Quá trình phát triển nhanh chóng của bé yêu đòi hỏi ba mẹ phải có sự đầu tư nghiên cứu về thực đơn ăn dặm để bổ sung nguồn dinh dưỡng kịp thời cho con phát triển trí não toàn diện. Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bé yêu sẽ cần được ăn thêm các loại thực phẩm đa dạng để bổ sung 4 nhóm dưỡng chất: Vitamin & khoáng chất, chất béo, chất đạm và tinh bột. Lựa chọn và phối hợp các thực phẩm như thế nào cho đúng cách, đảm bảo hương vị thơm ngon để kích thích bé yêu mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng vẫn là bài toán rắc rối đối với nhiều bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của xây dựng thực đơn ăn dặm đúng cách cũng những gợi ý chế biến thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
Mỗi bé sẽ có cơ địa và thể trạng khác nhau nên độ tuổi bắt đầu ăn dặm cũng như việc lựa chọn thực đơn ăn dặm cho phù hợp với hệ tiêu hóa của là vô cùng quan trọng. Với thực đơn ăn dặm đúng cách, mẹ có thể giúp bé có được những bữa ăn thơm ngon để bé luôn hứng thú với giờ ăn, tập thói quen ăn uống điều độ ngay từ nhỏ. Thực đơn ăn dặm đúng cách cũng quyết định lớn đến hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp bé phát triển thể chất và trí não tốt, tăng cường sức đề kháng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Để giúp bé phát triển trí não toàn diện, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi
Việc lên thực đơn ăn dặm cho bé không phải là quá khó nhưng lại đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức. Làm thế nào để cân bằng dưỡng chất trong các loại thực phẩm và tạo sự ngon miệng cho bé yêu khi thưởng thức? Mẹ có thể tham khảo các gợi ý cho thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển sau đây để giúp bé phát triển trí não tốt hơn.
Hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này đã sẵn sàng để làm quen với thực phẩm đặc hơn như bột đặc, thức ăn thô. Mẹ có thể cho bé thử nhiều loại thực phẩm để biết được loại thức ăn con thích để kết hợp hương vị tạo sự thích thú khi ăn cho bé. Từ 7 – 8 tháng tuổi, bé nên được cho ăn dặm 2-3 bữa/ ngày và uống sữa.
Gợi ý món ăn và cách chế biến:
Nguyên liệu: 20g bột gạo, 30g gan gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 200ml nước.
Cách chế biến:
+ Nấu chín gan gà, vớt ra để ráo, nghiền nhuyễn. Hấp chín bí đỏ và xay nhuyễn.
+ Cho bột gạo vào nước khuấy tan đều. Cho tiếp gan gà, bí đỏ vào khuấy đều
+ Đun nhỏ lửa, cho dầu ăn và 1 chút nước mắm hoặc muối i-ốt cho bé dễ ăn.
Nguyên liệu: 20g bột gạo, 30g thịt gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 10g bắp cải, 200ml nước.
Cách chế biến:
+ Nấu chín thịt gà, vớt ra để ráo, nghiền nhuyễn. Xay nhuyễn bắp cải.
+ Cho bột gạo vào nước khuấy tan đều. Cho tiếp gà và bắp cải vào khuấy đều
+ Đun nhỏ lửa, cho dầu ăn, và 1 chút nước mắm hoặc muối i-ốt cho bé dễ ăn.
Đến giai đoạn này, bạn có thể cho bé thử sức với các loại thứ ăn thô hơn để kích thích khả năng nhai và nuốt của bé. Mẹ nên cho bé tập nhai : Từ bột ăn dặm chuyển sang cháo xay to dần, rồi đến cháo lược qua rây, sau đó là cháo nhừ và đặc dần… Sức ăn của bé lúc này cũng tăng lên rõ rệt nên mẹ nhớ chuẩn bị cho bé nhiều thức ăn hơn trước.
Gợi ý món ăn và cách chế biến
Nguyên liệu: Thịt nạc băm nhỏ; Bông cải xanh, nước.
Cách chế biến:
+ Đun từ 15-20 phút cho thịt mềm
+ Bông cải rửa sạch, cắt vừa miếng, hấp hoặc luộc với một ít nước, cho bông cải chín mà vẫn giữ màu xanh sáng.
+ Xay hổn hợp thịt và bông cải xanh đã nấu chín, thêm một chút nước, xay nhuyễn là được.
+ Kết hợp với chén bột/cháo của bé: cho thêm 5-10ml dầu ăn vào .
Nguyên liệu: Cá hồi phi lê có da, khoai tây, củ hành tây, hành ta, thì là, bột nêm, kem (cream), dầu ô liu, gia vị.
Cách chế biến:
+ Khoai tây xắt hạt lựu, hành tây, hành ta thái mỏng thoanh tròn, cá hồi thái khúc vừa ăn.
+ Khoai tây cho nước vào luộc (lưu ý khi luộc khoai cần phải cho chút muối vào nồi), cho hành tây, hành ta vào nồi, giữ lại một ít, đợi sôi nêm gia vị, rồi để nhỏ lửa.
+ Để chảo nóng, cho dầu ô liu, cho cá vào chảo rán với lửa lớn, không nên để quá chín, cá sẽ mất ngon, cho cá vào nồi khoai tây.
+ Dùng chảo vừa nấu phi vàng 2 loại hành để dành rồi bỏ vào nồi súp. Cắt rau thì là thành khúc, cho vào nồi, nêm nếm và đợi sôi lại rồi tắt lửa.
Nguyên liệu: Thịt gà nạc xay nhuyễn: 20g (Độ 2 thìa canh), nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái, mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê, nước: 200ml.
Cách chế biến:
+ Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi.
+ Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, thêm 5-10ml dầu ăn
Nguyên liệu: Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g, nước: 200ml, nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê.
Cách chế biến:
+ Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào.
+ Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi.
+ Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được.
Kỹ năng nhai của bé 12 tháng tuổi đã được hoàn thiện khá tốt nên bé có thể ăn thô, cháo tán hoặc cháo nguyên hạt. Mẹ có thể nấu cháo nguyên hạt cho bé, kết hợp thịt, cá,… và rau củ.
Gợi ý món ăn và cách chế biến: Cháo cá thu-cà chua ; Cháo tôm – Rau ngót; Cháo thịt bò cà rốt…
VD: Cháo thịt bò cà rốt:
Nguyên liệu: 30g gạo( 3 muỗng canh), 3 muỗng gạt thịt bò bằm nhuyễn( 30gr), 2 muỗng canh cà rốt cắt nhỏ; 1 muỗng canh dầu ăn tinh luyện, 1 chút nước mắm ngon.
Cách chế biến:
+ Nấu cháo gần nhừ cho cà rốt vào hầm mềm.
+ Cho thịt bò đã bâm vào, đun sôi khoảng 2 phút, cho hành ngò vào.
+ Múc cháo ra chén, thêm dầu ăn, vài giọt nước mắm ngon, khuấy đều cho bé thưởng thức.
Tùy sở thích từng bé mà mẹ có thể thay đổi các loại thịt, cá, rau củ đi kèm trong các loại bột và cháo để đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trí não và tạo sự mới mẻ trong hương vị giúp bé ăn uống ngon miệng hơn. Mẹ nên sử dụng dầu cá hồi giàu omega 3 để bảo vệ sức khỏe não bộ và tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh cho bé.
Ngoài thực đơn ăn dặm trên, mẹ cũng nên cho bé uống xen kẽ các loại nước ép trái cây để bé phát triển toàn diện. Dưới đây là một số cách làm nước ép đơn giản, thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé.
Hi vọng với những gợi ý cho thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng trên đây sẽ là kim chỉ nam để ba mẹ chăm sóc bé yêu tốt hơn mỗi ngày. Dù mẹ chọn cho bé cách ăn dặm truyền thống hay hiện đại thì vẫn cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân đối bằng cách phối hợp các loại thực phẩm đúng cách và hài hòa. Để bé yêu có thể phát triển trí não toàn diện, mẹ cần thay đổi thực đơn ăn dặm thường xuyên và đa dạng để giúp bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất đồng thời có được bữa ăn ngon miệng hơn.
BS. Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk