Thông Tin Dinh Dưỡng

BÉ BỊ TÁO BÓN - MẸ PHẢI LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NÀY?

Ngày đăng:

26/10/2017

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Bé được xem là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày khi còn sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần nếu đang bú mẹ và dưới 2 lần một tuần với các bé lớn. Đi ngoài ít nhưng mỗi lần đi ngoài, bé thường có cảm giác đau, rát rất khó chịu. Vậy khi bé bị táo bón phải làm sao? Mời mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ

Một trong những nguyên nhân khiến các bé táo bón chính là tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng… Nếu mắc các bệnh này, bé sẽ bị táo bón rất sớm. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp chỉ chiếm 5% trong số các bé bị táo bón.

Nguyên nhân chính và chủ yếu khiến bé táo bón là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cùng với chế độ ăn uống sai lầm như uống ít nước, ăn quá nhiều đạm nhưng ít chất xơ từ rau xanh hay quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hằng ngày. Ngoài ra, nếu đang bú mẹ thì khi mẹ bị táo bón, bé cũng dễ bị mắc táo bón hơn. Với các bé trên 2 tuổi, nếu bị táo bón có thể là do loại sữa của bé chưa phù hợp.

Một số bé có thói quen “nhịn” khi có cảm giác buồn đi vệ sinh. Việc này rất phổ biến khi sẽ bị xáo trộn trong cuộc sống hoặc thay đổi môi trường sống như: bé đi mẫu giáo, bé ở cùng người giúp việc mới… Chính tâm lý lo lắng, sợ hãi đã làm bé sợ luôn cả việc phải đi vệ sinh. Việc nhịn lâu ngày dẫn đến tính trạng táo bón ở bé.

Ngoài ra, nhiều bé ít được bố mẹ cho vận động hoặc ít thể dục thể thao. Nhiều mẹ lầm tưởng bé sơ sinh thì không cần “tập thể dục” nên việc ăn, nằm chiếm đa phần thời gian của bé. Việc này cũng khiến hệ tiêu hóa của bé bị ì trệ đáng kể đấy mẹ ạ.

Những nguyên nhân khác có thể kể đến là bé bị nứt hậu môn, trĩ, gây co thắt hậu môn…

2. Những sai lầm khi chữa táo bón cho bé

Việc sớm chữa dứt điểm tình trạng táo bón cho bé yêu là việc làm cần thiết và mẹ phải làm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nhiều mẹ vì quá nôn nóng nên dễ mắc phải sai lầm khi chữa táo bón cho con. Một số sai lầm mẹ dễ mắc phải nhất có thể kể đến như:

Sử dụng thuốc xổ tùy tiện

Không thể phủ nhận các loại thuốc bơm có thể giúp bé giải quyết dược tình trạng táo bón dài ngày mà không thể đi ngoài được. Đây vốn là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh và cả những bé từ 1 tuổi trở lên, giúp giảm đáng kể đau đớn và khó chịu cho bé lại tiện lợi nên nhiều mẹ thường lạm dụng quá đà. Sử dụng thuốc dài ngày khiến cơ thể bé bị phụ thuộc vào thuốc, bé mất dần phản xa giãn nở hậu môn khi cơ thể có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn”.

Massage bụng cho bé không đúng cách

Các “các cụ” lẫn các chuyên gia với bằng chứng khoa học hẳn hoi đều khẳng định massage bụng đúng cách có thể giúp bé đi ngoài dễ hơn. Nhưng có nhiều mẹ vì quá sốt ruột nên học cách massage chưa “đến nơi đến chốn”. Việc làm sai thao tác, sai thời gian có thể khiến bé bị lồng ruột, khó chịu, đau bụng và làm tăng tình trạng chướng bụng nữa đấy mẹ ạ.

