Thông Tin Dinh Dưỡng

CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG PHẢN XẠ CHO BÉ 7 – 12 THÁNG TUỔI

Ngày đăng:

07/07/2016

Ở 7 tháng tuổi, bố mẹ luôn là trung tâm thế giới của bé và là sự thích thú khi bé được ở cạnh bố mẹ. Nhưng đồng thời, bé đã bắt đầu biết khám phá thế giới riêng khi có thể nhận thức được những người quen hay những vật xung quanh. Với những trò chơi và các bài luyện tập dưới đây, mẹ sẽ giúp bé khám phá và phát triển trí tuệ lẫn thể chất một cách an toàn nhưng đầy thích thú:

  1. Luyện tập cách ngã

Bé mới biết ngồi chưa thể giữ vững được tư thế và lấy được thăng bằng nên chưa thể ngổi yên được, vì thế mẹ nên tập cho bé hoạt động phòng vệ để tránh nguy hiểm khi bị ngã. Hãy luyện tập cho bé cách nằm ngang ra khi mỏi. Đây là hoạt động giúp bé phản xạ chống tay phía bị nghiêng ra để đỡ lấy cơ thể khi đẩu bị nghiêng sang một bên. Khi bé đã có thể ngồi vững là lúc bé bước sang một giai đoạn trải nghiệm mới.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, do các cơ giúp bé ngồi vững chưa phát triển, khi ngồi bé dễ bị ngã sang ngang, ngửa ra sau, nghiêng về phía trước do chân chuyển động. Vì thế, mẹ nên lót sẵn gối để phòng bé bị dập đầu xuống sàn.

  1. Luyện tập phản xạ nhanh

Để khi bé ngã sẽ không bị thương, mẹ cần tập cho bé những bài tập phát triển phản xạ. Có nhiều bài tập đơn giản, thích hợp với bé mà không tốn quá nhiều sức lực.

  • Trò chơi vận động:Trước tiên, mẹ hãy để gọn đồ trong phòng và để bé ở một vị trí mà mẹ cho rằng an toàn để giúp 2 mẹ con chơi thoải mái. Sau đó, mẹ có thể tạo ra tiếng động (vỗ tay, bật nhạc, lắc xúc xắc) ở xa vị trí của bé một chút để khuyến khích bé bò về phía trước. Hoặc mẹ có thể đưa đồ chơi lên cao và lúc lắc để bé có nâng tay lên và với lấy đồ chơi (mẹ nên ngồi cạnh bé để khi bé với lấy đồ chơi, có vấn đề gì mẹ có thể đỡ được bé).

Ngồi và bò là cột mốc mà bé phát triển trong tháng này. Vì vậy, trò chơi di chuyển hoặc tìm kiếm sẽ giúp chân tay của bé phát triển cứng cáp hơn.

Những trò chơi di chuyển sẽ giúp luyện tập khả năng

Những trò chơi di chuyển sẽ giúp luyện tập khả năng

  • Trò chơi ghi nhớ:Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé đã bắt đầu nhận ra những người thân yêu như mẹ và sẽ nhanh chóng tìm kiếm khi không thấy mẹ đâu. Hãy tạo sự thích thú cho bé bằng trò chơi ‘ú òa’ khi mẹ có thể nấp đằng sau cánh cửa, tường… và rồi đột ngột xuất hiện với tiếng ‘òa’. Hay mẹ có thể để một đồ chơi nào đó dưới gối, quyển sách… và khuyến khích bé đi tìm. Những trò chơi này sẽ giúp bé phát triển nhận thức và trí nhớ và đem lại sự thích chú cho bé.
  • Trò chơi ngón tay: Ở mỗi đầu ngón tay, mẹ hãy vẽ hình khuôn mặt dễ thương. Bắt đầu nắm chặt ngón tay để bé không nhìn thấy khuôn mặt bên trong, khép tay lại và giơ về trước mắt bé. Lần lượt làm như vậy với các ngón còn lại. Cuối cùng để cả 5 ngón tay cùng vẫy chào bé và khuyến khích bé vẫy lại. Do ngón tay rất hấp dẫn với bé, vì thế trò chơi với các ngón tay sẽ dễ dàng đem lại sự hứng thú cho bé, giúp bé hiểu thêm về bàn tay, tên gọi của từng ngón tay và số lượng ngón tay.
  • Trò chơi tập nói: Để giúp bé phát triển ngôn ngữ trong những tháng tiếp theo, mẹ nên chủ động trò chuyện với bé bằng những câu hỏi, và sau mỗi câu hỏi, mẹ hãy dừng lại một chút để bé có phản ứng trước câu hỏi. Tuy có thể chưa trả lời rành rọt, bé sẽ dần dần hình thành phản xạ trả lời khi có câu hỏi, từ đó giúp bé học nói nhanh hơn.

Mẹ nên chọn những bài tập phù hợp với bé để bé phát triển tự nhiên

Trên đây là những bài tập phát triển kỹ năng phản xạ cho trẻ 7-12 tháng tuổi. Điều quan trọng nhất là mẹ nên chọn những bài tập phù hợp với bé, không nên gò ép bé làm theo ý mình vì sẽ làm bé không thể phát triển tự nhiên. Hãy luôn hòa hợp và lắng nghe những biểu hiện từ bé, giữ bé an toàn và khỏe mạnh.

PGS. Nguyễn Anh Tuấn

Bộ môn Nhi – Bệnh viện Nhi đồng 1