Nhật Ký Mẹ Bầu

SỮA BẦU MỞ NẮP ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU? CÁCH BẢO QUẢN SỮA BẦU

Ngày đăng:

12/01/2024

Sữa bầu là nguồn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu còn băn khoăn không biết sữa bầu sau khi mở nắp để được bao lâu và cách bảo quản sữa bầu như thế nào cho đúng cách? Cùng Vinamilk tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Cách bảo quản sữa bầu

Cách bảo quản sữa bầu hiệu quả, đúng cách

1. Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa bầu 

Hiện nay, đa số các loại sữa bầu đều chứa các thành phần dinh dưỡng cơ bản bao gồm magie, canxi, kẽm, sắt, acid folic, omega 3, omega 6, các loại vitamin như vitamin A, B, C, D, K và khoáng chất cần thiết trong giai đoạn thai kỳ. 

Sữa cho bà bầu cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt giai đoạn mang thai, tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Đặc biệt, sữa giúp cải thiện tình trạng thiếu máu nhờ hàm lượng sắt cao có trong sữa. 

Tìm hiểu thêm: Các loại sữa tốt cho bà bầu 3 tháng đầu.

Các loại sữa bầu

Trong sữa bầu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như magie, canxi, vitamin,...

2. Sữa bầu có tác dụng gì?

Sữa bầu bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho mẹ và bé trong giai đoạn mang thai. Dưới đây là 4 tác dụng của sữa bầu:

  • Bổ sung canxi, hỗ trợ quá trình phát triển thai nhi được tốt nhất.
  • Cung cấp cho mẹ bầu những vi chất dễ bị thiếu hụt khi mang thai như sắt, vitamin, acid folic,...
  • Hỗ trợ bổ sung omega 3, omega 6, ARA, DHA,.. bổ trợ cho quá trình hình thành và phát triển não bộ thai nhi. 
  • Bổ sung những loại vitamin và khoáng chất mà trong sữa tươi không đáp ứng đủ như acid amin, vitamin B12.

Tham khảo thêm: Cách chọn sữa bầu và những điều cần lưu ý.

Sữa bầu cung cấp dinh dưỡng cần thiết

Sữa bầu cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mẹ và bé

3. Sữa bầu mở nắp để được bao lâu?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng sữa bầu sau khi mở nắp nên tiêu thụ trong vòng 30 ngày để đảm bảo tốt nhất về chất lượng, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nếu sữa tiếp xúc với không khí trong thời gian dài sẽ xuất hiện ẩm mốc, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi, các mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn bảo quản sữa bầu sau khi mở nắp và giữ nắp đóng kín sau mỗi lần sử dụng.

Sữa bầu sau khi mở nắp

Sữa bầu sau khi mở nắp nên tiêu thụ hết trong vòng 30 ngày

4. Cách bảo quản sữa bầu đã mở nắp 

4.1 Bảo quản sữa nơi khô ráo

Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản sữa là ở nhiệt độ phòng, dưới 25 độ C. Lưu ý nên tránh để sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để đảm bảo giữ được trọn vẹn thành phần dinh dưỡng của sữa. Bên cạnh đó cũng không để sữa ở những nơi có nhiệt độ cao như gần bếp điện, lò vi sóng,...

Sữa bầu của Vinamilk

Bảo quản sữa bầu ở nơi khô ráo, thoáng mát

4.2 Đóng chặt nắp sữa sau mỗi lần sử dụng

Sữa bầu khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài rất dễ bị bụi bẩn, côn trùng xâm nhập gây hại, làm biến đổi chất dinh dưỡng của sữa. Do đó, cách bảo quản sữa bầu là bạn cần đóng chặt nắp hộp sau mỗi lần sử dụng và hạn chế mở nắp hộp nhiều lần nếu không cần thiết.

Đóng chặt nắp sữa bầu sau khi sử dụng

Đóng chặt nắp sữa bầu sau mỗi lần sử dụng

4.3 Không để sữa trong tủ lạnh

Môi trường trong tủ lạnh khá ẩm ướt và có đặc tính hút ẩm, do đó bảo quản sữa trong tủ lạnh trong thời gian dài sẽ khiến sữa bị vón cục, bị mốc. 

Sữa bị vón cục

Không để sữa trong tủ lạnh để tránh bị vón cục, ẩm mốc

4.4 Chia nhỏ lượng sữa nếu mua hộp to

Nếu bạn mua hộp sữa có kích thước lớn, nên chia nhỏ lượng sữa sang hộp khác để sử dụng. Bởi việc mở nắp hộp nhiều lần sẽ khiến sữa hút ẩm từ bên ngoài, đồng thời bụi bẩn, côn trùng xâm nhập làm giảm chất lượng sữa.

Tìm hiểu thêm: Nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Chia lượng sữa vào các hộp nhỏ

Mẹ bầu có thể chia lượng sữa vào các hộp nhỏ nếu mua hộp quá to

5. Cách bảo quản sữa bầu đã pha 

Nếu trong trường hợp sữa bầu đã pha, các mẹ cần bảo quản theo cách sau:

  • Đậy kín nắp bình và bảo quản ở nhiệt độ phòng tối đa 2 giờ. Sau đó để sữa trong ngăn mát của tủ lạnh trong vòng 24 giờ bởi nhiệt độ thấp sẽ khiến làm chậm quá trình phát triển của các lợi khuẩn gây hại. Nếu vượt quá 24 giờ thì mẹ không nên dùng sữa này nữa.
  • Trước khi sử dụng cần làm ấm sữa bằng máy hâm sữa hoặc ngâm bình sữa vào chậu nước nóng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kiểm tra nhiệt độ sau khi hâm nóng để tránh tình trạng sữa chưa đủ ấm hoặc sữa quá nóng. 

Tham khảo thêm: Các loại sữa bầu tốt cho 3 tháng cuối giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Sữa bầu đã pha cần đậy nắp kín

Sữa bầu sau khi pha nên bảo quản ở nhiệt độ phòng tối đa 2 giờ và trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 24 giờ

6. Dấu hiệu cho thấy sữa bầu đã bị hỏng

Sữa bầu thường có hạn sử dụng khá ngắn và dễ bị hư hỏng. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết sữa bầu đã bị hỏng:

  • Sữa đã hết hạn hơn 7 ngày và không được bảo quản ở điều kiện tiêu chuẩn.
  • Sữa có mùi khó chịu hoặc các thành phần trong sữa bị biến chất.
  • Sữa bị vón cục, khi kiểm tra lớp sữa bên trên có tình trạng cặn bám vào thành vỏ hộp.
  • Màu sữa đục hoặc ngả sang vàng khi pha.
  • Đổ sữa ra cốc và cho vào lò vi sóng khoảng 30 - 60 giây, sau đó khuấy sữa, nếu thấy sữa vẫn ở dạng lỏng thì có thể uống được. Ngược lại, nếu sữa bị vón cục thì nên ngừng sử dụng sữa. 
  • Cho 1 thìa baking soda vào một cái đĩa, sau đó cho sữa bầu vào, nếu baking soda sủi bọt thì đó là dấu hiệu sữa bị hỏng. Nếu không có bọt, mẹ vẫn có thể tiếp tục sử dụng sữa. 

Dấu hiệu sữa bầu bị hỏng

Sữa bị ngả vàng, sữa đục khi pha là dấu hiệu của sữa bị hỏng 

Tìm hiểu thêm: Nên uống sữa bầu khi nào?

Bài viết trên đây Vinamilk đã giải đáp cho bạn sữa bầu mở nắp được bao lâu và bật mí cách bảo quản sữa bầu chuẩn nhất. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, sữa bầu là thực phẩm hàng đầu của nhiều mẹ bầu hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách sử dụng, bảo quản sữa bầu đúng cách, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.