Cho bé ăn quá nhiều chất xơ so với nhu cầu của cơ thế

Không thể phủ nhận vai trò của chất xơ với hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó không có nghĩa là bé càng ăn nhiều thì càng tiêu hóa tốt đặc biệt là chất xơ tiêu hóa không tan trong nước. Khi khẩu phần ăn của bé không được cân đối giữa tỉ lệ chất xơ so với những nhóm chất khác, bé dễ mắc chứng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm không kém tính trạng táo bón phải không mẹ? Chất xơ được nạp vào cơ thể với một lượng quá nhiều cùng một lúc dễ khiến hệ tiêu hóa phải “bó tay”.

Cho trẻ uống sữa công thức không đúng cách

Mẹ cần nhớ rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển trẻ nhỏ. Trong trường hợp cần tìm hiểu về các loại sữa khác mẹ nên tham khảo bảng thông tin khuyến nghị cuối bài. Có một thực tế phải thừa nhận là sữa bột khó tiêu hơn sữa mẹ. nhất là sẽ gây táo bón nếu mẹ không chọn đúng loại sữa và không pha đúng hàm lượng sữa. Nhiều mẹ vì tâm lý sợ con thiếu chất nên khi pha sữa cố tình pha đặc hơn so với hướng dẫn. Hoặc mẹ chọn cho con loại sữa có hàm lượng đạm cao nhưng khó tiêu. Tất cả những việc này đều có thể làm bé yêu bị táo bón mẹ nhé!

Rửa hậu mộn cho bé bằng xà phòng

Nhiều phụ huynh sạch sẽ thái quá dùng cả xà bông để rửa cho con sau mỗi lần bé đi vệ sinh. Việc này khiến hậu môn dễ bị kích ứng bởi những thành phần chất tẩy rửa trong xà phòng. Vô tình, mẹ đẩy con đến nguy cơ bị nứt hậu môn hay bị trĩ do mất đi chất nhờn tự nhiên vốn có của bộ phận này. Nhiều mẹ cũng lầm tưởng về hiệu quả của cách trị táo bón này vì cho rằng chất bọt nhờn của xà phòng sẽ giúp bé dễ “đi” hơn. Nhưng những chất tạo bọt này chắc chắn không thể thay thế được chất nhờn tự nhiên vốn có của bé.

Táo bón khiến bé cảm thấy khó chịu, đau đớn và quấy khóc

Táo bón khiến bé cảm thấy khó chịu, đau đớn và quấy khóc

3. Chữa táo bón bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cách tốt nhất để phòng và chữa táo bón là mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho bé. Vậy xây dựng chế độ ăn cho bé bị táo bón phải làm sao? Khi bé bị táo bón, việc đầu tiên là mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của bé, cụ thể như sau:

– Cho bé uống nhiều nước: bé dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn khi bị táo bón cần tăng số lần cho bú, mẹ uống thêm nhiều nước và cân chỉnh khẩu phần hơp lý. Bé bắt đầu ăn dặm cần uống 200 – 300ml nước/ ngày, bé sau 1 tuổi cần uống khoảng 40 – 50ml/kg cân nặng/ngày.

– Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Mẹ nên cho bé ăn các loại có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn các loại hoa quả vị chát như ổi, hồng xiêm…Các loại trái cây có tác dụng hỗ trợ bé trong việc chấm dứt tình trạng táo bón mẹ có thể sử dụng như:

+ Trái bưởi: Mẹ dùng bưởi ép nước rồi pha cùng nước lọc cho loãng tùy theo tháng tuổi của bé rồi cho bé uống. Trong bưởi có hàm lượng chất xơ, vitamin C và lycoten dồi dào giúp bé đi ngoài dễ hơn.

+ Trái chuối: Chuối chín có hàm lượng phong phú các chất như vitamin B6, pectin, kali – đều là những chất rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa của bé. Mẹ biết không, trong 1 quả chuối chín chứa tới 3g chất xơ có thể giúp bé cỉa thiện rõ rệt tình trạng táo bón.

+ Trái táo: Một trong số những thành phần quan trọng có thể hỗ trợ tiêu hóa của táo là sorbitol. Chất này chữa táo bón rất hiệu quả. Nếu dùng táo như một “bài thuốc” từ thiên nhiên, mẹ hãy cho bé uống nước ép táo để cung cấp 1gr sorbitol mỗi ngày để chữa táo bón.

