Sức Khoẻ Bệnh

CẨM NANG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Ngày đăng:

27/12/2017

Tai biến là một trong TOP 10 bệnh lý nguy hiểm và có khả năng dẫn đến tử vong cao. Khi trong gia đình có người gặp phải bệnh lý này cần chăm sóc bệnh nhân sau khi mắc tai biến tại nhà đúng cách và kịp thời hơn. Cùng Vinamilk tìm hiểu cách chăm sóc và những điều cần lưu ý trong bài viết sau đây nhé!

chăm sóc bệnh nhân sau tai biến tại nhà

Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến tại nhà hiệu quả

1. Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân bị tai biến

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh có những chuyển biến tích cực như: da không viêm loét, hồng hào, duy trì cân nặng lý tưởng, không rụng tóc,…

1.1. Bệnh nhân có thể tự ăn được

Nếu có thể tự ăn uống được sau tai biến mạch máu não, nhu cầu năng lượng của bệnh nhân sẽ thấp hơn bình thường, chỉ cần cung cấp 25 – 30 kcal/ kg cân nặng mỗi ngày.

Đồng thời lượng nước bệnh nhân cần uống là 40ml/kg cân nặng.

Cụ thể, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần đáp ứng đủ những tiêu chí như:

  • Cân đối và đầy đủ các nhóm chất cần thiết như: nhóm đạm; nhóm tinh bột; nhóm chất béo; nhóm vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây.
  • Thức ăn cần được cắt nhỏ, ninh nhừ hay băm nhuyễn phù hợp với khả năng nhai nuốt để người bệnh ăn và hấp thụ dễ dàng hơn. Thức ăn cần chế biến theo khẩu vị để đảm bảo bệnh nhân có thể ăn đủ khẩu phần ăn.
  • Cần quan tâm đến số lượng thực phẩm cần ăn để đảm bảo nạp đủ chất. Khi ăn không đủ, cần tăng thêm số bữa hoặc dùng thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như: sữa, bánh nhiều năng lượng hoặc các thực phẩm khác tùy theo sở thích.
  • Theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn, tránh để sụt cân hoặc tăng cân quá mức.
  • Khẩu phần ăn của bệnh nhân nên được chia làm nhiều bữa nhỏ, khoảng 4 – 6 bữa/ ngày.

chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ

Chia khẩu phần ăn người bệnh thành nhiều bữa nhỏ

1.2. Bệnh nhân không thể tự ăn được

Tai biến có thể làm người bệnh bị liệt cơ hầu họng nên không ăn được, sẽ bị sặc hoặc nôn nếu cố ăn. Vì vậy, để cung cấp đủ dinh dưỡng, bệnh nhân cần được ăn bằng ống thông. Chế biến súp ăn qua sonde đảm bảo độ lỏng, nhưng phải đủ chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, chọn loại sữa giàu dinh dưỡng dùng được qua ống thông sẽ thuận tiện, tiết kiệm thời gian hơn cho người nhà khi chuẩn bị thức ăn. Tuy nhiên, cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng để tránh nhiễm trùng và những biến chứng không mong muốn khác.

sau tai biến bệnh nhân không thể tự ăn

Nhiều bệnh nhân sau tai biến không thể tự ăn

2. Cách chăm sóc người bệnh tai biến tại nhà

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh tai biến. Chế độ dinh dưỡng cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng làm tăng khả năng mắc bệnh tai biến.

Do chế độ ăn hàng ngày có quá nhiều thực phẩm có hàm lượng cao như đường, mỡ, protein, muối,...Ngược lại, nếu người bị tai biến lại không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì bệnh diễn biến phức tạp hơn.

  • Cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho bệnh nhân: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giữ mức 0,8g/kg trọng lượng/ngày.
Tuy nhiên, người bị suy thận cần giảm lượng protein đạt mức 0,4 - 0,6g/kg trọng lượng/ngày.
    • Những thực phẩm giàu protein và ít cholesterol từ thực vật như đậu đỗ, đậu tương,...và protein từ động vật như thịt, cá.
    • Cung cấp đủ chất béo: Người bệnh cần duy trì mức chất béo 25 - 30g/ngày. Nếu cung cấp lượng chất béo vừa đủ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt các nguyên nhân do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
    • Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất từ các thực phẩm như quả chín, rau xanh. Trong sữa chứa hàm lượng kali dồi dào giúp bệnh nhân lợi tiểu, giảm huyết áp. Không chỉ kali mà các vitamin và khoáng chất trong rau quả, trái cây, sữa,... giảm nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim.
    • Trong khẩu phần ăn mỗi ngày cần đáp ứng nhu cầu cải thiện hệ tiêu hóa và tuần hòa. Bệnh nhân bị tai biến nên duy trì mức năng lượng khoảng 30 - 35 kcal/kg trọng lượng/ngày.

    Trong quá trình chăm sóc người bị tai biến tại nhà nên khuyến khích cho ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, ở dạng mềm lỏng,...Điều quan trọng nhất cần lưu ý là không nên cho ăn quá no mà chỉ chia thành nhiều bữa nhỏ 3 - 4 bữa/ngày.

    Đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm lên men hoặc nhiều gia vị. Bệnh nhân bị mắc phải tình trạng tai biến mạch máu não thường không thể bài tiết được muối và nước. Do máu tụ lại ở ở tĩnh mạch gây phù và chức năng thận kém.

    Cung cấp đủ dưỡng chất cho bệnh nhân sau tai biến

    Bệnh nhân sau tai biến cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

    2.2. Chế độ luyện tập cho người mắc bệnh tai biến

    Với trường hợp bị tai biến nặng không thể tự vận động, bạn cần giúp bệnh nhân chuyển tư thế mỗi 3 giờ một lần để giúp bệnh nhân không bị lở loét.

    Khi lật người bệnh nhân, bạn nhớ xoa rượu, cồn hay phấn rôm vào những vị trí bị tì đè như mông hay lưng. Nếu bệnh nhân không phải dùng ống thông, mỗi bữa ăn, bệnh nhân cần được kê gối sau lưng để nửa ngồi, nửa nằm.

    Những bệnh nhân có di chứng liệt nhẹ hơn, cần có kế hoạch tập luyện hằng ngày và duy trì xuyên suốt kể cả khi đã hồi phục. Bạn cần khuyến khích và để người bệnh tự vận động nhiều nhất có thể, chỉ giúp đỡ khi không thể tự làm.

    Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Nếu bệnh nhân có thể đi được, nhớ chuẩn bị thêm gậy hỗ trợ.

    2.3. Chế độ sinh hoạt

    Sau khi mắc bệnh tai biến nên từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn,..Trong quá trình chăm sóc cần kiểm soát chặt chẽ các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường,...để cải thiện bệnh tai biến tốt hơn và tránh tình trạng tái phát.

    Sau khi điều trị bệnh xong cần chú ý đến cường độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi sao cho khoa học và tránh căng thẳng đầu óc. Đồng thời luôn giữ cơ thể được ấm và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

    nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học

    Cần có chế độ sinh hoạt khoa học để tăng cường sức khỏe

    2.4. Chăm sóc vệ sinh

    Việc chăm sóc vệ sinh thân thể bệnh nhân tai biến đặc biệt quan trọng, nếu cơ thể không sạch sẽ tạo nên cảm giác khó chịu:

    • Giữ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh nguy cơ lở loét và nhiễm trùng. Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân nên thực hiện trong phòng kín gió, nhiệt độ ấm và sàn nhà ít trơn.
    • Chỉ nên tắm nước ấm từ 37 - 45 độ C trong thời gian 5 - 7 phút và không nên tắm vào buổi tối.
    • Người thân bệnh nhân tai biến thường xuyên thực hiện xoa bóp để máu được lưu thông tốt hơn.
    • Đối với bệnh nhân đột quỵ rất khó khăn trong việc đại tiện. Chính vì thế cần lựa chọn dùng các loại tã lót 1 lần hoặc bô. Dù sử dụng tã nhưng cần vệ sinh sạch sẽ kịp thời để phòng ngừa viêm nhiễm.

    2.5. Thay đổi giường nằm phù hợp

    Để người bệnh có thể thoải mái hơn trong thời gian dưỡng bệnh nên chọn các loại giường phù hợp. Đệm hơi hoặc đệm nước có thể sử dụng trong trường hợp người bệnh có liệt chi, đệm và giường bằng phẳng có thanh chắn.

    Loại giường này hạn chế té ngã, đầu giường nâng lên được, sử dụng thêm gối để chống đỡ và cố định phần lưng. Để tránh không gian ẩm ướt nên bố trí giường ở nơi thoáng mát, có ánh mặt trời và tránh gió lùa.

    2.6. Tập luyện khi ở viện đúng lịch

    Tùy theo từng mức độ biến chứng tai biến, bệnh nhân nên phối hợp với nhân viên y tế để đề ra kế hoạch tập luyện, vận động mỗi ngày. Tập 2 - 3 lần và luôn duy trì kể cả các di chứng đã được khắc phục. Cố gắng tập luyện theo kế hoạch để tăng tốc độ phục hồi và ngăn chặn nguy cơ mắc lại lần nữa.

    tập luyện ở viện đúng lịch

    Tập luyện đầy đủ theo lịch điều trị của bệnh viện

    3. Người bệnh tai biến cần lưu ý điều gì để phục hồi nhanh hơn?

    Khi người bị tai biến đang trong quá trình điều trị có một số lưu ý để có thể phục hồi nhanh chóng mà người bệnh và gia đình cần quan tâm đó là:

    • Từ bỏ các thói quen xấu như sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, cà phê, hút thuốc, thức khuya, ăn uống không đủ chất,...
    • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều muối, đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn.
    • Xây dựng thực đơn ăn uống mỗi ngày lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.
    • Tuân thủ lịch tập luyện phục hồi đa chức năng gồm vận động, nói chuyện và nhân thức.
    • Kiểm tra sức khỏe toàn diện để phòng tránh và điều trị các bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bệnh tai biến.

    sau tai biến không được hút thuốc lá

    Bệnh nhân sau tai biến tuyệt đối không hút thuốc lá

    Như vậy, Vinamilk đã cung cấp chi tiết các cách chăm sóc người bị tai biến vô cùng hiệu quả. Đôi khi tai biến là một sự cố y tế nhưng lại vô cùng nghiêm trong đến sức khỏe và đòi hỏi sự chăm sóc đúng cách, kịp thời để đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân. Ngoài điều trị tai biến tại bệnh viện thì sau khi về nhà người bệnh còn cần chú ý đến sự phục hồi của bệnh một cách triệt để.


    Câu hỏi thường gặp

    1. Làm thế nào để giúp bệnh nhân tai biến vận động trở lại?

    Người nhà cần giúp bệnh nhân tập luyện nhẹ nhàng. Các bài tập cần tập trung vào các vùng cơ bị yếu hoặc liệt và cần kiên nhẫn và động viên bệnh nhân trong quá trình tập luyện.

    1. Làm thế nào để giúp bệnh nhân tai biến phục hồi ngôn ngữ?

    Người nhà cần kiên nhẫn và động viên bệnh nhân giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia ngôn ngữ trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.