Thông Tin Dinh Dưỡng

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ TIÊM PHÒNG CHO BÉ 1 – 2 TUỔI

Ngày đăng:

21/11/2016

Tuân thủ lịch tiêm phòng cho bé là việc mẹ cần ưu tiên hàng đầu để bảo vệ bé khỏi virus và các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tham khảo lịch tiêm và những điều mẹ cần lưu ý khi tiêm phòng cho bé nhé!

Các mũi tiêm phòng cho bé 1 – 2 tuổi

Thông tin tiêm phòng theo tuổi cho bé 1-2 tuổi

Một số mũi tiêm ngoài chương trình

  • Thủy đậu (Varicella): mũi một khi bé 12-15 tháng, mũi 2 nhắc lại sau 6 tuần.
  • Vaccine phối hợp sởi-quai bị-rubella (MMR): Nếu mũi 1 tiêm khi bé trên 12 tháng nhắc lại mũi 2 sau 4 năm.
  • Viêm màng não do não mô cầu (vaccine A+C meningoencephalitis): Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm nhắc lại 1 lần theo chỉ định khi có dịch.
  • Viêm não Nhật Bản B: được chủng khi bé >12 tháng tuổi, tiêm 3 mũi (mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm) nhắc lại mỗi 3 năm.
  • Vaccine cúm (vaccine Vaxigrip): 06-35 tháng tuổi 1 liều 0,25ml mỗi năm, bé trên 35 tháng và người lớn 1 liều 0,5ml mỗi năm, với bé dưới 8 tuổi chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều 2 sau 4 tuần.

Những chống chỉ định của tiêm phòng

Chống chỉ định tạm thời

  • Bé đang sốt
  • Bé đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi v.v…).
  • Bé đang trong thời kỳ hồi sức sau bệnh
  • Bé đang bị viêm da mủ (bệnh ngoài da, có mủ) hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).

Chống chỉ định lâu dài

  • Bé đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v…).

Một số chống chỉ định đặc biệt

  • Đối với tiêm phòng lao: nên tránh cho các bé đang bị bệnh cấp tính, các bé đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.
  • Đối với tiêm phòng sởi: nên tránh cho các bé đang bị bệnh bạch cầu, các bé suy dinh dưỡng nặng, các bé đang chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid (dexamethasone…)
  • Đối với tiêm phòng thương hàn: nên tránh cho các bé đang bị bệnh ở thận, các bé bị tiểu đường hoặc các bé đang có hiện tượng dị ứng trầm trọng như đang trong thời kỳ có cơn suyễn (hen) phế quản…

Những lưu ý khi cho bé đi tiêm phòng


Thông thường các bé rất sợ tiêm, bố mẹ hãy dịu dàng trấn an bé nhé

Thông thường các bé rất sợ tiêm, bố mẹ hãy dịu dàng trấn an bé nhé

  • Trước khi tiêm, không để bé quá đói hay quá no, cũng không để bé quá đói dẫn tới tình trạng kiệt sức, hạ huyết áp sau khi tiêm.
  • Cho bé ăn mặc thật đơn giản, tránh rườm rà, ủ ấm nhiều tầng lớp Khi đi tiêm chủng để giúp các chuyên gia thao tác nhanh, chính xác.
  • Sau khi bé được tiêm vaccine, mẹ cần quan sát bé khoảng 30 phút. Nếu bé bị sốc, tai biến thì sau khi tiêm khoảng 7 – 10 phút, bé sẽ có những biểu hiện bất thường và hãy đưa bé đến bệnh viện, cơ sở y tế ngay khi đó.
  • Nếu bé đã có hiện tượng sốc phản vệ nhẹ với lần tiêm đầu, thì, mẹ nhớ thông báo điều này với các chuyên gia y tế ở những lần tiêm tiếp theo để đưa ra một phác đồ tiêm hợp lý, hiệu quả, an toàn cho bé nhé
  • Nên đưa bé tới những nơi được trao nhiệm vụ tiêm phòng để tiêm và được bác sĩ theo dõi cẩn thận cũng như xử lý sớm nếu có triệu chứng bất thường.
  • Tuyệt đối không đưa bé ốm sốt hay vừa khỏi bệnh đi tiêm mẹ nhen. Chỉ cho bé đi tiêm khi bé hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Khi về nhà, bậc phụ huynh nên tiếp tục theo dõi bé, chườm mát vết tiêm sau khi bé tiêm, cho bé uống nhiều nước lọc, bú mẹ nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin về lịch tiêm phòng cho bé 1 – 2 tuổi. Mẹ nên ghi chú lại lịch tiêm phòng để sắp xếp dẫn bé đi tiêm đúng thời điểm nhé. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh nhé!

PGS TS BSCC. Trần Đình Toán

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk