Gợi ý bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

Vinamilk

Chữa trị, chăm sóc,

và ngăn ngừa

Bệnh nhân tai biến mạch máu não thường rất dễ bị liệt nửa người và phần lớn bệnh nhân không thể tự hoạt động bình thường sau 6 tháng. Do đó, việc tập luyện phục hồi chức năng cho các bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị và khắc phục biến chứng. Quá trình tập luyện phải diễn ra xuyên suốt từ lúc còn ở bệnh viện và duy trì tiếp tục kể cả khi biến chứng đã được khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số bài tập giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

+ Kỹ năng sử dụng một tay

Từ tuần thứ 2 – tuần thứ 6 sau khi đột quỵ, bệnh nhân tổn thương nhẹ hoặc trung bình có thể thực tập dùng một tay để thực hiện các công việc hằng ngày như mặc quần áo, đi vệ sinh, tắm rửa. Việc tập luyện phải được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi bệnh nhân có thể tự di chuyển tay dù chỉ một ít vì nếu tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu, cơ thể hồi phục hầu như rất thấp. Vì vậy, thời gian này, bệnh nhân cần tập 3 – 6 giờ/ ngày các động tác như co – duỗi cơ, duỗi và gấp tay.

+ Tập nói

Tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân tai biến mạch máu não bị mất tiếng nói. Trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân cần được điều trị và tập luyện để khôi phục. Người nhà bệnh nhân hãy khuyến khích họ tập nói những điều đơn giản như đếm số, bảng chữ cái, đọc ngày tháng, sau đó tăng độ khó lên bằng cách mô tả đồ vật xung quanh hoặc tập đọc đoạn văn từ ngắn đến dài dần. Để tăng khả năng hồi phục, bệnh nhân cần luyện nói khoảng 40 – 100 giờ trong vòng 3 tháng đầu.

Bệnh nhân cần tập nói những điều đơn giản trong vòng 3 tháng đầu để tăng khả năng hồi phục

+ Bài tập đứng và đi bộ

Các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đều mong muốn có thể tự đi bộ. Để thực hiện được việc này, bệnh nhân cần tập luyện từng bước như tập co chân khi còn ở viện, tập đứng, sau đó tập đi bộ. Để phục hồi các hình thức vận động và chức năng ở vị thế đứng, người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hành 5 tư thế sau:

  • Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân: Người nhà có thể giúp bệnh nhân đứng tựa nhẹ vào mép bàn, đặt hai bàn chân ở vị trí ngang nhau và cách nhau khoảng 15 – 20 cm, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân. Sau đó, bệnh nhân hãy chuyển trọng lượng lần lượt từ chân này sang chân kia, mỗi chân giữ vài giây rồi lặp lại như vậy.
  • Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân: Khi đã có thể đứng thẳng, bệnh nhân có thể thực hiện tiếp tư thế này. Bắt đầu ở tư thế đứng thẳng, hai bàn chân vẫn cách nhau khoảng 15 – 20 cm, hai tay xuôi theo thân, trọng lượng chia đều hai bên chân. Sau đó, bệnh nhân hãy trụ bằng chân trái, dạng chân phải và nâng chân lên khỏi sàn nhà, rồi đổi bên. Người nhà nên đứng bên liệt của bệnh nhân để có thể đỡ và hỗ trợ khi cần thiết.
  • Tập đứng thăng bằng: Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, trọng lượng đều hai chân, bệnh nhân hãy quay đầu nhìn ra sau vai ở lần lượt hai bên, sau đó thực hiện tiếp các động tác như: cúi đầu, ngửa đầu, nghiêng người, đưa hai tay lên trên, đưa hai tay sang phải rồi sang trái.

Bệnh nhân tai biến cần tập đi bộ ít nhất mỗi ngày 15 phút

Khi đã đứng vững, bệnh nhân tai biến mạch máu não cần đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Những lưu ý khi tập luyện cho người bị tai biến

Tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương não của bệnh nhân mà kết quả phục hồi sẽ khác nhau. Những bệnh nhân bị liệt nửa người thì nên tập những động tác hỗ trợ như tự chuyển từ giường sang xe lăn hoặc các kỹ năng dùng một tay.

Bệnh nhân có thể tập luyện ở nhà mà không cần phải vào bệnh viện hay các trung tâm phục hồi vì chìa khóa thành công nằm ở ý chí bệnh nhận cùng với cường độ và tần suất thực hiện. Bệnh nhân tai biến mạch máu não tập luyện ít nhất 16 giờ/ tuần có kết quả hồi phục tốt hơn những bệnh nhân chỉ tập vài giờ/ tuần.

Để bệnh nhân phục hồi tai biến mạch máu não nhanh chóng, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, người nhà cũng cần chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng, không để người bệnh dùng thức ăn lên men, chế biến sẵn hay gây kích thích như gia vị cay nóng, trà, cà phê. Thức ăn của bệnh nhân cần giảm muối, chế biến lỏng, mềm và dễ tiêu hóa. Dù ăn uống khó khăn, nhưng bệnh nhân tai biến vẫn cần được bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất nên người nhà có thể cho bệnh nhân dùng các sản phẩm dinh dưỡng, nên chọn các sản phẩm có chứa dưỡng chất Glucoraphanin – chiết xuất tự nhiên từ mầm Bông cải xanh có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp đào thải độc tố trong cơ thể, từ đó giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bệnh nhân tai biến và người nhà có thêm thông tin bổ ích cho quá trình tập luyện phục hồi sức khỏe hiệu quả.

BS Ngô Thị Phi Yến

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
về phục hồi
sức khoẻ sau bệnh

Hãy cùng xem
đâu là những vấn đề sức khoẻ mà
người cao tuổi quan tâm nhất.

Hotline Tổng đài tư vấn

1900 545 425

Khám phá thêm Đặt câu hỏi
Vinamilk

BẠN CẦN HỖ TRỢ?

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng

1900 545 425

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Email

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN