Thông Tin Dinh Dưỡng

BÉ BỊ TÁO BÓN PHẢI LÀM SAO ĐỂ NHANH HẾT?

Ngày đăng:

23/11/2017

Táo bón là khi bé đại tiện dưới 2 lần/ ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/ tuần với bé bú mẹ, dưới 2 lần/ tuần với các bé lớn. Đồng thời, bé đi ngoài phải rặn và phân rắn, có khi thành viên như phân dê. Bị táo bón gây nhiều khó khăn, khổ sở khi bé đi vệ sinh, thậm chí bé táo bón nặng còn đi ra máu khiến mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ.

Vậy bé bị táo bón phải làm sao? Đầu tiên, mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân từ đó có phương pháp trị dứt điểm cho bé. Cùng tham khảo mẹ nhé!

1. 4 Nguyên nhân chính khiến bé bị táo bón

Nguyên nhân thứ nhất: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme).

Nguyên nhân thứ hai: Sai lầm trong chế độ ăn uống như uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, uống sữa không phù hợp… Mẹ biết không, việc bé uống không đủ lượng nước hàng ngày làm giảm tỷ lệ nước – một thành phần chiếm khoảng 75 – 78% trong tổng thành phần của phân. Vì thế bé gặp tình trạng táo bón ngay khi tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% trở xuống.

Ăn nhiều hoa quả cũng cần đúng cách. Đa phần các loại trái cây đều hỗ trợ điều trị táo bón vì giúp bé nhuận tràng hơn. Nhưng cũng có những loại trở thành nguyên nhân gây táo bón nếu các mẹ cho bé ăn quá nhiều như táo, chuối.

Trong chế độ ăn của các bé có quá nhiều ngũ cốc cũng gây ra táo bón. Nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn của bé, như chuyển sang giai đoạn ăn dặm, chuyển sang giai đoạn ăn thô…Dạ dày của bé vốn chỉ quen với việc tiêu hóa sữa hoặc thức ăn mịn trong những tháng đầu đời. Khi chưa thích nghi ngay được với những loại thức ăn mới và thức ăn có độ thô, mịn khác nhau, hệ tiêu hóa của bé sẽ gặp chút “trục trặc” và cần thêm thời gian để làm quen.

Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến không kém những nguyên nhân trên khiến bé yêu của mẹ bị táo bón là do trong chế độ ăn của bé thiếu chất xơ tiêu hóa …Đối với những bé sơ sinh chỉ tiêu thụ duy nhất một loại thức ăn là sữa, táo bón có thể gây ra do sữa công thức mẹ chọn không phù hợp.

Nguyên nhân thứ ba: Một số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein. Khi bé bị bệnh, sức khỏe của bé suy giảm, vì thế các hệ có quan nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng cũng gặp vấn đề. Táo bón là một trong số những vấn đề về tiêu hóa khá phổ biển. Nhất là với những bé phải điều trị bệnh bằng các loại thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, tình trạng táo bón lại càng khó tránh khỏi. Thuốc kháng sinh có tác dụng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng đồng thời cũng “giết nhầm” hê vi sinh có lợi trong đường ruột. Sức khỏe hệ tiêu hóa cũng vì thế mà bị suy giảm, và bé dễ bị tiêu hóa hơn những trẻ khỏe mạnh bình thường. Trước khi có câu trả lời cho câu hỏi bé bị táo bón phải làm sao, mẹ cần chữa khỏi bệnh cho bé trước tiên.

Nguyên nhân thứ tư: Một số trường hợp bé bị táo bón do tâm lý. Việc này xảy ra nhiều với những bé mới đến trường. Do còn khá lạ lẫm và sợ hãi trước môi trường mới nên các bé thường cố “nhịn”. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bị táo bón đấy mẹ ạ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý một vài nguyên nhân khác gây táo bón cho bé yêu như: bé ít vận động hoặc lười thể dục, bé gặp phải một số tổn thương như gãy xương, tổn thương đại tràng, tổn thương ống hậu môn…

Táo bón kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, phát triển kém

Táo bón kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, phát triển kém

2. Biểu hiện bé bị táo bón

Dưới đây là những biểu hiện khi bé bị táo bón mà mẹ không bao giờ nên bỏ qua:

Số lần đi ngoài của bé ít hơn bình thường

Các bé sơ sinh thường đi ngoài khoảng 4 lần/ngày. Khi các bé càng lớn, số lần này càng giảm. Những bé được bú mẹ hoàn toàn sẽ đi ngoài nhiều hơn các bé bú sữa công thức vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn. Các bé lớn hơn thì số lần đi ngoài trong ngày sẽ giảm dần theo tháng tuổi. Thậm chí từ 6 tháng đến 1 tuổi có những bé đã rất “lành dạ” và chỉ đi ngoài 1 -2 lần/ ngày. Nếu nhiều ngày bé không đi ngoài và mẹ nhận thấy bé có biểu hiện khó chịu, bứt rứt chân tay hay quấy khóc thì nguy cơ cao là bé yêu của mẹ đã bị táo bón rồi đấy. Vậy bé bị táo bón phải làm sao?

Phân của bé cứng thậm chí vón cục

Việc theo dõi tình trạng phân cũng giúp mẹ phát hiện bé có bị táo bón hay không. Bé bị táo bón phân thường cứng, vón thành từng cục, màu sẫm và nặng mùi. Khi dấu hiệu này xuất hiện cũng dấu hiệu vài ngày bé mới chịu đi ngoài thì mẹ mới phải lo lắng mẹ nhé!

Bé thấy khó khăn và đau khi đi ngoài

Khi táo bón, việc đi ngoài sẽ giống như một “cực hình” với bé vậy. Bé sẽ cảm thấy đau, phải gồng mình, gắng sức mới có thể đẩy được phân ra ngoài. Việc này đôi khi khiến bé bị chảy máu, căng thẳng, sợ hãi và quấy khóc. Nếu tình trạng này kéo dài có thể biến thể thành bệnh trĩ. Khi đó, sự khó chịu và đau đớn của bé sẽ tăng lên nhiều lần.

Bé bị chướng bụng, khó tiêu

Khi táo bón, phân không đẩy được ra ngoài nên bụng của bé sẽ bị chướng do khí và thức ăn không tiêu hóa hết tích trữ trong bụng. Bé càng lâu đi ngoài, tình trạng chướng bụng càng tăng thêm. Bé bị chướng bụng, khó tiêu có bụng căng cứng, gây khó chịu và làm bé xì hơi liên tục và rất nặng mùi.

3. Vậy bé bị táo bón phải làm sao?

Khi bé bị táo bón, mẹ đừng quá lo lắng mà nên thực hiện ngay những biện pháp sau để khắc phục vấn đề này:

  • Cho bé uống nhiều nước: bé dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn khi bị táo bón cần uống 100 – 200ml nước/ ngày, bé bắt đầu ăn dặm cần uống 200 – 300ml nước/ ngày, bé 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ ngày, bé 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ ngày.
  • Nếu bé đã ăn dặm, mẹ cần cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín, nhất là các loại có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Đồng thời, mẹ không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…
  • Với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với bé lớn, mẹ nên khuyến khích cho bé vận động, chạy nhảy, tập thể dục thường xuyên để tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn.
  • Khi mẹ đã điều chỉnh bằng chế độ ăn mà bé vẫn không hết táo bón, mẹ có thể cho bé dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài những biện pháp trên, mẹ cần lưu ý đưa bé tới bệnh viện khám ngay nếu bé có những dấu hiệu như:

  • Bé đau bụng dữ dội.
  • Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau 24 giờ so với bình thường
  • Bé nhỏ hơn 4 tháng tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt.
  • Bé đi tiêu phân có máu.
  • Bé đau khi đi tiêu.
  • Bé bị táo bón thường xuyên và cứ tái đi tái lại.

Giúp mẹ phòng tránh táo bón cho bé

Cho bé uống nhiều vitamin C để giúp bé giảm táo bón

Cho bé uống nhiều vitamin C để giúp bé giảm táo bón

4. Giúp mẹ phòng tránh táo bón cho bé

Khi bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn của bé mẹ cần lưu ý bổ sung thêm nhiều chất xơ. Khi bé đã cai sữa mẹ, nếu muốn con được chăm sóc tốt nhất bằng các loại sữa công thức, mẹ cần chọn bé loại sữa có chứa chất xơ và hệ men vi sinh để giúp bé tiêu hóa tốt. Mẹ có thể áp dụng công thức để tính lượng chất xơ cần thiết giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động “suông sẻ” như sau: Lượng chất xơ (g) = Số tuổi + 5. Đồng thời, mẹ cũng nên lưu ý, tỉ lệ chất xơ hòa tan nên là 75% và chất xơ không hòa tan là 25%. Mỗi loại chất xơ sẽ có một vai trò nhất định với hệ tiêu hóa. Cụ thể là chất xơ hòa tan làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột. Chất xơ không hòa tan giúp kích thích nhu động ruột, làm phân mềm nên bé dễ đi tiêu.

Đồng thời, mẹ cần tập cho bé phản xạ có điều kiện để hình thành thói quen đi ngoài đúng vào 1 giờ cố định. Mẹ có thể bôi Vaseline bôi vào vùng hậu môn khi trẻ có biểu hiện khó đi cầu hoặc phân cứng.

Hy vọng những cách trị táo bón trên đây sẽ giúp mẹ không còn băn khoăn bé bị táo bón phải làm sao.

Lưu ý thêm với mẹ rằng với các bé trên 2 tuổi, việc chọn đúng sữa cũng rất quan trọng để phòng ngừa táo bón cho bé, mẹ nhé. Chúc bé của mẹ luôn tiêu hóa tốt, hấp thu khỏe để phát triển toàn diện.

Để giúp bé tiêu hóa hóa tốt, mẹ có thể cho bé dùng Optimum Gold 4, có bổ sung đạm whey giàu Alpha-lactalbumin hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của bé. Đồng thời tỉ lệ đạm whey: casein trong sữa Optimum Gold gần giống với sữa mẹ (step 1, 2), cùng chất xơ hòa tan FOS và hệ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM giúp tăng thành phần lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột của bé. Từ đó hỗ trợ cho chức năng bảo vệ của hàng rào niêm mạc ruột và thúc đẩy khả năng hấp thu các dưỡng chất thiết yếu và bảo vệ hệ miễn dịch của bé.

Đặc biệt hơn hết, sữa Optimum Gold mới, bổ sung dưỡng chất vàng HMO (Human milk oligosaccharide) từ sữa mẹ. HMO có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời và hạn chế ốm vặt.

Optimum Gold bổ sung thêm 20% DHA từ tảo tinh khiết, đảm bảo đủ hàm lượng theo khuyến nghị của FAO/WHO giúp bé phát triển não bộ, thông minh hơn

Optimum Gold bổ sung thêm 20% DHA từ tảo tinh khiết, đảm bảo đủ hàm lượng theo khuyến nghị của FAO/WHO giúp bé phát triển não bộ, thông minh hơn

Trường hợp mẹ bị ít sữa, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp cải thiện nguồn sữa cho bé:

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sữa, kém sữa, mất sữa ở bà mẹ sau sinh và cho con bú, một trong các nguyên nhân chính là do các chứng bệnh trầm cảm, tim mạch, thiếu máu… làm cơ thể suy yếu, không đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra sữa, hoặc nếu có thì sữa cũng không đạt chất lượng. Hoặc cũng có thể bạn ít sữa là do suy sụp tinh thần, ăn uống không đủ, không thường xuyên cho con bú…

Biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng ít sữa cho bé bú:

  • Bạn cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và lao động hợp lý, giữa tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm làm ảnh hưởng đến chất và lượng sữa. Bên cạnh đó, bạn nên ăn bổ sung chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng để có nhiều sữa sau sinh.
  • Để có lượng sữa dồi dào cho bé yêu, bạn nên chú ý uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hãy massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả.

Nếu đã thực hiện những điều trên mà sữa vẫn không đủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng sữa bột thích hợp.

Chúc bé của mẹ luôn tiêu hóa tốt, hấp thu khỏe để phát triển toàn diện!

(*) so sánh với sản phẩm Dielac Alpha Gold IQ step 4