Những sai lầm trong điều trị bệnh tiểu đường

Vinamilk

Bí quyết ngăn ngừa

biến chứng & cân bằng

cuộc sống

Người bệnh tiểu đường thường có những sai lầm hay mắc phải trong việc điều trị bệnh, dẫn đến những hậu quả khó lường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc điều trị căn bệnh này.

Những sai lầm trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Bỏ ăn: đây là một trong những sai lầm gây tổn hại nhất đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Nếu bệnh nhân dùng thuốc uống tiểu đường hoặc tiêm insulin, khi bỏ bữa ăn sẽ rất dễ gây ra hạ đường huyết và ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

Không tập thể thao do lo sợ hạ đường huyết: các nhà khoa học cho biết bệnh tiểu đường típ 2 có liên hệ với việc thiếu vận động và ăn qúa nhiều năng lượng. Do đó, việc tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu được tốt hơn. Đặc biệt là thể dục khiến cơ thể dẻo dai và tinh thần sảng khoái, rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn nên chú ý luyện tập nhẹ nhàng các bài tập phù hợp với sức khoẻ và không nên gắng sức. Khi tập thể dục, người bệnh có thể bị hạ đường huyết, do đó phải biết theo dõi, phát hiện biểu hiện của hạ đường để tự xử trí kịp thời.

Tập thể dục thường xuyên, vừa sức rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường

Không chăm sóc kĩ bàn chân: Thông thường những người bệnh tiểu đường thường không quan tâm đến việc chăm sóc bàn chân. Bạn sẽ thường bị các cảm giác như nóng rát bàn chân, tê chân, và cảm giác như bị kiến chích, đây có thể là biểu hiện của biến chứng thần kinh ngoại biên. Khi nhận thấy những vấn đề này xảy ra với mình bạn hãy chú ý cần chăm sóc bàn chân cẩn thận, theo dõi hàng ngày phát hiện tổn thương để kịp thời xử lý tránh để lâu bị nhiễm trùng chân nặng có thể bị đoạn chi.

Không tái khám sức khỏe định kỳ: nếu không kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh tiểu đường có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, não, thần kinh… Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện được sớm các dấu hiệu của biến chứng từ đó có hướng điều trì phù hợp để hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn.

Dinh dưỡng trong các bữa ăn chưa hợp lý: Nhiều người bị bệnh tiểu đường có thói quen giảm bớt lượng cơm hằng ngày vì nghĩ rằng cơm chứa nhiều tinh bột không tốt. Các bác sĩ khuyên rằng bạn cần cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn uống gồm đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh và trái cây. Tuy nhiên cần hỏi bác sĩ ăn lượng tinh bột (cơm, mì, bánh mì,..) vừa đủ cung cấp năng lượng, tránh ăn quá mức gây tăng đường huyết.

Chế độ ăn uống lành mnh và đủ cht dinh dưỡng sẽ hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Khẩu phần ăn chủ yếu của người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều rau xanh, các chất béo tốt như MUFA, PUFA, DHA giúp bảo vệ hệ tim mạch. Đồng thời, người bênh tiểu đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung có chỉ số đường huyết thấp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải.

TS.BS Trần Quang Nam

Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM

Giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt

Vinamilk <br>Sure Diecerna

Vinamilk Sure Diecerna

Nghiên cứu lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia có chỉ số đường huyết thấp GI = 27,6, giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường.

Xem sản phẩm
Vinamilk <br>Sure Diecerna

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
về bệnh tiểu đường

Hãy cùng xem
đâu là những câu hỏi mà bệnh nhân
tiểu đường thường băn khoăn nhất.

Hotline Tổng đài tư vấn

1900 545 425

Khám phá thêm Đặt câu hỏi
Vinamilk

BẠN CẦN HỖ TRỢ?

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng

1900 545 425

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Email

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN