Thông Tin Dinh Dưỡng

BÍ QUYẾT CHỌN SỮA CHO BÉ BỊ NÔN TRỚ

Ngày đăng:

15/02/2017

Bé nhà tôi vẫn bị nôn trớ nhiều lần trong ngày kể cả khi tôi đã làm đủ mọi cách như bế bé 10 phút sau khi bú, vuốt lưng… Xin hỏi bác sĩ vì sao bé bị nôn trớ? Bé bị nôn trớ nhiều như thế có sao không? Liệu có loại sữa chống nôn trớ nào tốt cho bé hay không?

Chào Mẹ,

Bé yêu vẫn bị nôn trớ nhiều lần trong ngày kể cả khi mẹ đã làm đủ mọi cách như bế bé 10 phút sau khi bú, vuốt lưng… Bài viết này của bác sĩ trung tâm dưỡng Vinamilk sẽ giúp mẹ hiểu nguyên nhân bé thường nôn trớ sau khi bú và các biện pháp phòng tránh, xử lý khi bé bị nôn trớ:

Tác hại của nôn trớ

Dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng và thường tự động “biến mất” khi bé được 12 tháng tuổi, nôn trớ vẫn có những tác hại cho sức khỏe của bé như sau:

  • Nôn trớ khiến bé quấy khóc

Khi bị nôn trớ hay ọc sữa, dạ dày của bé đã phải tăng co thắt để đẩy thức ăn ra ngoài. Điều này khiến bé vô cùng mệt mỏi nên khó chịu, quấy khóc. Đó là chưa kể, dạ dày buộc phải hoạt động quá tải kéo theo hệ tiêu hóa của bé cũng dễ bị tổn thương.

Nôn trớ thường khiến bé mệt mỏi, quấy khóc

Nôn trớ thường khiến bé mệt mỏi, quấy khóc

  • Thường xuyên nôn trớ trong thời gian dài khiến bé biếng ăn hơn

Sau mỗi lần ọc sữa, các cơ dạ dày hoạt động cường độ mạnh khiến bé thường bị mệt mỏi, kiệt sức, từ đó dẫn đến cảm giác sợ ăn, biếng ăn. Mặt khác, thành phần nôn ra có pH axit thấp, làm nóng rát và kích ứng vùng hầu, mũi họng rất khó chịu. Ngoài ra, không ít mẹ vì lo sợ con thiếu hụt chất dinh dưỡng nên ép bé ăn nhiều hơn sau mỗi lần nôn trớ. Tác hại là điều này không chỉ không bổ sung dinh dưỡng cho bé mà còn là gánh nặng tâm lý trẻ, khiến dạ dày của bé bị quá tải, vô tình khiến bé dễ bị nôn trớ hơn và mất sức nhiều hơn.

  • Nôn trớ kéo dài khiến bé dễ mắc phải các bệnh về tiêu hóa, suy dinh dưỡng, từ đó chậm phát triển thể chất.

Vì sao nói nôn trớ không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của bé? Nguyên nhân là do cơ thể bé không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng do nôn trớ. Thời gian dài không đủ chất làm sức đề kháng của bé bị suy yếu, từ đó dễ mắc các bệnh ốm vặt, suy dinh dưỡng. Chưa kể, nôn trớ quá nhiều còn khiến dạ dày non nớt của bé bị tổn thương, có khả năng gây nên tình trạng xuất huyết dạ dày hoặc các vấn đề khác ở hệ tiêu hoá. Ngoài ra, dịch nôn trớ có thể trào ngược vào đường hô hấp, gây ra các bệnh lý về hô hấp và tai mũi họng và ít nhiều ảnh hưởng đến dinh dưỡng.

Nguyên nhân bé nôn trớ sau khi bú

Nếu bé không có sốt, bỏ bú hay những bất thường về đường ruột – hô hấp, mẹ không cần quá lo lắng khi bé nôn trớ vì đây là hiện tượng sinh lý thường thấy ở 60% các bé khoẻ mạnh.

Bình thường, sữa hay thức ăn sẽ đi qua miệng, xuống thực quản, qua tâm vị rồi vào dạ dày. Cần biết rằng để ngăn dòng trào ngược từ dạ dày trở ngược lại vào thực quản, cơ vòng dưới thực quản (tâm vị) sẽ siết lại để ngăn cách hai cơ quan này. Tuy nhiên, vì cơ vòng tâm vị của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển, còn thường xuyên đóng mở chưa được sinh lý, nên bé dễ nôn trớ.

Thêm vào đó, dạ dày bé còn nằm ngang, góc giữa thực quản và dạ dày là góc tù nên khó ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Mặt khác, môn vị – van giữa dạ dày và ruột lại rất phát triển. Môn vị, ở dưới đóng quá chặt, trong khi tâm vị, ở trên lại lỏng lẻo khiến thức ăn dễ bị ứ đọng, tạo áp lực dương trong dạ dày. Điều này góp phần tăng khả năng trào ngược thức ăn ra thực quản. Ngoài ra, thức ăn chủ yếu của bé thường là chất lỏng và bé hay nằm nhiều. Tất cả những điều này khiến bé thường xuyên bị nôn trớ trào ngược.

Một số biện pháp xử lý và phòng chống nôn trớ cho bé

Lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất là khi bé xảy ra tình trạng nôn trớ, mẹ không nên lập tức bế bé lên mà hãy để bé nằm nghiêng hoặc từ từ đỡ bé dậy để tránh chất nôn tràn vào khí quản gây sặc. Đã có trường hợp bé bị nôn trớ khi nằm ngừa nên bị khó thở dẫn đến tím cả người, nguy hiểm hơn là ngừng thở.

Sau khi bé bị nôn trớ, mẹ không nên cho bé bú lại vì điều này sẽ khiến dạ dày của bé hoạt động quá tải cùng với tâm lý sợ ăn uống. Tuy nhiên, bé sau khi bị nôn trớ sẽ bị mất nước. Mẹ hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch oresol để bù nước. Nếu bé tiếp tục trớ, mẹ cần cho bé uống 50ml nước oresol/ 50 ml nước đường luân phiên sau mỗi 30 phút.

Nếu bé chịu uống loại nước này và không nôn trớ nữa, mẹ có thể cho bé bú và tăng số lượng dần dần từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Trường hợp bé đã ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, nên chọn các loại thực phẩm bình thường bé thích ăn và dễ tiêu hóa với bé.

Mẹ nên chú ý không để bé ăn hay bú quá no

Mẹ nên chú ý không để bé ăn hay bú quá no

Trong trường hợp mẹ có nhu cầu tìm hiểu về các loại sữa có khả năng chống nôn trớ cho bé, trước tiên, mẹ cần biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển trẻ nhỏ. Vậy nên tốt nhất chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục duy trì đến khi 24 tháng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng và trẻ em.

Trong trường hợp cần tìm hiểu về các loại sữa khác, mẹ nên tham khảo bảng thông tin khuyến nghị cuối bài. Nếu được bác sĩ chỉ định cần thiết sử dụng sữa công thức, các thông tin sau đây sẽ giúp ích cho mẹ khi cần lựa chọn sữa chống nôn trớ cho bé:

Để bé không còn mệt mỏi quấy khóc sau mỗi lần nôn trớ, mẹ có thể cân nhắc chuyển sang loại sữa phù hợp hơn cho bé

Để bé không còn mệt mỏi quấy khóc sau mỗi lần nôn trớ, mẹ có thể cân nhắc chuyển sang loại sữa phù hợp hơn cho bé

Những nguyên tắc mẹ cần ghi nhớ khi chọn sữa chống nôn trớ nào tốt cho bé

  • Khi chọn sữa cho bé bị nôn trớ, trước tiên mẹ cần đảm bảo sản phẩm đủ nhu cầu dinh dưỡng và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đáp ứng tiêu chuẩn Codex Stan 72-1981.
  • Mẹ nên chọn sữa theo cơ chế làm đặc, trong đó sữa được làm đặc hơn nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột bắp với tỉ lệ nhỏ hơn 2g/ 100 ml, phù hợp với tiêu chuẩn của Codex. khi uống sữa vào dạ dày sẽ nhanh chóng sệt lại, giúp bé giảm nôn trớ do trào ngược gây ra.
  • Mẹ cần lưu ý sữa cho bé nên bổ sung chất xơ tiêu hóa (prebiotic) GOS, FOS và men vi sinh (probiotic) Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ;
  • Sữa cung cấp đầy đủ và đúng theo hàm lượng khuyến nghị của Tổ chức Y Tế/Lương Nông Thế Giới FAO/WHO các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não. Nucleotide giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Tin rằng với câu trả lời trên, mẹ đã có cách chọn đúng sữa chống nôn trớ nào tốt cho bé, giúp bé bổ sung đủ chất dinh dưỡng, không còn mệt mỏi hay quấy khóc. Chúc bé của mẹ luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh – Trưởng ban trung tâm dinh dưỡng Vinamilk:

Trường hợp mẹ bị ít sữa, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp cải thiện nguồn sữa cho bé:

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sữa, kém sữa, mất sữa ở bà mẹ sau sinh và cho con bú, một trong các nguyên nhân chính là do các chứng bệnh trầm cảm, tim mạch, thiếu máu… làm cơ thể suy yếu, không đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra sữa, hoặc nếu có thì sữa cũng không đạt chất lượng. Hoặc cũng có thể bạn ít sữa là do suy sụp tinh thần, ăn uống không đủ, không thường xuyên cho con bú…

Biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng ít sữa cho bé bú:

  • Bạn cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và lao động hợp lý, giữa tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm làm ảnh hưởng đến chất và lượng sữa. Bên cạnh đó, bạn nên ăn bổ sung chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng để có nhiều sữa sau sinh.
  • Để có lượng sữa dồi dào cho bé yêu, bạn nên chú ý uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hãy massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả.

Nếu đã thực hiện những điều trên mà sữa vẫn không đủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ sử dụng sữa bột khi được chỉ định.