Thông Tin Dinh Dưỡng

BÉ ĂN NHIỀU NHƯNG CHẬM TĂNG CÂN - ĐÃ CÓ CHIÊU "XỬ LÝ"

Ngày đăng:

14/05/2017

Nhìn “con người ta” tăng cân đều đều trong khi bé cưng mãi chẳng tăng cân làm mẹ khổ tâm hết sức. Mẹ cứ thắc mắc hoài, rõ ràng bé cưng ăn nhiều lắm nhưng sao số cân vẫn cứ dặm chân tại chỗ? Mẹ yên tâm, bài viết dưới đây của Vinamilk Baby Care không những “bóc trần” điều lạ lùng trên mà còn hướng dẫn mẹ tuyệt chiêu “xử lý” vấn đề đau đầu này nữa đó. Tham khảo ngay mẹ nha.

Vì sao bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân

Dưới đây là một số lý do khiến bé ăn nhiều vẫn không lên cân. Kiểm tra ngay xem bé yêu của mẹ có mắc phải một trong những điểm sau không nha:

  • Bé ăn nhiều nhưng ít chất béo: 1g chất béo có đến 9Kcal nhiều hơn hẳn chất bột đường và chất đạm nên thiếu chất béo có thể là nguyên nhân khiến cân nặng của bé mãi vẫn ì ạch. Lượng chất béo được khuyên dùng cho mỗi bữa ăn chính của bé là 8-10g (tương đương với 2 muỗng canh nhỏ hoặc 3 muỗng cafe cán dài).
  • Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây nên không được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng.
  • Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu: Các bé thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…) sẽ khiến hệ khuẩn có lợi cho cơ thể trong ruột bị tiêu diệt, dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu.
  • Bé ăn nhiều nhưng chơi quá sức: Nếu bé quá hiếu động, lượng thức ăn hàng ngày có thể sẽ không cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể, khiến bé chậm hoặc không tăng cân.
  • Bé bị nhiễm giun, sán: Các ký sinh trùng đường ruột như giun, sán chia bớt lượng thức ăn ăn vào nên khiến bé chậm lớn.

Tuyệt chiêu xử lý của mẹ

Khi bé yêu mãi không lên cân, mẹ nên bắt tay vào việc thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn uống của bé, cụ thể như sau:

  • Nếu bé biếng ăn vì bệnh, mẹ nên cố gắng duy trì các bữa cháo/ cơm cho bé nhưng không ép bé. Nếu bé ăn ít, mẹ có thể bổ sung thêm sữa hoặc những món bé thích ngay sau bữa ăn. Tuyệt đối không nên cho chỉ cho bé uống sữa trong thời gian bé bị ốm mẹ nhen vì sẽ làm bé quen và khi hết bệnh chỉ đòi uống sữa mà không chịu ăn nữa.

Bữa ăn của bé cần có đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản và bổ sung rau xanh, trái cây

Bữa ăn của bé cần có đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản và bổ sung rau xanh, trái cây

  • Cân bằng dinh dưỡng bằng một thực đơn đa dạng:

+ Trong các bữa ăn chính theo gia đình có đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng, nên có thức ăn dành riêng cho bé đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cơ bản.

+ Cho bé ăn từ 3 – 4 bữa phụ, với các thực phẩm như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, các thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cơm, mì, thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu đỗ, sữa, sữa chua, phô mai và các chế phẩm khác

  • Mẹ chỉ nên cho bé ăn vặt ngay sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung, không cho bé ăn giữa hai bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang dạ nha. Khi các bé bị ốm, bé cần nhiều năng lượng hơn lúc bình thường, nên mẹ cần cho bé ăn nhiều bữa, ăn loãng để con dễ hấp thu. Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ nhớ cho bé uống nhiều nước, tránh ăn hoặc uống thức ăn quá lạnh nhé.

Thêm nữa, mẹ đừng quên mẹ còn có được một trợ thủ đắc lực có thể tăng cường khả năng hấp thu cho bé, giúp bé tăng cân nhanh. Đó chính là sữa Dielac Grow Plus với công thức mới: bổ sung chất xơ hòa tan Inulin tăng cường khả năng hấp thu cho bé; bổ sung Kẽm, Selen, A, C, D, E hỗ trợ đề kháng; bổ sung đạm Whey và chất béo MCT giúp bé tăng cân tốt và còn bổ sung DHA, OMEGA 3, OMEGA 6, TAURIN và CHOLIN giúp phát triển não bộ của bé yêu.

Bằng việc xác định được nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân cùng những giải pháp trên, Vinamilk Baby Care tin chắc mẹ đã nắm trong tay kế hoạch giúp bé tăng cân thật hoành tráng và hiệu quả rồi nè. Chúc mẹ thành công và bé yêu sẽ sớm phổng phao, cao lớn, bắt kịp đà tăng trưởng nhé.

BS.Nguyễn Hữu Toản
Giám đốc, Trưởng Trung Tâm Dinh Dưỡng – Phòng Khám Đa Khoa An Khang

Dielac Grow Plus với công thức mới: bổ sung chất xơ hòa tan Inulin tăng cường khả năng hấp thu cho bé