+ Trái lê: Trong một trái lê có chứa lượng sorbitol gấp 8 lần táo. Chất này có tác dụng làm tăng nhu động ruột giúp bé nhuận tràng, giảm táo bón đáng kể. Mẹ có thể dùng lê đã xay nhuyễn, bỏ bã rồi dùng nước ép cho bé uống hàng ngày.

+ Trái bơ: Quả bơ ngoài việc được đánh giá là một “siêu” thực phẩm với giá trị dinh dưỡng cao còn được coi là một “bài thuốc” trị táo bón hiệu nghiệm. Mẹ có thể làm sinh tố bơ (không đường, không sữa là tốt nhất) cho bé ăn hàng ngày mẹ nhé!

+ Trái xoài: Mẹ biết không, trong xoài chín đã chứa nhiều chất xơ tiêu hóa, vitamin E, vitamin A, vitamin C. Những chất này có tác dụng giúp bé nhuận tràng, chống táo bón.

– Chọn loại sữa không gây táo bón: Với các bé trên 2 tuổi bị táo bón, loại sữa của bé cần bổ sung thêm chất xơ và hệ men vi sinh để tiêu hóa và hấp thu tốt.

Uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón cho bé

Uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón cho bé

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, bé bị táo bón phải làm sao? Mẹ cần khuyến khích bé vận động như chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao để tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ vòng hậu môn. Bên cạnh đó, mẹ cần xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào giữa 2 bữa ăn. Đồng thời, mẹ cần tập cho bé đại tiện đúng giờ quy định.

Trường hợp đã làm mọi cách mà bé vẫn không đi được, mẹ mới thực hiện thụt tháo cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, mẹ cần cho bé đến khám tại bệnh viện ngay nếu tình trạng của bé có những chuyển biến như:

  • Kéo dài trên một tuần dù đã thay đổi chế độ ăn và dùng biện pháp hỗ trợ.
  • Táo bón sau khi bé mới sinh, chướng bụng.
  • Táo bón khiến bé kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

Hy vọng với những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh kể trên, mẹ đã có thể giải quyết được vấn đề bé bị táo bón phải làm sao. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dù bé có bị táo bón hay chưa, mẹ nên chú ý cho bé ăn uống bổ sung nhiều chất xơ, đủ nước và nhất là cho bé dùng loại sữa tốt cho tiêu hóa.

Mẹ có thể cho bé dùng sữa Optimum Gold với loại đạm whey giàu alpha- lactabulmin dễ tiêu hóa hấp thu, cung cấp lượng axit amin thiết yếu cao, cân đối cùng tỉ lệ đạm whey casein phù hợp hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ. Chất xơ tiêu hóa hòa tan FOS và hệ men vi sinh trong Optimum Gold giúp bé nhuận tràng và khắc phục táo bón hiệu quả. Với Optimum Gold, mẹ không cần lo bé bị táo bón phải làm sao nữa nhé!

Chúc bé của mẹ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!

Trường hợp mẹ bị ít sữa, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp cải thiện nguồn sữa cho bé:

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sữa, kém sữa, mất sữa ở bà mẹ sau sinh và cho con bú, một trong các nguyên nhân chính là do các chứng bệnh trầm cảm, tim mạch, thiếu máu… làm cơ thể suy yếu, không đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra sữa, hoặc nếu có thì sữa cũng không đạt chất lượng. Hoặc cũng có thể bạn ít sữa là do suy sụp tinh thần, ăn uống không đủ, không thường xuyên cho con bú…

Biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng ít sữa cho bé bú:

  • Bạn cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và lao động hợp lý, giữa tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm làm ảnh hưởng đến chất và lượng sữa. Bên cạnh đó, bạn nên ăn bổ sung chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng để có nhiều sữa sau sinh.
  • Để có lượng sữa dồi dào cho bé yêu, bạn nên chú ý uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hãy massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả.

Nếu đã thực hiện những điều trên mà sữa vẫn không đủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng sữa bột thích hợp.