Thông Tin Dinh Dưỡng

4 BÍ QUYẾT ĐẨY LÙI TÁO BÓN HIỆU QUẢ CHO TRẺ

Ngày đăng:

07/12/2020

Táo bón là khi trẻ không đi tiêu thường xuyên hoặc đi tiêu phân cứng, gây khó chịu, đau đớn cho bé.

Táo bón ở trẻ em là một trong những vấn đề phổ biến trong chăm sóc sức khỏe nhi khoa trên toàn thế giới. Hàng năm, tỷ lệ trẻ em mắc táo bón ước tính dao động từ 0,7- 29,6% trên toàn cầu (trung bình 12%).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón thường do khẩu phần ăn uống ít chất lỏng, cơ thể trẻ bị thiếu nước. Trẻ bú sữa mẹ ít bị táo bón so với trẻ không được bú sữa mẹ và trẻ đã bắt đầu ăn dặm. Nếu bé nhà bạn dưới 6 tuần tuổi bị táo bón thì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác, loại bỏ các bệnh tìm ẩn.

Tác hại của táo bón đối với sự phát triển của trẻ

Tình trạng táo bón ở trẻ được xác định khi trẻ ít đi tiêu, phân cứng và khi đi tiêu thường kèm theo các cơn đau bụng, đau rát hậu môn. Dấu hiệu dễ nhất để nhận biết trẻ bị táo bón là phân khô, cứng, vón cục. Những dấu hiệu khác như bé khóc dữ dội khi đi tiêu, xì hơi hoặc phân có mùi hôi, biếng ăn, chướng bụng, đầy hơi. Nếu phân quá cứng có thể làm nứt, rát, chảy máu hậu môn khiến bé đau đớn, khó chịu khi đi tiêu. Đôi khi triệu chứng táo bón còn bao gồm cả hiện tượng phân lỏng nhưng lợn cợn phân cứng, hoặc trẻ có thể bị chuột rút.

Táo bón có thể gây ảnh hưởng tâm lý lẫn thể chất đối với trẻ em và cả tâm lý của bố mẹ. Phân ứ đọng lâu trong đại tràng có thể gây ra tình trạng nhiễm độc mạn tính, viêm ruột, viêm đại tràng… Trẻ bị táo bón thường bị biếng ăn dẫn đến thiếu dinh dưỡng, lâu dần có thể gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu. Thể trạng kém khiến trẻ giảm đề kháng, dễ mắc bệnh. Do đó, mẹ nên thường xuyên theo dõi tình trạng đi tiêu của trẻ để sớm khắc phục chứng táo bón.

Táo bón có thể gây ảnh hưởng tâm lý lẫn thể chất đối với trẻ em và cả tâm lý của bố mẹ.

Mẹ nên làm gì khi trẻ táo bón

Khi trẻ bị táo bón, mẹ đừng vội nóng ruột cho bé uống thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Trước tiên, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân rồi sau đó chọn lựa cách khắc phục táo bón phù hợp với trẻ:

Táo bón do thiếu nước

Đối với bé bú sữa mẹ, trình trạng táo bón xuất hiện có thể do bé không được bú đủ lượng sữa cần thiết, khiến cho cơ thể thiếu nước. Mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, chia làm nhiều cử trong ngày. Nếu bé đang uống sữa công thức, mẹ nên kiểm tra cách pha sữa theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp. Pha sữa không đủ lượng nước yêu cầu có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Khi lấy sữa, mẹ không nên ép quá chặt muỗng sẽ lấy nhiều hơn lượng sữa bột cần thiết, và nhớ gạt phẳng muỗng sữa.

Phần ăn cần bổ sung chất xơ

Đối với các bé đã ăn thực phẩm, mẹ cần chú ý tới thành phần dinh dưỡng. Khẩu phần ăn đầy đủ nhóm chất đạm, đường, béo, chất xơ, vitamin. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý cung cấp chất xơ vào phần ăn của bé để giúp ngăn ngừa, cải thiện tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Chất xơ thường có nhiều trong rau xanh, hoa quả. Để kích thích trẻ ăn rau củ quả, mẹ có thể chế biến, bày biện theo nhiều cách khác nhau để thu hút sự chú ý cũng như kích thích vị giác của trẻ. Những loại rau củ nhuận tràng tốt cho bé như mồng tơi, bông cải xanh, rau ngót, cà-rốt… Tuỳ theo khả năng nhai của trẻ, mẹ có thể cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn rau củ cho bé dễ ăn. Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn trái cây, hoặc uống nước ép hoa quả. Tuy nhiên, việc uống nước ép bỏ bả trái cây không có lợi bằng cho trẻ ăn trái cây nguyên. Trái cây giàu chất xơ tốt cho trẻ như chuối, bơ, đu đủ, các loại trái có múi, quả mọng, nho, thanh long…

Cung cấp lợi khuẩn (Probiotics) cho hệ tiêu hoá

Lợi khuẩn rất có lợi cho hệ tiêu hoá của trẻ, đặc biệt hữu ích khi trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón. Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm triệu chứng ruột kích thích, viêm ruột cho trẻ. Việc sử dụng lợi khuẩn để chữa trị táo bón đã được nghiên cứu sâu rộng và cho kết quả khả quan, đặc biệt đáp ứng tốt đối với trẻ em Châu Á.

