Sức Khoẻ Bệnh

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA - SÁT THỦ THẦM LẶNG GÂY NGUY HIỂM TÍNH MẠNG

Ngày đăng:

27/10/2021

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 20% - 25% người trưởng thành trên toàn cầu mắc hội chứng chuyển hóa. Vậy hội chứng rối loạn chuyển hóa là gì, cách phòng chống và điều trị như thế nào?

Căn bệnh mạn tính phổ biến và gây tử vong hàng đầu thế giới

Hội chứng chuyển hóa (HCCH) bao gồm một nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp trên một người bệnh mà tiêu biểu là tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường và tình trạng béo bụng.2

Về bản chất, riêng từng bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp hay béo phì đã có thể làm hỏng các mạch máu của người bệnh, nhưng cả ba căn bệnh này kết hợp cùng nhau thì đặc biệt nguy hiểm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (như nhồi máu cơ tim), đột quỵ.2,3

Khi mỗi người trong chúng ta thấy mình có ít nhất một yếu tố cấu thành nên HCCH như tăng huyết áp, cholesterol máu cao, béo bụng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám xem mình có bị HCCH hay không để có hướng điều trị và theo dõi thêm.2,3

 

 width=Béo bụng là một trong những yếu tố cấu thành nên Hội chứng chuyển hóa

Phòng ngừa và giảm nguy cơ HCCH ngay từ bây giờ

- Giảm cân.2,3 Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.4 - Tăng cường hoạt động thể lực.2,3 Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần, với cường độ vừa phải.2,6 Đi bộ là môn thể thao được khuyến cáo6 và tương đối dễ thực hiện cho mọi người. - Chế độ ăn uống lành mạnh.2,3 Duy trì thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe như ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, tăng cường rau hoa quả, cá và các loại hạt.5 - Bỏ hút thuốc lá. Thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.3

Fucoidan giúp giảm nguy cơ HCCH và các bệnh lý liên quan

Fucoidan là dưỡng chất đặc biệt được chiết xuất từ tảo rong nâu Undaria pinnatifida, loại thực phẩm truyền thống đến từ đại dương của người Nhật, được người dân nước này tin dùng hằng ngày vì những tác động tuyệt vời đến HCCH và các bệnh lý liên quan.7

Fucoidan có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ quá trình điều trị Hội chứng chuyển hóa và các bệnh liên quan. Đã có báo cáo chứng minh Fucoidan ức chế quá trình sản sinh tế bào mỡ và tăng phân giải lipid, do đó là một lựa chọn phù hợp để điều trị béo phì.8

 

 width=Fucoidan được chiết xuất từ tảo rong nâu (Undaria pinnatifida) giúp giảm nguy cơ HCCH và các bệnh lý liên quan

Fucoidan còn giúp giảm mỡ máu, chống tăng huyết áp, giảm đường huyết thông qua việc ức chế glucosidase và α-amylase; tăng đáp ứng insulin... vì vậy cũng là một lựa chọn tốt cho tim mạch.8

Ngoài ra, Fucoidan còn thể hiện vai trò chống oxy hóa rõ rệt, giúp chống lại các gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư nếu số lượng của chúng quá cao trong cơ thể. Vậy nên Fucoidan còn được xem có khả năng giảm nguy cơ của HCCH.8,9

Bổ sung Fucoidan để nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ HCCH

Bên cạnh các lợi ích giúp giảm nguy cơ HCCH, còn có những tác dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe trong việc kháng vi khuẩn,10 virus,9 hỗ trợ hệ miễn dịch,9,11 hỗ trợ tiêu hóa,9 hạn chế quá trình lão hóa,12 đặc biệt là ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.13-15

Các chuyên gia ở FDA (Mỹ) và Liên minh Châu u (EU) khuyến cáo có thể bổ sung hàm lượng Fucoidan lên đến 250 mg/ngày.16

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào chứa Fucoidan cũng được điều chế đúng cách để mang lại hiệu quả như mong muốn, do vậy người sử dụng nên lựa chọn những thương hiệu uy tín để đảm bảo quy trình chiết xuất an toàn và hiệu quả. Ở Việt Nam, người tiêu dùng có thể bổ sung Fucoidan qua sản phẩm dinh dưỡng Kenko Haru mới nhất từ Vinamilk để nâng cao sức khỏe toàn diện.

TS. BS. Trần Bảo Nghi, GĐ Chuyên môn Y khoa - Dược AKC - Vinamilk. Bs. Nguyễn Vũ Linh, Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng - Vinamilk.

Tài liệu tham khảo:

1. Alberti, et al. The IDF Consensus Worldwide Definition of the Metabolic Syndrome. Publication. Ed. Scott M. Grundy. Brussels, Belgium: International Diabetes Federation, 2006. Link. Truy cập: 27/6/2021. 2. Hội Tim Mạch học Việt Nam. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA. http://vnha.org.vn/huyetap.vn/baiphatthanh/21.Hoi-chung-chuyen-hoa.pdf. Truy cập: 27/6/2021. 3. NHS. Metabolic syndrome. https://www.nhs.uk/conditions/metabolic-syndrome/. Truy cập: 27/6/2021. 4. Ryan DH, Yockey SR. Weight Loss and Improvement in Comorbidity: Differences at 5%, 10%, 15%, and Over. Curr Obes Rep. 2017;6(2):187-194. doi:10.1007/s13679-017-0262-y. 5. NHS. Eat well - Eating a balanced diet. https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/. Truy cập: 27/6/2021. 6. NHS. Exercise. https://www.nhs.uk/live-well/exercise/. Truy cập: 27/6/2021. 7. Yu Zhao. Fucoidan Extracted from Undaria pinnatifida: Source for Nutraceuticals/Functional Foods. Mar. Drugs. 2018; 16:321. Link. 8. Gabbia D, De Martin S. Brown Seaweeds for the Management of Metabolic Syndrome and Associated Diseases. Molecules. 2020 Sep 12;25(18):4182. Link. 9. Wang Y, et al. Biological Activities of Fucoidan and the Factors Mediating Its Therapeutic Effects: A Review of Recent Studies. Mar Drugs. 2019:20;17(3):183. Link. 10. Chua EG, et al. Fucoidans Disrupt Adherence of Helicobacter pylori to AGS Cells In Vitro. Evid Based Complement Alternat Med. 2015;2015:120981. Link. 11. Myers SP, et al. A combined Phase I and II open-label study on the immunomodulatory effects of seaweed extract nutrient complex. Biologics. 2011; 5:45-60. Link. 12. Fitton JH, et al. Topical Benefits of Two Fucoidan-Rich Extracts from Marine Macroalga. Cosmetics. 2015; 2:66-81. Link. 13. Jennyfer Flórez-Méndez, Leticia González. Role of the consumption of fucoidans and beta-glucans on human health: An update of the literature. Rev Chil Nutr. 2019;46(6):768-775. Link. 14. Bobiński M, et al. The Effect of Fucoidan, a Potential New, Natural, Anti-Neoplastic Agent on Uterine Sarcomas and Carcinosarcoma Cell Lines: ENITEC Collaborative Study. Arch Immunol Ther Exp. 2019;67(2):125-131. Link. 15. Li Chen LM, et al. Oligo-Fucoidan prevents IL-6 and CCL2 production and cooperates with p53 to suppress ATM signaling and tumor progression. Sci Rep. 2017;7(1):11864. Link. 16. Fitton HJ, et al. Therapies from Fucoidan: New Developments. Mar Drugs. 2019;17(10):571. Link.