Thông Tin Dinh Dưỡng

CÁC CÁCH RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ CHO BÉ THEO TỪNG ĐỘ TUỔI

Ngày đăng:

27/10/2016

Hầu hết các bà mẹ đều cho rằng trí thông mình, trí nhớ phụ thuộc chính vào di truyền. Tuy nhiên, trí nhớ sẽ phát triển hơn, nhanh và linh hoạt hơn nếu được rèn luyện đúng cách và thường xuyên. Tùy từng độ tuổi mà có những bí quyết riêng cho để kích thích trí nhớ bé phát triển nhanh mỗi ngày. Mẹ hay cũng tìm hiểu nhé

Đặt tên cho các “bạn” đồ chơi là một bài tập rèn trí nhớ hiệu quả lắm đấy mẹ ơi!

Đặt tên cho các “bạn” đồ chơi là một bài tập rèn trí nhớ hiệu quả lắm đấy mẹ ơi!

Bé từ 0 đến 1 tuổi
  • Thường xuyên nói chuyện với bé: Giai đoạn này, dù chỉ đang từ từ làm quen với thế giới xung quanh, bé đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ. Thường xuyên trò chuyện với bé là cách giúp trí não bé bắt đầu tập nhận biết và phân biệt âm thanh. Ngày qua ngày, những giọng nói quen thuộc còn giúp bé dần ghi nhớ, phân biệt được người quen và người lạ.
  • Bố mẹ nên thường xuyên hát ru, đồng thời cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi sẽ có tác dụng kích thích hoạt động ghi nhớ của trẻ. Cho trẻ những món đồ chơi phát ra âm thanh có hình dạng màu sắc khác nhau cũng có thể giúp trẻ phân biệt được hình dạng và màu sắc.
  • Đưa bé ra ngoài nhiều hơn: Chính những kinh nghiệm nhận thức, đặc biệt là những trải nghiệm đầu đời sẽ bồi dưỡng trí nhớ của bé. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên dẫn bé ra ngoài dạo chơi nhé. Những ấn tượng buổi dạo phố chính là những “tư liệu” để bé ghi nhớ và dần hình thành các cảm nhận thế giới xung quanh.
Bé từ 1 đến 3 tuổi

Não của con người có khả năng giữ lại các liên kết thần kinh nếu được sử dụng thường xuyên, những liên kết không sử dụng sẽ tự động mất đi. Ở các bé 2 – 3 tuổi, liên kết này càng nhạy hơn nữa. Vì vậy, bố mẹ nên rèn luyện trí thông minh cho bé càng sớm càng tốt bằng những vần thơ, câu chuyện, trò chơi hay đơn giản là giao tiếp với con hàng ngày. Việc này giúp kích thích các giác quan phát triển, khơi gợi tiềm năng của bé.

Càng lớn, bé càng ghi nhớ được nhiều và hoàn tiện hơn. Vì vậy, mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé theo các cách sau:

  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm gương mặt: Ngoài tranh ảnh hay đồ chơi, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm gương mặt là những “công cụ” luôn có sẵn mà lại hết sức giá trị để dạy và chơi bé. Ví dụ, khi muốn tập bé nhận biết con thỏ, mẹ có thể đưa hai tay lên đầu mô phỏng tai thỏ, để bé nhớ động tác này nhắc đến ‘con thỏ’. Lặp lại nhiều lần như vậy, dần dần bé sẽ có ấn tượng, tạo được mối liên kết về “tai thỏ” và “con thỏ”. Khi bé tạo được nhiều mối liên hệ càng nhanh và linh hoạt, cũng là lúc trí nhớ bé đang phát triển rồi đấy.
  • Chơi nhạc : Các nhà nghiên cứu ở Đại học Toronto cho biết những bài học nhạc có sự sắp xếp dường như có lợi cho chỉ số IQ của trẻ và những thành tích học tập. Trẻ học nhạc càng lâu thì hiệu quả tăng trí thông minh càng cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với âm nhạc từ thời thơ ấu đã là một kim chỉ nam cho kết quả tốt hơn ở bậc trung học và chỉ số thông minh cao hơn khi trưởng thành. Bố mẹ nên tập cho bé thói quen nghe nhạc. m nhạc sẽ kích thích não bộ phát triển, bé học được cách suy luận và thực hiện những động tác khéo léo hơn.
  • Luyện trí nhớ bằng các trò chơi: Mỗi lúc chơi đùa cùng bé là một cơ hội để dạy bé thêm nhiều điều hay. Hãy cùng bé đặt tên cho những món đồ chơi bé yêu thích để bé hình thành nên ký ức về những cái tên đó. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng khi những người bạn đồ chơi thân thiết trở nên sống động và thân thương hơn với tên gọi riêng. Các tên càng ngộ nghĩnh, bé sẽ càng ấn tượng và nhớ lâu hơn.
  • Để bé khám phá thế giới: Ngoài ra, khi bé cứng cáp hơn, khoảng từ 1 tuổi-1 tuổi rưỡi trở lên, mẹ hãy để bé ra ngoài chơi thường xuyên hơn nhé. Mẹ lưu ý để bé chủ động khám phá khi chơi ở bãi cát, khi dạo công viên, vườn hoa, để bé nhặt đá sỏi, xếp gỗ để trẻ tiếp xúc với những môi trường có thể phát huy khả năng sáng tạo. Khi trải nghiệm của bé giàu và phong phú hơn, bé không chỉ chủ động ghi nhớ mà còn liên hệ với các trải nghiệm khác, đây còn là nền tảng cho sự sáng tạo, thông minh sau này. Cho bé tập làm tất cả những việc phù hợp với thể lực: cài cúc áo, buộc dây giày, bưng bê đồ của bé…

Cho bé tập làm tất cả những việc phù hợp với thể lực

  • Dạy bé càng nhiều càng tốt những danh từ chỉ các bộ phận trên cơ thể, lặp đi lặp lại. Như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, ngực… càng tỉ mỉ càng tốt, rèn luyện trí nhớ từ những kiến thức của cuộc sống, như tập trẻ nói: Tên công ty bố mẹ, địa chỉ nhà, tên của những người thân trong gia đình, tên bạn, những món đã từng ăn, tên những loài động vật gần gũi, đồng thời mô phỏng hình dáng của mấy loài động vật đó… Để trẻ tiếp xúc, sờ vào các vật thể và động vật khác nhau giúp chúng dễ dàng ghi nhớ được hình dạng.
  • Khi thay quần áo, hãy dạy con tên các loại quần áo. Ví dụ như: cái váy xanh, cái quần vàng, cái áo len đỏ… Rồi cả những danh từ chỉ các bộ phận của quần áo ví dụ như: ống tay, ống quần, cổ áo…
  • Dạy cho bé từ về màu sắc, hình dáng, to nhỏ…
  • Khi con 2-3 tuổi, cố gắng mua nhiều sách cho con. Không chỉ cho con xem tranh, mà mẹ đọc cho con nghe.
  • Giai đoạn này để cho trẻ làm quen với mặt chữ, gọi là thời kì khơi dậy sự quan tâm đến chữ nghĩa của trẻ. Nhớ được chữ, thể hiện sự thay đổi lớn ở đại não, các bậc cha mẹ phải nên biết trước điều này.
  • Phát triển trí nhớ của trẻ còn được thể hiện qua lượng từ vựng không ngừng tăng lên. Tới 18 tháng, những đứa trẻ thông thường có thể nhớ được 50 từ, hiểu được hơn 200 từ. Khi 2 tuổi, chúng có thể nói được hơn 200 từ, hiểu được hơn 1000 từ.

Trên đây là các cách giúp mẹ rèn luyện trí nhớ cho bé, chúc bé của mẹ phát triển toàn diện với trí nhớ thật tốt.

Bổ sung Dielac Alpha Gold giúp bé thông minh hơn

TS.BS Nguyễn Hữu Toản