Lợi khuẩn, đặc biệt là các chủng được nghiên cứu nhiều nhất như Lactobacillus và Bifidobacteria có thể tạo ra axit béo chuỗi ngắn làm giảm độ pH trong ruột và thúc đẩy nhu động đại tràng, giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Việc chữa táo bón đối với trẻ em nên bổ sung lợi khuẩn bằng thực phẩm. Mẹ chỉ sử dụng men vi sinh tổng hợp cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Sữa mẹ vốn là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa lợi khuẩn thiết yếu. Đối với trẻ thôi bú mẹ, nguồn lợi khuẩn giảm dần, trẻ cần được bổ sung bằng chế độ ăn uống và dùng thêm sữa bột có chứa lợi khuẩn thiết yếu. Thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua hoặc phô mai mềm thích hợp cho trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu prebiotic như rau củ (tỏi, hành tây, atiso), đậu nành, đậu hũ, ngũ cốc… Prebiotics là thức ăn cho các lợi khuẩn, giúp lợi khuẩn phát triển và hoạt động hiệu quả.

Nếu lo ngại việc ăn uống không bổ sung đủ lợi khuẩn, mẹ có thể chọn sữa bột có Probiotics vào phần ăn của bé. Sữa có thành phần probiotics ngăn ngừa táo bón hiệu quả, giúp hệ tiêu hoá của bé khoẻ mạnh. Do đó, trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng đề kháng và phát triển tốt. Sữa bột Optimum Gold được các chuyên gia của Vinamilk nghiên cứu có chứa 18 tỉ lợi khuẩn BB-12 (Bifidobacterium) và LGG (Lactobacillus) giúp đường ruột bé mau trưởng thành và khoẻ mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn táo bón, ngừa tiêu chảy ở trẻ. Nguồn lợi khuẩn đạt tiêu chuẩn quốc tế được nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch.

Bênh cạnh đó, sữa bột Optimum Gold còn chứa HMO (2’-Fucosyllactose) là một loại prebiotic đóng vai trò như thức ăn cho lợi khuẩn sinh trưởng và phát triển trong ruột, giúp bảo vệ hệ vi sinh đường ruột cân bằng. Chức năng của HMO là giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt và từ đó tăng sức đề kháng cho trẻ.

Ngoài sữa bột Optimum Gold, mẹ có thể chọn sữa bột pha sẵn Optimum Gold vừa tiện lợi vừa cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cao cấp cho trẻ.

Sữa bột pha sẵn Optimum Gold vừa tiện lợi vừa cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cao cấp cho trẻ.

Mát-xa, tập thể dục cho trẻ

Mẹ tắm cho trẻ bằng nước ấm có thể giúp trẻ thư giãn các cơ vùng bụng, giảm sự căng cứng. Nhiều trẻ cảm thấy dễ chịu và đi tiêu trong lúc tắm, mẹ hãy chuẩn bị trước cho tình huống này nhé.

Vận động thể dục giúp kích thích ruột của bé. Mẹ có thể tập cho trẻ vận động với bài tập đạp xe. Đối với trẻ sơ sinh chưa tự tập được, mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng di chuyển chân giúp bé giảm tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, mẹ có thể mát-xa bụng để thuyên giảm táo bón cho bé bằng các động tác sau:

  1. Dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng tạo chuyển động tròn trên bụng bé theo chiều kim đồng hồ
  2. Dùng đầu ngón tay mô phỏng động tác đi bộ xung quanh rốn của bé theo chiều kim đồng hồ.
  3. Giữ hai cẳng chân của bé sát nhau từ đầu gối tới bàn chân, nhẹ nhàng đẩy bàn chân bé lên phía bụng, đồng thời dùng mép bàn tay vuốt nhẹ từ lồng ngực qua rốn để giúp phân dễ đi ra ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Suzanne M. Mugie, Marc A. Benninga, Carlo Di Lorenzo. “Epidemiology of constipation in children and adults: a systematic review”. Best Practice & Research Clinical Gastroenterology. Volume 25, Issue 1, February 2011, Pages 3-18.

Huang, Ruixue, and Jianan Hu. “Positive Effect of Probiotics on Constipation in Children: A Systematic Review and Meta-Analysis of Six Randomized Controlled Trials”. Frontiers in cellular and infection microbiology. Vol. 7 153. 28 Apr. 2017.

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies

https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation-infant