắc chứng mất trí nhớ tuổi già. Hơn nữa, tập thể dục hợp lý, đều đặn và thường xuyên còn giúp quá trình lão hóa não diễn ra chậm hơn, đồng thời duy trì trí nhớ tốt hơn.
  • Táo bón: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi như uống ít nước, tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh mãn tính, hoặc cũng có thể vì ít hoạt động thể chất do khó đi lại, đau khớp gối mãn tính hoặc đau lưng.
  • Đột quỵ: Duy trì một chế độ tập luyện phù hợp ở độ tuổi 40 sẽ giúp người cao tuổi giảm thiểu tối đa khả năng đột quỵ sau 65 tuổi. Theo các dữ liệu Medicare, nguy cơ đột quỵ ở những người chăm tập thể dục thấp hơn những người không hoặc ít đến 37%.

Tập thể dục giúp người cao tuổi giảm nguy cơ đau tim, giảm căng thẳng

  • Ngoài ra, tập thể dục còn giúp người cao tuổi giảm nguy cơ đau tim, giảm căng thẳng, ngăn ngừa tình trạng thừa cân và đái tháo đường.

Những hình thức luyện tập tốt cho người cao tuổi

Để hạn chế bệnh, người cao tuổi cần căn cứ vào thể trạng, tình trạng sức khỏe mà lựa chọn các hình thức luyện tập phù hợp như:

  • Đi bộ, đi bộ nhanh
  • Bơi lội
  • Bài tập dưỡng sinh cho người cao tuổi
  • Thiền, khí công 

Thiền, khí công là các bài tập rất tốt cho sức khỏe tuổi 50

Trong quá trình luyện tập, người cao tuổi cần chú ý những điều sau:

  • Chọn bài tập hợp lý và thực hiện đều đặn, tối thiểu 30 phút đi bộ mỗi ngày, 5 ngày/ tuần. Cũng có thể có thể chia nhỏ ra thành nhiều lần tập với 10-15 phút/ lần và vài lần mỗi ngày
  • Nên thực hiện các bài tập giữ thăng bằng giúp hạn chế nguy cơ té ngã.
  • Không tham gia các môn thể thao đối kháng cao như đá banh, võ thuật, bóng bầu dục… làm khả năng chấn thương, gãy xương tăng lên.
  • Tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất năm ngày một tuần.
  • Tham gia CLB dưỡng sinh hoặc tập luyện cùng bạn bè sẽ giúp người cao tuổi có thêm hứng khởi tập luyện
  • Hãy tận dụng cơ hội vận động mọi lúc như đi thang bộ thay cho thang máy.

Bên cạnh việc đều đặn tập luyện, để tăng cường sức khỏe tuổi 50 trở lên, người cao tuổi cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường các axit báo có lợi cho tim mạch, giảm cholesterol, không ăn mặn, hạn chế rượu bia, đồng thời uống bổ sung sữa dành cho người già để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, ăn ngon và ngủ ngon.

TS. BS Nghiêm Nguyệt Thu

Trưởng khoa dinh dưỡng – Tiết chế, bệnh viện Lão Khoa Trung Ương

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
sức khoẻ tuổi 50+

Hãy cùng xem
đâu là những vấn đề sức khoẻ mà
người cao tuổi quan tâm nhất.

Hotline Tổng đài tư vấn

1900 545 425

Khám phá thêm Đặt câu hỏi
Vinamilk

BẠN CẦN HỖ TRỢ?

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng

1900 545 425

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Email

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN