Thông Tin Dinh Dưỡng

CẢI THIỆN DINH DƯỠNG CHO BÉ BỊ NÔN TRỚ

Ngày đăng:

15/02/2017

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn từ dạ dày chảy ngược qua thực quản ra ngoài miệng, thường thấy ở các bé dưới một tuổi. Ngoại trừ trường hợp nôn trớ do bệnh lý cần sự khám và chỉ định của bác sỹ, đối với nôn trớ trào ngược hay nôn trớ do nguyên nhân sinh lý, mẹ có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Để biết cần cải thiện như thế nào, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

80% các bé sơ sinh nôn trớ từ đó mệt mỏi, quấy khóc khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

80% các bé sơ sinh nôn trớ từ đó mệt mỏi, quấy khóc khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

Mối liên quan giữa dinh dưỡng và tình trạng nôn trớ ở bé

Cho bé bú không đúng cách như cho bé bú quá nhiều, quá lâu, cho bé bú bên phải rồi mới đến bên trái hay mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, hoặc chế độ ăn không phù hợp đều là những nguyên nhân khiến bé yêu bị nôn trớ. Khẩu phần ăn của bé cần được thay đổi đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung hoa quả và rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cho bé, đặc biệt là kẽm vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân nôn trớ và biếng ăn của bé.

Bên cạnh đó, sữa không phù hợp cũng có thể khiến bé nôn trớ vì nhiều bé dị ứng với protein của sữa động vật hay không dung nạp đường lactose nên dễ bị nôn trớ vì khó tiêu.

Vậy chế độ ăn uống như thế nào sẽ giúp bé giảm nôn trớ?

Nếu bé đã ăn dặm, khẩu phần ăn của bé cần được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Mẹ cần lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, ít chất xơ như lòng đỏ trứng gà, rau mùng tơi, giá đỗ, rau chân vịt… và tập cho bé ăn hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho bé. Ngoài ra, mẹ nên chế biến thức ăn đặc hơn và cho bé ăn bằng thìa.

Quan trọng không kém, mẹ cần chọn đúng sản phẩm dinh dưỡng để chống nôn trớ và giúp bé phát triển toàn diện. Như vậy, mẹ cần đảm bảo sản phẩm đủ nhu cầu dinh dưỡng, đáp ứng tiêu chuẩn Codex Stan 72-1981 (Tiêu chuẩn thức ăn theo công thức cho trẻ), trong đó sản phẩm được làm đặc hơn nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột bắp với tỉ lệ nhỏ hơn 2g/ 100 ml, phù hợp với tiêu chuẩn của Codex. Ngoài ra, sản phẩm dinh dưỡng cho bé cũng cần cung cấp các dưỡng chất quan trọng khác như: Hệ chất xơ prebiotic GOS: FOS & men vi sinh probiotic Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ; các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não; Nucleotide giúp tăng hệ miễn dịch cho bé. Mong rằng với những cách cải thiện dinh dưỡng trên sẽ giúp bé giảm nôn trớ hiệu quả. Chúc bé của mẹ luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt.

PGS. TS. BS Nguyễn Anh Tuấn

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCM

Thư ký Chi hội Tiêu hoá, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Việt Nam