Thông Tin Dinh Dưỡng

LÀM SAO ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO BÉ NGAY TỪ TRONG BỤNG MẸ?

Ngày đăng:

07/05/2017

1. Cách bé giao tiếp với mẹ từ khi còn trong bụng

+ Giao tiếp thông qua âm thanh

thính giác là giác quan phát triển sớm nhất của bé, ngay từ tuần thứ 16 bé đã có thể cảm nhận âm thanh bên ngoài bụng mẹ, từ tuần 18 trở đi bé đã có thể nghe được những âm thanh trầm như nhịp đập tim mẹ, dòng máu chảy qua dây rốn.

Từ tuần 25 trở đi thính giác của bé sẽ phát triển hoàn thiện hơn, thai nhi đã có thể phân biệt và ghi nhớ giọng nói của mẹ và những người thân, cho thấy bé đã có khả năng chú ý và ghi nhớ.

Biểu hiện của bé với âm thanh càng lớn càng rõ ràng vì khả năng nghe được hoàn thiện và sự ghi nhớ cũng như học hỏi của não bộ cũng phát triển hơn.

+ Giao tiếp thông qua hành động

Mẹ sẽ cảm nhận được những cú quẫy, đạp của bé từ tuần thứ 20 trở đi. Khi cơ thể người mẹ cảm thấy gì thì em bé cũng cảm nhận được những cảm xúc đó vì các hoocmon của người mẹ đều thông qua nhau thai và vào cơ thể bé.

2. Các bài tập giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp

+ Phương pháp thai giáo Haptonomy

– Cách thực hiện:

• Mẹ và bố cần thường xuyên đụng chạm nhẹ nhàng và tình cảm lên bụng bầu. Giữ nguyên bàn tay ở một vị trí nhất định, trẻ sẽ tìm cách di chuyển để nằm vào vị trí ấm áp ấy.

• Để kết nối với thai nhi, cần thời gian để bố mẹ bắt đầu cảm nhận được phản ứng của con, cũng như thai nhi cần thời gian để từ từ nhận biết được sự quan tâm của bố mẹ.

• Sau khi thực hành tốt bước này, đặt tay lên bụng như những lần trước, khi bé đã nằm vào lòng bàn tay bạn, bắt đầu dẫn dắt bé di chuyển theo hướng chuyển động của tay.

– Thời gian: Nên bắt đầu lúc thai máy, tức là khoảng tháng thứ 4-6 của thai kỳ. Tần suất thực hiện tốt nhất là 2-3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 30-60 phút.

– Lợi ích:

• Tạo sợi dây liên kết vô hình giữa bố mẹ với bé con trong bụng.

• Bố vẫn có thể chia sẻ niềm hạnh phúc cũng như cảm nhận được sự tồn tại của bé.

• Giúp thai nhi tự biết tìm cho mình một tư thế thoải mái và an toàn nhất trong bụng mẹ.

• Bé con có thể phát triển tốt hơn, dễ dàng vượt qua được những cảm xúc tiêu cực đôi lần mẹ trải qua trong thai kỳ do bị stress hay căng thẳng, mệt mỏi.

• Tạo tâm lý thoải mái cho mẹ

+ Bài tập “Những cái tên của bé”

– Cách thực hiện:

• Mẹ nhớ chọn không gian yên tĩnh cho bài tập này nhé. Bật một bài hát không lời cũng sẽ là một gợi ý không tồi để phát huy tối đa và giúp mẹ thư giãn hơn.

• Xoa bụng thật nhẹ nhàng và mẹ có thể hỏi bé “Bé yêu thích mình sẽ tên gì nào?”

• Sau đó, mẹ có thể đọc ra những cái tên mẹ dự định đặt cho bé. Ở mỗi cái tên, mẹ giải thích ý nghĩa của chúng và hỏi bé có thích không.

– Lợi ích từ bài tập

• Bài tập này sẽ giúp tạo tương tác giữa mẹ và bé, bé tập đón nhận “tín hiệu” trao đổi từ mẹ

• Nâng cao khả năng nghe, đồng thời kích thích não bộ của bé phát triển.

• Thể hiện tình yêu và sự tự hào của mẹ đối với bé thông qua những cái tên

• Giúp bé cảm nhận được tình yêu của mẹ, thắt chặt sợi dây tình cảm giữa mẹ và con

– Cường độ tập luyện

• Với bài tập này, mẹ nên tập 5-10 phút/ lần và 2 lần mỗi ngày mẹ thấy thư giãn và thoải mái nhé.

3 tháng cuối thai kỳ, bé yêu của mẹ đã có thể nghe âm thanh nhờ thính giác đã phát triển hoàn thiện. Vậy nên ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng bổ sung sữa cho bà bầu, mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và tâm sự với bé nhé. Nếu mẹ thắc mắc bé cưng trong bụng có thể giao tiếp với mẹ như thế nào và những bài tập thai giáo nào có thể giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp, hãy đọc ngay bài viết dưới đây mẹ nhé!

Cách thai nhi giao tiếp với mẹ

  • Giao tiếp thông qua âm thanh

Trong tất cả các giác quan, thính giác là giác quan phát triển sớm nhất của bé. Tai bé đã bắt đầu tượng hình từ tuần thứ 8 và ngay từ tuần thứ 18 trở đi bé đã có thể nghe được những âm thanh trầm như nhịp đập tim mẹ, dòng máu chảy qua dây rốn. Từ tuần 25 với thính giác hoàn thiện, bé đã có thể nghe được tiếng nói của mẹ, bố và những người xung quanh rồi đấy. Lúc này, bé đã có thể phân biệt và ghi nhớ giọng nói của mẹ và những người thân, cho thấy bé đã có khả năng chú ý và ghi nhớ. Cũng từ đây, bé đã phản ứng với tất cả các âm thanh bên ngoài nên mẹ đừng bất ngờ khi bé bỗng dưng đạp mạnh khi nghe âm thanh lớn và dịu dần hay không đạp nữa khi âm thanh đó cứ diễn ra đều đều. Biểu hiện của bé với âm thanh càng lớn, càng rõ ràng vì khả năng nghe được hoàn thiện và sự ghi nhớ cũng như học hỏi của não bộ cũng phát triển hơn.

Cùng với sự phát triển thính giác của bé, ngay từ tuần 18, bố mẹ nên thường xuyên giao tiếp như hát, trò chuyện, kể chuyện với bé để bé nghe và ghi nhớ giọng nói của bố mẹ. Mẹ đừng quên cho bé nghe những bản nhạc giao hưởng, hòa tấu nhẹ nhàng, du dương để kích thích trí não bé nhé.

  • Giao tiếp thông qua hành động

Những cú quẫy và đạp của bé xuất hiện từ tuần 20 trở đi chính là cách bé giao tiếp với mẹ. Kết hợp với việc nghe thấy âm thanh, bé cũng có những cử động như ngáp, duỗi, cử động chân tay và biểu hiện cử chỉ nét mặt như cười, nhăn mặt. Các nhà khoa học đã chứng minh khi tâm trạng mẹ thay đổi, bé cũng cảm nhận được những cảm xúc đó vì các hoocmon được sản sinh khi vui, buồn, hạnh phúc và thậm chí là khi đói của mẹ đều thông qua nhau thai và vào cơ thể bé giúp bé cảm nhận được cùng mẹ.

Vì vậy, mẹ nhớ thường xuyên nhẹ nhàng xoa bụng, vuốt ve và nói những lời trìu mến, yêu thương, dỗ dành bé để bé cảm thấy yên tâm và an toàn. Mẹ cũng có thể chạm nhẹ, ấn nhẹ vào chỗ bé vừa cử động, nếu bé xoay sang chỗ khác mẹ xoay theo bé để giúp kích thích não bộ bé phát triển tư duy, khả năng tương tác cũng như làm cho bé cảm giác vui vẻ, hạnh phúc từ mẹ.

Các bài tập giúp phát triển giao tiếp cho bé ngay từ trong bụng mẹ

Dưới đây là hai bài tập gợi ý từ TS. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương sẽ giúp mẹ phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé ngay trong thai kỳ

 width=

  • Bài tập “Những cái tên của bé”

Xoa bụng nhẹ nhàng và cho bé nghe mẹ đã chuẩn bị những cái tên nào cho bé mẹ nhé Xoa bụng nhẹ nhàng và cho bé nghe mẹ đã chuẩn bị những cái tên nào cho bé mẹ nhé

Cách thực hiện:

  • Mẹ nhớ chọn không gian yên tĩnh cho bài tập này nhé. Bật một bài hát không lời cũng sẽ là một gợi ý không tồi để phát huy tối đa và giúp mẹ thư giãn hơn.
  • Xoa bụng thật nhẹ nhàng và mẹ có thể hỏi bé “Bé yêu thích mình sẽ tên gì nào?”
  • Sau đó, mẹ có thể đọc ra những cái tên mẹ dự định đặt cho bé. Ở mỗi cái tên, mẹ giải thích ý nghĩa của chúng và hỏi bé có thích không.

Lợi ích từ bài tập

  • Bài tập này sẽ giúp tạo tương tác giữa mẹ và bé, bé tập đón nhận “tín hiệu” trao đổi từ mẹ
  • Nâng cao khả năng nghe, đồng thời kích thích não bộ của bé phát triển.
  • Thể hiện tình yêu và sự tự hào của mẹ đối với bé thông qua những cái tên
  • Giúp bé cảm nhận được tình yêu của mẹ, thắt chặt sợi dây tình cảm giữa mẹ và con

Với bài tập này, mẹ nên tập 5-10 phút/ lần và 2 lần mỗi ngày mẹ thấy thư giãn và thoải mái nhé.

  • Bài tập theo phương pháp thai giáo Haptonomy

Cách thực hiện:

  • Mẹ cần thường xuyên đụng chạm nhẹ nhàng và tình cảm lên bụng bầu. Giữ nguyên bàn tay ở một vị trí nhất định để bé tìm cách di chuyển nằm vào vị trí ấm áp ấy.
  • Sau khi đã thực hiện tốt bước này, mẹ đặt tay lên bụng như những lần trước, khi bé đã nằm vào lòng bàn tay mẹ, hãy bắt đầu dẫn dắt bé di chuyển theo hướng chuyển động của tay.

Lợi ích:

  • Tạo sợi dây liên kết vô hình giữa mẹ với bé con trong bụng.
  • Giúp bé yêu tự biết tìm cho mình một tư thế thoải mái và an toàn nhất trong bụng mẹ.
  • Giúp bé thể phát triển tốt hơn, dễ dàng vượt qua được những cảm xúc tiêu cực đôi lần mẹ trải qua trong thai kỳ do bị stress hay căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tạo tâm lý thoải mái cho mẹ khi được kết nối với con yêu

Với bài tập này, mẹ nên bắt đầu lúc thai máy, tức là khoảng tháng thứ 4-6 của thai kỳ. Tần suất thực hiện tốt nhất là 2-3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 30-60 phút mẹ nha.

Tin rằng với sự chăm sóc, yêu thương và quan tâm của mẹ, bé yêu sẽ phát triển khỏe mạnh nhất là kỹ năng giao tiếp cho bé ngay từ trong bụng mẹ nhé.

TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết

Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương