Bí quyết giúp bé 1 – 2 tuổi tự lập

Khi bé 1 – 2 tuổi, bắt đầu đòi tự mình xúc cơm, tự mình mặc quần áo hoặc tự đi nhà vệ sinh… cũng chính là lúc bé có nhu cầu tự lập, muốn tự mình làm mọi thứ. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang đòi hỏi để được tự lập, từ những việc nhỏ. Nếu bố mẹ bỏ qua những dấu hiệu này sẽ khiến bé đánh mất thói quen tự lập về sau.

Vì sao phải để cho bé tự lập từ nhỏ?

  • Đòi hỏi để được tự làm những việc nhỏ là những bước cơ bản đầu tiên mà một con người tự lập cho cuộc sống của mình. Nếu chẳng may bỏ qua giai đoạn tiền đề này, về sau, việc tập luyện tính tự lập cho bé sẽ trở nên khó khăn hơn.
  • Ý thức muốn tự mình làm mọi thứ cũng khẳng định cái tôi và ý chí của bản thân bé. Nếu được chấp nhận và tôn trọng, ý chí này sẽ càng được phát triển hơn về sau.
  • Từng việc nhỏ trong quá trình tự lập của bé bây giờ cũng như là bé đang tích lũy những kinh nghiệm cho mình về sau. Từ đó, nền tảng kiến thức của bé càng vững chải hơn.

Giai đoạn 1 – 2 tuổi, bé cần tự lập những kỹ năng gì?

  • Bé biết tự chăm sóc bản thân: Bé có thể tự cởi và mặc quần áo, tự rửa mặt, rửa tay, đánh răng, tự đi dép, chuẩn bị áo khoác, mũ, khẩu trang khi đi ra ngoài, bé cũng có thể tự nhặt đồ chơi, tự ăn hoặc đi lên đi xuống cầu thang.
  • Bé biết giữ gìn vệ sinh: Bé biết đi vệ sinh đúng nơi đúng chỗ, rửa tay và dội nước sau khi đi vệ sinh, biết bỏ rác đúng nơi mẹ quy định, cho quần áo bẩn vào máy giặt, lúc bé làm đổ nước xuống sàn hoặc làm bẩn sàn bé cũng sẽ biết lau sạch như lời mẹ hướng dẫn.
  • Bé biết giúp bố mẹ những việc đơn giản: bé biết bật quạt, bật tivi, lấy những món đồ nhỏ phụ bố mẹ hoặc lấy ly nước mời bố mẹ…

Hãy dạy bé tự lập bằng cách tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay

Hãy dạy bé tự lập bằng cách tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay

Những nguyên tắc cơ bản giúp bé tự lập:

  • Tập cho bé tư duy tự lập: 1 – 2 tuổi là thời điểm mà bé bắt chước và học theo rất nhanh. Mẹ nên vừa hướng dẫn vừa giải thích cho bé thực hiện từng bước để bé nhanh tiếp thu và thao tác thành thục.
  • Bố mẹ hãy chịu khó quan sát bé, xem bé gặp khó khăn chỗ nào, chỗ nào loay hoay mãi vẫn chưa biết cách thực hiện, để hướng dẫn cho bé khi cần thiết.
  • Khi muốn dạy bé làm gì, chỉ dạy một việc thôi, dạy nhiều việc một lúc sẽ khiến bé rối và không nhớ được gì cả.
  • Với những thao tác khó, bố mẹ nên thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần để bé quan sát và tập luyện thành thục.
  • Bố mẹ nên cùng thực hiện để tạo động lực và niềm vui cho bé. Tuy hơi mất thời gian nhưng sẽ rất hiệu quả với các bé.
  • Ngay cả khi kết quả công việc của bé không thực sự xuất sắc, mẹ vẫn nên mỉm cười và tỏ ra hài lòng với nỗ lực của bé. Giai đoạn chập chững là thời kỳ quan trọng và cốt lõi nhất để dần hình thành và phát triển nhân cách ở các bé. Vì thế, dù làm việc nhỏ nhất bạn cũng nên thưởng cho bé bằng những lời khen thiện chí, giúp bé có thêm động lực.
  • Tuy nhiên cũng sẽ có lúc bé làm sai. Những lúc đó mẹ nên kiên quyết với hành động sai trái của bé và yêu cầu bé làm lại cho đúng. Sau khi bé đã làm đúng ý rồi, mẹ hãy nhẹ nhàng nói cho bé biết vì sao như vậy và dành lời khen khi bé đã làm đúng.

Tùy theo tính cách của mỗi bé mà ý chí tự lập cũng khác nhau. Mẹ hãy chịu khó quan sát và thấu hiểu tâm lý của mình để có phương pháp dạy bé cho phù hợp để phát triển tính tự lập ở bé.

PGS TS BSCC. Trần Đình Toán

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk

Mẹ cần hỗ trợ?

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng Vinamilk

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng

1900545425
Email Vinamilk

Viết cho chúng tôi

Email

GỬI CÂU HỎI CHO CHÚNG TÔI

* Dưới 200 ký tự