Thông Tin Dinh Dưỡng

GIÚP MẸ PHÂN BIỆT NÔN TRỚ BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG Ở BÉ

Ngày đăng:

15/02/2017

Dù nguyên nhân có thể đến từ bệnh lý hay chỉ là hiện tượng sinh lý do dạ dày chưa phát triển hoàn thiện, các bé bị nôn trớ đều có chung biểu hiện là thức ăn từ dạ dày chảy ngược qua thực quản ra ngoài miệng sau khi bú hoặc ăn. Vậy như thế nào là nôn trớ sinh lý và nôn trớ bất thường? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ phân biệt rõ hơn các tình trạng nôn trớ ở bé.

Những biểu hiện chứng tỏ bé nôn trớ sinh lý

Nôn trớ sinh lý hay còn gọi là trào ngược xảy ra do đặc điểm của dạ dày chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là cơ thắt giữa dạ dày và thực quản. Những bé bị nôn trớ trào ngược thường trớ ra sữa vón cục trong những tuần đầu sau sinh, khi vừa ăn xong hay vặn người. Bé thường hết nôn trớ một cách tự nhiên sau vài tuần hay vài tháng mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Nôn trớ trào ngược sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân.

Vậy mẹ nên làm gì khi bé nôn trớ sinh lý?

Khi bé bị nôn trớ, mẹ hãy cho bé nằm nghiêng một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, tuyệt đối tránh bế xốc bé lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch nôn vào phổi. Mẹ có thể lấy khăn sạch lau nhẹ miệng cho bé và quàng khăn vào cổ bé đề phòng bé nôn trớ tiếp. Sau đó, lau mặt miệng cho bé, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.

Bé nôn trớ cần được cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nữa giờ.

Bé nôn trớ cần được cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nữa giờ.

Nếu bé tiếp tục nôn trớ, mẹ cần cho uống 50ml nước oserol sau mỗi nửa giờ. Khi bé đã ngừng nôn trớ, mẹ nên cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Đồng thời, mẹ hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.

Nếu bé không nôn trớ sau 12 – 24 giờ, mẹ có thể cho bé ăn uống bình thường bằng những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc, sữa chua và cho bé uống nhiều nước. Tuyệt đối không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào trừ khi được bác sĩ cho phép.

Những biểu hiện của nôn trớ bất thường

Mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế hoặc bác sĩ ngay nếu bé nôn trớ có những dấu hiệu như:

  • Đau bụng quằn quại
  • Bụng trướng
  • Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
  • Co giật
  • Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng
  • Có dấu hiệu cơ thể bị thiếu nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)
  • Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ
  • Nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh, cứ ăn xong là nôn trớ

Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu bé nôn trớ kèm theo đau bụng dữ dội

Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu bé nôn trớ kèm theo đau bụng dữ dội

Ngoài ra, mẹ có thể dò theo những dấu hiện dưới đây để biết bé có đang nôn trớ bình thường hay không. Nếu tổng điểm của các dấu hiệu trào ngược lớn hơn 7 điểm, bé đã vượt ngưỡng trào ngược bình thường và cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Bảng Những dấu hiệu của nôn trớ trào ngược

Bảng Những dấu hiệu của nôn trớ trào ngược (Theo Orenstein S, Shalaby T, Cohn J. Triệu chứng trào ngược ở 100 trẻ sơ sinh bình thường: đánh giá chẩn đoán phiếu điều tra trào ngược dạ dày-thực quản sơ sinh. Tạp chí Nhi lâm sàng. 1996;35:607-614)

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp mẹ nhận biết nôn trớ bình thường và bất thường ở bé. Mẹ không cần quá lo lắng nếu bé nôn trớ mà vẫn tăng cân và khoẻ mạnh. Để hạn chế nôn trớ cho bé, mẹ nên cho bé dùng sản phẩm dinh dưỡng được làm đặc nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột bắp với tỉ lệ nhỏ hơn 2g/ 100 ml, phù hợp với tiêu chuẩn của Codex. Khi lựa chọn cho bé, mẹ cần đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng này cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng khác để bé phát triển toàn diện như: Hệ chất xơ prebiotic GOS, FOS & men vi sinh probiotic Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ; các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não; Nucleotide giúp tăng hệ miễn dịch cho bé. Chúc bé của mẹ luôn khoẻ.

PGS. TS. BS Nguyễn Anh Tuấn

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCM

Thư ký Chi hội Tiêu hoá, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Việt Nam