Sức Khoẻ Bệnh

NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Ngày đăng:

27/12/2017

Bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe đặc biệt là biến chứng bàn chân của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ. Do đó phòng ngừa biến chứng bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường là vấn đề quan trọng và thiết yếu cần được quan tâm và tìm hiểu.

Biến chứng gây các dạng tổn thương bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Theo các bác sĩ chuyên khoa có 5 dạng tổn thương bàn chân vô cùng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường như sau:

Biến đổi ngoài da: Khi các dây thần kinh chỉ huy liên quan đến da và các hoạt động tái tạo, làm ẩm da bị tổn thương do tiểu đường khiến cho da ở chân bệnh nhân có hiện tượng khô ráp, nứt nẻ thậm chí là bong tróc.

Chai chân: biến chứng chai chân xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường do áp lực ở gan bàn chân bị tăng lên. Hiện tượng chai chân khá phố biến và thường gặp ở nhiều người bình thường nên các bệnh nhân bệnh tiểu đường thường chủ quan và không quan tâm dẫn tới nhiều hệ quả đáng tiếc. Trường hợp các vết chai chân có điều kiện phát triển to ra, các vết nứt, loét tại các vị trí phải chịu áp lực cao do trọng lực dễ dàng gây ra hiện tượng thiếu máu nuôi, dễ viêm loét, nhiễm trùng, hoạt tử …cho bàn chân của người bệnh.

 width=

Biến dạng bàn chân ở người bị tiểu đường

Biến dạng bàn chân: biến chứng thần kinh bênh tiểu đường khiến cho nhiều bệnh nhân mất cảm giác ở bàn chân (không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, không cân bằng lực tác động một cách sinh lý trực tiếp lên bàn chân...) lâu dần sẽ làm biến đổi các bộ phận cơ, da cùng các khớp bàn chân. Biến chứng tiểu đường này khiến cho bàn chân bệnh nhân bị biến dạng và rất dễ viêm loét cũng như bị tấn công bởi các vi khuẩn từ các vị trí phải chịu áp lực cao.

Loét chân: biến chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường do ba yếu tố qua trọng sau:

  • Giảm – mất cảm giác đến từ biến chứng tổn thương thần kinh, khiến người bệnh khó nhận biết cảm giác đau, nóng – lạnh… làm giảm khả năng tự bảo vệ.
  • Mạch máu vùng xa tim của bệnh nhân Tiểu đường thường dễ bị tình trạng xơ vữa – co mạch làm giảm tưới máu cũng như giảm nhận oxy và dưỡng chất. Điều này làm giảm khả năng miễn dịch cục bộ tại các vùng thiếu máu khi có yếu tố nhiễm trùng. Hơn thế nữa, nếu vùng mô nào bị thiếu máu nuôi kéo dài và nhiều, có thể bị hoại tử. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời biến chứng loét bàn chân dễ dàng xảy ra và lan rộng ra các mô xung quanh và ăn sâu vào vùng gần tim hơn! Nặng hơn có thể phải đoạn chi.
  • Cắt cụt chân: đây là biến chứng tiểu đường nặng nề nhất do các vết loét chân tiểu đường không được điều trị hiệu quả. Khi ổ nhiễm trùng ở bàn chân quá lớn, trong điều kiện thiếu máu và oxy ở các tế bào máu dễ dàng khiến cho bàn chân của người bệnh bị hoại tử, Theo thống kê, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân thì có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp phải cắt cụt chi.

Phòng ngừa biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường vô cùng nguy hiểm và để lại hậu quả nghiêm trọng. Song theo các bác sĩ chuyên khoa thì các biến chứng tiểu đường này để có thể được khắc phục và hạn chế nếu bệnh nhân biết cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

 width=

 width=

Bệnh nhân tiểu đường nên chọn giày dép rộng hơn cỡ bàn chân

Kiểm soát đường huyết và ổn định các bệnh lý đi kèm được cho là phương pháp hữu hiệu nhất để hạn chế biến chứng tiểu đường. Việc kiểm soát cân nặng hợp lý, thay đổi và xây dựng lối sống lành mạnh duy trì và ổn định huyết áp, lipid máu.. sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện sức khỏe và chống đỡ với các biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bệnh nhân cần đặc biệt chăm sóc và kiểm tra bàn chân thường xuyên bằng cách: không đi chân trần trong nhà; hạn chế các hoạt động làm móng chân như cắt khóe, cắt da móng chân hay bôi các dung dịch có cồn lên da chân. Rửa chân thường xuyên bằng nước sạch mỗi ngày bằng nước lạnh và lau khô bằng khăn lông.

Nên đi giày dép vừa hoặc rộng hơn cỡ chân để giúp bàn chân được thoải mái. Không nên đi giày gót nhọn, hay chật tránh tình trạng o ép các ngón chân, bàn chân gây ra trầy xước, phồng chân... dẫn tới biến chứng bàn chân tiểu đường.

Khi phát hiện có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở bàn chân, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp tránh để biến chứng bệnh nặng thêm.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường

Để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, chúng ta cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

Theo đó, cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa quá nhiều chất đạm và protein như: thịt đỏ, da và mỡ động vật… Các thực phẩm chứa chất kích thích như bia rượu, thuốc lá đặc biệt là các sản phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo..

Thay vào đó, chúng ta có thể xây dựng cho bệnh nhân 1 chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh hơn với nhiều chất xơ tiêu hóa và các sản phẩm tách béo, hoặc thay thế đường như: sữa tách béo, đường ăn kiêng, đường dừa…Có thể bổ sung thêm sữa có chỉ số đường huyết thấp, sử dụng đường palatinose không làm tăng nhanh đường huyết và bổ sung các axit béo không no (MUFA, PUFA) hỗ trợ hệ tim mạch.

Những thực phẩm thay thế này vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vận hành khỏe mạnh đồng thời hạn chế và kiểm soát tối ưu bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Với các biện pháp ngăn ngừa biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường cùng với tư vấn chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm thông tin và kiến thức để biết cách chăm sóc cũng như ngăn ngừa biến chứng tiểu đường cho người bệnh.

BS Hồ Thị Nam Huế

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk