Thông Tin Dinh Dưỡng

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA CHO GIẤC NGỦ NGOAN VÀ “CHẤT” CỦA BÉ DƯỚI 3 THÁNG TUỔI

Ngày đăng:

28/12/2016

Bé sơ sinh theo định nghĩa trẻ lúc mới sanh đến 1 tháng tuổi, còn trong báo chí nước ngoài 1 số tác giả cho rằng sơ sinh từ mới sanh đến 3 tháng tuổi , Tuy nhiên nhằm tránh gây hiểu lầm cũng như tranh cải giữa các chuyên gia đề nghị dùng trẻ dưới 3 tháng tuổi

Trong thời gian những tháng đầu đời, một ngày của bé dành nhiều nhất cho việc ngủ và bé chia thời gian ngủ của mình thành những giấc ngủ ngắn. Làm thế nào để bé ngủ ngon và chất lượng hơn? Làm thế nào để bé vẫn vừa ngủ đủ vừa đáp ứng được nhu cầu quan trọng hơn đó là măm sữa? Các mẹ cùng tìm hiểu từ lời khuyên của các chuyên gia nhé.

Đủ đầy cho giấc ngủ của bé

Mỗi một ngày bé sơ sinh dành đến hơn 16 giờ để ngủ và giấc ngủ của bé chia thành nhiều giai đoạn: ngủ lơ mơ, ngủ hé mắt, ngủ ngắn, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Lúc đầu những giấc ngủ của bé kéo dài khoảng 3-4 giờ sau đó sẽ thức dậy để măm măm và quá trình này cứ luân phiên nhau. Qua thời gian, bé dần thích nghi với nhịp điệu cuộc sống bên ngoài thì thời gian ngủ của bé sẽ ngắn hơn và mỗi giấc ngủ sẽ dài hơn.

Những điều mẹ cần biết cho bé giấc ngủ chất lượng và đủ đầy các nhu cầu

  • Đánh thức bé dậy khi đến giờ ăn? Đây là vấn đề còn nhiều tranh luận. Bạn nên nhớ rằng dung tích dạ dày trẻ còn rất nhỏ và thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa tiêu hóa nhanh nên cần cho bé bú mỗi 2 – 3 giờ. Đối với bé măm sữa mẹ thì cứ khoảng 2 giờ bé sẽ dậy để bú một lần vì măm sữa mẹ bé sẽ nhanh đói hơn sữa công thức. Một bé sanh đủ tháng và khỏe mạnh, không có bệnh lý, thì không cần đánh thức bé để cho bú. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới trẻ bú mẹ hoàn toàn bú theo nhu cầu, không bắt buột phải có thời gian cố định. Tuy nhiên đối với bé tăng trưởng chậm, mẹ nên đánh thức bé dậy đúng giờ măm măm (2-4 giờ/lần) nhằm đảm bảo bé có đủ năng lượng từ việc ăn để phát triển cơ thể.
  • Đảm bảo bé no trước khi đi ngủ. Khi bé thức dậy và đòi măm, mẹ hãy cho bé măm đủ sữa trước khi giấc ngủ tiếp theo bắt đầu. Có một điều thú vị của việc hình thành thói quen bú đêm mà các mẹ thường rất sợ là: nếu bé ngủ tiếp sau khi bú mới được một ít và cảm thấy chưa no thì bé sẽ không ngủ ngon và giấc ngủ sẽ ngắn hơn, lúc bé thức dậy mẹ sẽ nghĩ bé đang đói và cho măm tiếp, chính đều này khi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành nên thói quen “bú đêm” ở bé. Vì vậy mẹ cứ đánh thức bé dậy và cho măm tiếp nếu bé ngủ khi chưa no. Việc bé bú một hơi dài, khi bú có thể phát ra tiếng gù gù và sau đó tỏ ra hài lòng rồi thiếp đi là dấu hiệu chứng tỏ bé đã no.

Mẹ nên đảm bảo bé được măm sữa no trước khi đi ngủ

  • Không nên tập cho bé thức khuya vì sẽ khiến bé mệt, khó ngủ, quấy đêm. Để tốt hơn cho bé mẹ nên cho bé ngủ sớm hơn bình thường 30 phút giúp bé ngủ ngon hơn và thức dậy sảng khoái hơn.
  • Để bé tự ngủ. Sau khi loại bỏ những tác động khiến bé bị kích thích và không muốn ngủ, mẹ nên để bé tự đi vào giấc ngủ. Nếu bé quấy khóc mẹ có thể chiều chuộng vỗ về bé một chút để bé bình tĩnh lại nhưng sau đó vẫn đặt bé xuống giường để bé tự ngủ.
  • Không để bé ngủ cùng với thú cưng vì có thể khiến bé mắc một số bệnh về đường hô hấp, bị các loài vật sống kí sinh gây dị dứng hoặc bị thú nuôi (chó, mèo…) làm tổn thương làn da non mềm.

Mẹ nên chuẩn bị gì để bé có điều kiện hoàn hảo cho một giấc ngủ ngon

  • Thay bỉm trước khi ngủ để bé không bị ướt hay dính bẩn vì những cảm giác này sẽ khiến bé khó tập trung đi vào giấc ngủ ngon. Mẹ cũng có thể cho bé nằm xuống giường, cũi và để bé tự ngủ thay vì ôm bé dỗ dành.
  • Quấn cho bé một lớp khăn quanh người và ghém chăn gối quanh bé khi đặt bé xuống giường. Việc “vũ trang đầy đủ” giúp bé có cảm giác an toàn, yên tâm đi vào giấc ngủ. Thêm vào đó việc bé ít ngọ nguậy sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. (Nên bỏ đoạn này, vì thực tế họ khuyến quấn tả chứ không phải quân khăn. Khi quấn tả 2 tay bé nằm trong tả nên tả không bị bung ra, vì khi quấn 1 lớp khăn nguy cơ trẻ bị nghẹt thở do khăn bị bung ra và bịt đường thở của bé, khi ghém chăn gối quanh trẻ phải chọn và hải biết cách tấn gối, vì hành động này và có thể gây nguy cơ chèn ép đường thở khi trẻ lăn người)
  • Tập cho bé quen với nhịp sinh học bằng cách không chơi đùa với bé ngay trước giờ đi ngủ và có một số thói quen như tắm trước khi ngủ, nghe nhạc nhẹ, để đèn dìu dịu…đó cũng chính là dấu hiệu giúp cho bé nhận biết đó là giờ ngủ.
  • Cho bé nghe nhạc khi ngủ. Có một thực tế khá thú vị là trong khi ba mẹ, ông bà cố gắng giữ yên tĩnh khi bé ngủ thì hầu hết các bé lại thích những tiếng động xung quanh và ngủ bình thường khi có tiếng ồn. Cho bé nghe nhạc khi đã ngủ là một lựa chọn rất tốt để mẹ giúp bé có giấc ngủ ngon vì cảm giác luôn có người bên cạnh, đồng thời kích thích cảm xúc, trí não của bé. Trên thực tế một số bé có thể ngủ khi có tiếng ồn, nhưng ở đây bà mẹ cần tập cho bé có hành vi nhân thức được đây là giờ ngủ do đó nên giữ yên lặng vẫn là điều các bà mẹ nên làm, đề nghị bỏ đoạn này
  • Tránh những động chạm mạnh đến bé vào ban đêm. Khi cho bé bú hoặc thay tã mẹ nên thực hiện động tác nhẹ nhàng.

Quấn khăn quanh người cho bé cảm giác an toàn khi ngủ

Mẹ hãy kiên nhẫn và rèn luyện cho bé thói quen ngủ ngoan một cách từ từ vì thỉnh thoảng bé phải mất từ 30-60 phút để đi vào giấc ngủ sâu. Đến tuần thứ 16, nếu thấy bé măm vào ban ngày đầy đủ và thời gian măm đều đặn thì những giấc ngủ dài lại có lợi cho bé lúc này. Mẹ có thể tập cho bé chế độ ngủ và ăn ổn định và cho bé ngủ đêm lâu hơn, có khi ngủ qua đêm. Để chuẩn bị cho bé ngủ qua đêm mẹ nên để bé tự ngủ, không nên ru lắc bé trước khi ngủ và cố đừng dỗ dành khi bé trở mình. Hãy để bé tự ổn định giấc ngủ của mình, đây là những thói quen nhỏ thôi nhưng cũng góp phần giúp bé học cách tự lập trong vô thức.