Thông Tin Dinh Dưỡng

BÍ QUYẾT DINH DƯỠNG GIÚP BÉ YÊU PHÁT TRIỂN TỐI ĐA TIỀM NĂNG TRÍ TUỆ

Ngày đăng:

28/12/2016

Trong quá trình phát triển não bộ của bé, thực phẩm bổ dưỡng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, mẹ cần chú ý để bổ sung các loại thực phẩm tốt cho trí não vào khẩu phần ăn của bé. Tham khảo bài viết dưới đây để xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp bé yêu phát triển trí não một cách tối ưu mẹ nhé!

Não là bộ phận đầu tiên trong cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thực phẩm nên mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé phát triển tối đa tiềm năng trí tuệ.

Những chất dinh dưỡng mà não cần để hoạt động một cách tối ưu nhất

Trong giai đoạn quan trọng từ 1 đến 2 tuổi, khi bắt đầu ăn dặm, bé cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sau đây để trí não được kích thích và phát triển:

+ ARA (axit arachidonic) – một axit béo không bão hòa đa, đồng thời là axit béo Omega-6 chủ chốt của não.

  • Hỗ trợ truyền tải nhanh chóng các tín hiệu thần kinh giữa các tế bào của não, giúp bé tiến bộ cả về nhận thức và vận động, từ việc học ngôn ngữ đến việc hiểu các khái niệm trừu tượng, tới khả năng phối hợp các cử động phức tạp.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa dành cho bé mới biết đi, các loại đậu, hạt, dầu hướng dương, ngô.

+ Carbohydrates (mainly lactose)

  • Đường glucose từ carbohydrate là nguồn năng lượng chính của não và nếu được bổ sung đầy đủ sẽ giúp điều hòa năng lượng, cảm xúc và khả năng tập trung – tất cả đều cần thiết để trẻ học hỏi, khám phá thế giới xung quanh.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa dành cho bé mới biết đi, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, ngô, đậu leo.

+ DHA (acid docosahexaenoic) – một acid béo Omega-3 chuỗi dài, là chất béo cấu trúc chính của mô não

  • DHA chiếm đến 20% trọng lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông minh và tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh có độ nhạy, giúp truyền tin nhanh và chính xác hơn.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa bột, các loại thực phẩm như cá hồi, các loại rau lá xanh, quả óc chó, các loại quả hạch và trứng.

+ Iodine (I-ốt)

  • Giúp điều tiết sự tăng trưởng của tế bào và sự tổng hợp các hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến não, cũng như cơ bắp, tim, thận và tuyến yên. Thiếu i-ốt có thể gây ra các vấn đề về phát triển thần kinh và là nguyên nhân hàng đầu của chứng chậm phát triển trí não trên toàn cầu.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa bột, cá nước mặn và các hải sản khác, bao gồm tảo và rong biển, muối I-ốt và một lượng nhỏ trong sữa, thực phẩm từ ngũ cốc, trứng.

+ Iron (Sắt)

  • Khoáng chất thiết yếu cho sự hình thành và hoạt động của các tế bào hồng cầu, vốn có nhiệm vụ mang oxy lên não và giúp não tăng trưởng. Thiếu sắt trong giai đoạn đầu đời có thể gây thiểu năng, chậm vận động và bất thường về mặt hành vi.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa dành cho bé mới biết đi, thịt, gan, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh đậm.

+ Protein

  • Tạo thành, duy trì và phục hồi các mô, sản sinh các hormone, enzyme và kháng thể, giúp điều tiết quá trình phát triển và cung cấp năng lượng cho bé. Thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng sự phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa dành cho bé mới biết đi, thịt, cá, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, phô mai, sữa chua và đậu.

+ Thiamin (Vitamin B1)

  • Cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ carbohydrate. Chất này cũng đóng vai trò trung tâm đối với sự phát triển não bộ và sự trao đổi chất. Thiếu thiamin ở trẻ sơ sinh có thể gây rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa dành cho bé mới biết đi, thịt lợn nạc, mầm lúa mì, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và khoai tây.

+ Vitamin B6 giúp cơ thể tạo các mô và chuyển hóa chất béo, rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Loại vitamin B này cũng hỗ trợ sự tổng hợp các dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh cảm xúc và các khía cạnh khác của hoạt động não.

  • Nhu cầu khuyến nghị 0,5mg/ngày.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa dành cho bé mới biết đi, gan, thịt, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và khoai tây.

+ Vitamin B12 tăng chức năng của hệ thần kinh và sự hình thành thành phần di truyền trong các tế bào máu.

  • Nhu cầu khuyến nghị: 0,9mcg/ngày.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa dành cho bé mới biết đi, thịt, cá, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, phô mai, và gan.

+ Zinc (Kẽm)

  • Làm tăng hệ miễn dịch, giúp lành vết thương và điều hòa sự hình thành máu, xương, mô. Sau chất sắt, kẽm là kim loại dồi dào nhất trong não bộ và rất cần thiết đối với sự phát triển cũng như hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
  • Nguồn bổ sung: Sữa mẹ, sữa dành cho bé mới biết đi, thịt, gan, lòng đỏ trứng, hàu và hải sản khác, sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.

 

Những thực phẩm “vàng” cho sự phát triển trí não của bé

+ Cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá bơn

Những loại cá này dồi dào axit béo omega-3 có chứa DHA và EPA – hai thành phần quan trọng cho sự tăng trưởng và hoạt động của não, đồng thời là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin D giúp bảo vệ não hiệu quả. Thường xuyên cho bé ăn các loại cá này sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết để hình thành và duy trì các nơ ron mới, rất quan trọng trong việc giảm viêm não, từ đó cải thiện hoạt động của các tế bào não, tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi của bé.

 

+ Quả óc chó

Quả óc chó là một nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não, và hỗ trợ chức năng nhận thức. Trong khoảng 28g quả óc chó có chứa tới 2542 mg axit béo omega 3, giúp hệ thống thần kinh hoạt động hiệu quả, giúp tăng khả năng nhận thức và học hỏi.

+ Rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau lá xanh như rau bina, rau cải xoăn, bông cải xanh có chứa vitamin K, có tác dụng làm chậm sự suy giảm nhận thức. Ngoài ra, rau bina, bông cải xanh… còn là nguồn cung cấp vitamin E và folate cho cơ thể. Bên cạnh đó, bông cải xanh, súp lơ, cải Bruxen và cải bắp rất giàu hợp chất lưu huỳnh, có thể hỗ trợ bảo vệ não khỏi những căng thẳng oxy hóa hàng ngày. Đặc biệt, bông cải xanh là nguồn chủ yếu chứa chất chống oxy hóa vitamin C thiết yếu cho não và beta-carotene đóng vai trò quan trọng trong chức năng não.

+ Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, lúa mạch có hàm lượng folate cao cùng nhiều vitamin B6, thiamine giúp tăng lưu lượng máu đến não, cải thiện trí nhớ. Hai loại ngũ cốc nguyên hạt tốt nhất mà mẹ cần bổ sung cho bé là gạo lứt và yến mạch.

  • Gạo lứt là một sự kết hợp hoàn hảo của các tác nhân giải độc và tác nhân phù trợ não như Coq10, Acid alpha lipoic, các vitamin nhóm B, Kali và Phosphatidylserine. Gạo lứt có tác dụng làm giảm chứng đau nửa đầu, giảm sự mệt mỏi về tinh thần, làm dịu hệ thống thần kinh, tăng cường trí nhớ, phòng chống quá trình lão hóa của bộ não.
  • Yến mạch giàu chất xơ, vitamin E, vitamin nhóm B, kẽm có thể phòng ngừa chứng táo bón hay béo phì, đồng thời là nguồn cung cấp năng lượng và nhiên liệu, giúp não bộ hoạt động tốt nhất.

+ Các loại quả mọng

Các loại trái cây như quả việt quất và dâu tây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm sự lão hóa và tăng khả năng truyền tín hiệu trong não.

+ Socola đen

Socola đen giúp bé tăng cường lưu lượng máu lên não cũng như với tim, nhờ đó tăng cường chức năng nhận thức. Socola đen còn giúp giảm rủi ro đột quỵ. Flavanol trong thành phần cacao rất tốt để cải thiện và tăng cường khả năng thị giác cũng như não bộ. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn loại có chứa ít nhất 70% cacao.

+ Các thực phẩm họ đậu

Các loại đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu hạt… tốt cho tim mạch và rất tốt cho bộ não của bé với hàm lượng đạm cao và carbohydrates phức tạp, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Một số loại đậu còn chứa axit béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển của não và chức năng của não bộ.

+ Quả bơ

 

Trái bơ cải thiện lưu lượng máu và giữ cho não khỏe mạnh nhờ chứa chất béo chưa no lành mạnh, giúp giữ màng tế bào não của bé linh hoạt hơn. Trái bơ chứa lượng hàm lượng cao các axit béo không bão hòa đơn, giúp bảo vệ tế bào thần kinh trong não được gọi là tế bào hình sao, trong đó cung cấp hỗ trợ cho các dây thần kinh mang thông tin.

+ Trứng

Không chỉ là một trong những thực phẩm cung cấp protein tự nhiên tốt nhất, trứng còn chứa choline giúp cải thiện trí nhớ. Ăn trứng nhiều sẽ làm giúp bé thông minh hơn nhưng chỉ nên ăn 3 – 4 quả/ tuần mẹ nhé.

+ Bơ lạc

Bơ lạc có chứa hàm lượng phong phú vitamin A, vitamin E, axit folic, canxi, magiê, kẽm, sắt, chất xơ và protein… giúp phát triển não bộ và sức khỏe thể chất cho bé. Mẹ nên kết hợp cho bé ăn bơ lạc với thực phẩm ít năng lượng hơn như rau và trái cây.

+ Thịt bò nạc

Thịt bò nạc rất giàu chất sắt – khoáng chất cần thiết giúp duy trì sức sống, cải thiện bộ nhớ và khả năng tập trung cho bé.

+ Sữa và sữa chua

Đây là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Mẹ nên cho bé uống sữa mỗi ngày, đặc biệt là các loại sữa được bổ sung DHA, ARA, Lutein, Taurine như Optimum Gold, DA Gold, Dielac Alpha giúp bé phát triển trí não nhé.

 

Hy vọng với bài viết trên đây, mẹ có thể tự tin hơn trong việc xây dựng khẩu phần ăn hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện trí não cuả bé. Bên cạnh chế độ ăn, mẹ cần đảm bảo bé có giấc ngủ đủ và sâu mỗi ngày cũng như khuyến khích bé tăng cường các hoạt động phát triển thể chất. Chúc bé yêu của mẹ luôn vui khỏe và phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn tinh thần nhé!