Thông Tin Dinh Dưỡng

NHỮNG DẤU HIỆU BẤT ỔN CỦA THAI NHI Ở GIAI ĐOẠN “NƯỚC RÚT” MẸ BẦU CẦN LƯU Ý

Ngày đăng:

06/10/2016

Thai nhi thường sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong ba tháng cuối của thai kỳ (hay còn gọi là tam cá nguyệt ba). Đây là giai đoạn cực kì quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trước khi “vượt cạn”. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe thai nhi đang gặp nguy hiểm, các mẹ bầu cần lưu ý để kịp thời bảo vệ thiên thần bé nhỏ của mình nhé.

Ngực không còn căng tròn

Bầu vú căng tròn là một trong những điều dễ nhận thấy nhất trên cơ thể các mẹ trong thời gian thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này có thể kể đến như thay đổi nội tiết tố, tăng lưu lượng máu tác động lên các mô ở tuyến vú. Vòng 1 của các mẹ thường bắt đầu thay đổi khi thai vào khoảng 4-6 tuần tuổi và diễn ra mạnh mẽ nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, nếu ngực của các mẹ bầu không được căng tròn thì rất có thể thai nhi đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.

Cân nặng thay đổi bất thường

Tăng cân là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Theo nghiên cứu khoa học mới nhất, béo phì có thể khiến các mẹ bầu đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường hoặc có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật. Nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu cũng từ đó mà tăng cao

Tăng cân quá nhanh hay sụt cân đều là những dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý

Tăng cân quá nhanh hay sụt cân đều là những dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý

Nếu thấy cân nặng của mình bị giảm sút, mẹ bầu cần lưu ý ngay vì có khả năng trẻ đã ngừng phát triển khi còn trong bụng mẹ. Đừng để xảy ra bất kì rối loạn nào trong suốt thời gian diễn ra thai kỳ. Điều chỉnh cân nặng phù hợp hơn bằng chế độ dinh dưỡng tốt nhất là cách hữu hiệu để các mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho chính mình cũng như thiên thần nhỏ trong bụng.

Nôn ói quá nhiều

Nôn ói là triệu chứng quá quen thuộc với các mẹ bầu. Nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mức độ của triệu chứng này có thể giúp các mẹ nhận biết được sức khỏe của chính mình trong thời gian thai kỳ. Ví dụ, nếu nôn nhiều hơn 2-3 lần/ngày hoặc vừa nôn vừa cảm sốt nhẹ, các mẹ cần đi khám ngay để đảm bảo cho sức khỏe của mình lẫn thai nhi.

Tiểu ít hoặc không buồn tiểu

Khi mang thai, thai nhi chiếm diện tích lớn sẽ chèn ép bàng quang khiến các mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu. Tiểu ít là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn chưa nạp đủ lượng nước cần thiết để duy trì hoạt động mỗi ngày. Cách tốt nhất để các mẹ bầu không bị mất nước chính là hãy nạp vào thật nhiều nước.

Thai máy bất thường

Khi đã đến giai đoạn tam cá nguyệt ba, thai nhi dần bước vào giai đoạn hoàn thiện. Các bộ phận dần hình thành chuyên sâu và trí não phát triển nhanh hơn các giai đoạn trước đó. Các mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được những chuyển động dù rất nhỏ của bé. Nếu thai máy bất thường, thai nhi chuyển động bất thường hay tốc độ chuyển động tăng giảm đột ngột, rất có thể trẻ đang bị thiếu oxy.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu mẹ bầu không còn cảm nhận được chuyển động của thai nhi, nguy cơ thai đã bị chết lưu là hoàn toàn có thể. Lời khuyên dành cho các mẹ là hãy thường xuyên dõi theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.

Da mẫn ngứa, đổi màu vàng

Mẫn ngứa chắc chắn là nỗi sợ của không ít mẹ bầu. Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian thai kỳ có thể dẫn đến triệu chứng ngứa ngoài da, da thường xuyên bị mẫn đỏ. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu tình trạng này không diễn ra trên diện rộng và ở những nơi đáng lưu ý như vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân. Ngoài ra, càng về giai đoạn sau của thai kỳ, tăng cân quá nhanh khiến da ở vùng bụng, đùi và ngực bị rạn khiến các mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

Bên cạnh đó, nếu các mẹ bị vàng da nhẹ, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra chức năng gan. Nguy cơ nhiễm hội chứng ứ mật intrahepati dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu hoàn toàn có thể xảy ra, gây nguy hại đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Chảy sữa kèm theo đau bụng và chảy máu âm đạo

Chảy sữa (hay còn gọi là ra sữa non sớm) là dấu hiệu của việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể các mẹ. Các mẹ thường sẽ ra sữa non trong tháng 4, 5 hoặc 6 của thai kỳ nếu gặp phải triệu chứng này. Nếu dấu hiệu này kèm theo các hiện tượng như đau bụng và chảy máu âm đạo, các mẹ cần hết sức lưu ý. Bởi nó có khả năng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nhau thai lẫn bào thai.

Ba tháng cuối của thai kỳ chính là giai đoạn “nước rút” cần được các ông bố bà mẹ đặc biệt quan tâm. Để bé chào đời với sức khỏe và thể trạng tốt nhất, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý những dấu hiệu vừa nêu trên, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng kế hoạch nghỉ dưỡng trong suốt thời gian thai kỳ. Mẹ nên uống các sản phẩm sữa như Dielac Mama được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu gồm DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp, chất xơ hòa tan – phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu Canxi. Đồng thời oligofructoso còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón trong trong thời kỳ mang thai. Chúc mẹ có sức khỏe tốt nhất để cùng gia đình chào đón thiên thần nhỏ chào đời.

BS. Nguyễn Thu Vân

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk

 

Một số bài viết liên quan về mang thai:

Quá trình hình thành và phát triển thai nhi

Bà bầu mang thai nên uống sữa gì ?

Những điều bà bầu cần biết

Những món ăn tốt cho bà bầu