Thông Tin Dinh Dưỡng

GIÚP MẸ PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG RỐI LOẠN ĂN UỐNG CHO BÉ

Ngày đăng:

07/11/2016

Rối loạn ăn uống là một nhóm các vấn đề nghiêm trọng, tập trung vào thực phẩm và cân nặng. Các loại chính của rối loạn ăn uống là chán ăn và ăn vô độ. Các chứng rối loạn ăn uống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, mẹ cần trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị các chứng rối loạn ăn uống cho bé.

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống ở bé

Chán ăn là một biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống ở béChán ăn là một biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống ở bé

  • Tâm lý trầm cảm, căng thẳng dẫn đến không muốn ăn
  • Bị áp lực về cân nặng từ bạn bè hoặc những bàn tán từ mọi người xung quanh.
  • bắt chước từ một thành viên nào đó trong gia đình
  • thái độ của bố mẹ cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng rối loạn ăn uống cho bé. Nếu bố mẹ hay phàn nàn về cân nặng của chính mình hoặc thường xuyên đề cập đến hình thức của bé có thể sẽ khiến bé bị rối loạn ăn uống.

Dấu hiệu rối loạn ăn uống ở các bé

  • Bé thường xuyên ăn thật nhiều một lúc, nhịn ăn hay thử làm nôn ra.
  • Ngưng lên cân thời gian dài
  • Không muốn ăn cơm chung với gia đình.
  • Thường hay đi vào nhà tắm trong khi hoặc ngay sau khi ăn và ở trong đó lâu. Các em có thể mở nước để che tiếng nôn oẹ.
  • Vận động quá mức hay lúc nào cũng thắc mắc về chuyện cân nặng.
  • Chỉ muốn ở một mình. Không muốn gặp những người trong gia đình.

Những nguy hại do rối loạn ăn uống gây ra

+ Chứng biếng ăn có thể:

  • Gây hại cho tim, gan và thận, làm suy giảm khả năng hô hấp, huyết áp và nhịp tim.
  • Khiến cơ thể thường bị lạnh vì cơ thể không đủ lượng chất béo cần thiết để giữ ấm cơ thể.
  • Đau đầu, chóng mặt hoặc khó tập trung trong mọi chuyện, có thể gây chứng trầm cảm và ũ rũ.

+ Chứng háu ăn gây ra:

  • Tình trạng thiếu kali vì nôn mửa quá nhiều, dẫn đến các vấn đề nguy hiểm liên quan đến tim mạch.
  • Các vấn đề về răng như sâu răng do các axit hình thành khi nôn mửa.
  • Gây sưng gò má bởi các tuyến bên trong gò má đã bị giãn rộng ra so với bình thường do nôn mửa quá nhiều.
  • Các vấn đề về dạy dày và thận
  • Tâm lý không được vui vẻ như những bạn bình thường khác, tự xa lánh mọi người xung quanh và chui vào “vỏ ốc” của riêng mình.

Mẹ cần làm gì khi bé rối loạn ăn uống?

  • Cần can thiệp kịp thời ngay khi bé có dấu hiệu về rối loạn ăn uống.
  • Quan tâm và động viên bé nhiều hơn để bé vượt qua các chướng ngại tâm lý.
  • Đừng ép bé ăn hay đòi hỏi trẻ phải tuân theo chế độ dinh dưỡng được định sẵn mà hãy định hướng cho bé có những quan điểm đúng đắn về sức khỏe và vẻ đẹp. Nếu mọi người cùng tán thành cân nặng của bé là hợp lý, là đẹp thì bé cũng sẽ tin vào điều đó và tự tháo gỡ áp lực cho mình.
  • Đưa bé đến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để nhận được lời khuyên hợp lý
  • Chuẩn bị những bữa ăn bổ dưỡng và những giờ ăn thật thoải mái để bé có thể dần dần khắc phục tình trạng của mình.

Phòng chống rối loạn ăn uống

  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bé
  • Tạo môi trường vui chơi vận động thích hợp, tăng cường vận động để bé ăn ngon miệng, rèn luyện thể lực, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.
  • Xây dựng và cũng cố hình ảnh cơ thể khỏe mạnh ở bé, giúp bé hiểu mỗi người có hình dáng cơ thể và chuẩn mực vẻ đẹp khác nhau. Khuyến khích bé và các thành viên trong gia đình kiềm chế không nói đùa về cơ thể, trọng lượng của những người khác.

Hy vọng với những thông tin trên đây mẹ có thể phòng chống và chăm sóc bé bị rối loạn ăn uống một cách tốt nhất. Chúc bé của mẹ ăn mau chóng lớn nhé.

BS Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk