Thông Tin Dinh Dưỡng

ẢNH HƯỞNG CỦA NÔN TRỚ THƯỜNG XUYÊN ĐẾN SỨC KHOẺ CỦA BÉ

Ngày đăng:

15/02/2017

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bé nôn trớ thường xuyên, mẹ cần lưu ý và theo dõi kĩ để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Những nguyên nhân dẫn đến nôn trớ mẹ cần biết

Nôn trớ là tình trạng thức ăn từ dạ dày chảy ngược qua thực quản ra ngoài miệng, gồm nôn trớ sinh lý (trào ngược) và nôn trớ bệnh lý.

80% các bé sơ sinh khoẻ mạnh bị nôn trớ trào ngược

80% các bé sơ sinh khoẻ mạnh bị nôn trớ trào ngược

Nôn trớ bệnh lý xuất phát từ sự bất thường của đường ruột như tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị; hoặc từ rất nhiều bệnh lý khác như viêm nhiễm, bệnh chuyển hoá, tác dụng ngoại ý của thuốc đang dùng…

Nôn trớ sinh lý hay còn gọi là trào ngược dạ dày – thực quản rất phổ biến ở các bé dưới 1 tuổi. Khi bị nôn trớ trào ngược, bé không nôn nhiều, nôn ra thức ăn lỏng, không nôn vọt. Có hiện tượng này là do cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín và thể tích dạ dày nhỏ, trong khi thức ăn của bé trong năm đầu đời chủ yếu là chất lỏng, bé lại nằm thường xuyên nên thức ăn dễ bị ứ động trong dạ dày. Mẹ không cần lo nếu bé của mẹ chỉ bị nôn trớ một vài lần, vẫn tăng trưởng tốt và hoàn toàn khoẻ mạnh.

Ngoài ra, nôn trớ cũng có thể đến từ các tác động bên ngoài như mẹ cho bé ăn quá nhiều, bú quá no, ngậm vú giả, pha sữa, bú bình không đúng cách, ăn thức ăn mới lạ… Trường hợp này, mẹ chỉ cần thay đổi cách thức và chế độ ăn cho bé để giảm những cơn nôn trớ ở bé.

Ảnh hưởng của nôn trớ thường xuyên đến sức khoẻ của bé

Mẹ cần hết sức lưu ý vì nếu tình trạng nôn trớ thường xuyên không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, hạn chế hấp thu các chất dinh dưỡng khiến bé suy dinh dưỡng, chậm lớn và còi cọc so với các bạn cùng trang lứa.

Một tác hại nghiêm trọng của nôn trớ liên tục là chứng rối loạn tiêu hoá, gây đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy… sức khoẻ bé suy kiệt vì kém hấp thu và suy dinh dưỡng. Rối loạn tiêu hoá không chỉ tác động đến sức khoẻ mà cả quá trình phát triển trí não của bé do thiếu dưỡng chất quan trọng như DHA, ARA, Lutein, Cholin,… Ngoài ra, gây ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch giảm, cơ thể mất nước, mất chất điện giải do rối loạn tiêu hoá thời gian dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm khác.

Nếu bé thường xuyên nôn trớ, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời

Nếu bé thường xuyên nôn trớ, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời

Nôn trớ liên tục còn khiến bé dạ dày bé tổn thương, dễ gây viêm, thậm chí xuất huyết dạ dày. Các bé thường nôn trớ còn dễ biếng ăn và sợ ăn do cảm giác mệt mỏi, khó chịu mỗi khi nôn trớ xong. Cũng chính vì vậy, bé hay quấy khóc, khó ngủ, khó thở, tím tái… gây phiền toái và tạo căng thẳng áp lực cho cả gia đình.

Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ nhận biết được ảnh hưởng của nôn trớ thường xuyên đến sức khoẻ của bé. Mẹ cần hiểu kể cả khi nôn trớ không nhiều, bé vẫn sẽ mệt sau mỗi lần nôn. Vì vậy, mẹ vẫn nên có biện pháp để hạn chế nôn trớ cho bé như: không nên cho bé bú quá no hay quá lâu bế bé thẳng đứng và vuốt lưng giúp bé ợ hơi sau khi bú,….mẹ nên cho bé dùng sản phẩm dinh dưỡng được làm đặc nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột bắp với tỉ lệ nhỏ hơn 2g/ 100 ml, phù hợp với tiêu chuẩn của Codex. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng này cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng khác để bé phát triển toàn diện như: Hệ chất xơ hòa tan prebiotic GOS: FOS & men vi sinh probiotic Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ; các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não; Nucleotide giúp tăng hệ miễn dịch cho bé.

Chúc bé của mẹ luôn khoẻ.

PGS. TS. BS Nguyễn Anh Tuấn

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCM

Thư ký Chi hội Tiêu hoá, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Việt Nam