Thông Tin Dinh Dưỡng

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC CHO BÉ 7-12 THÁNG TUỔI

Ngày đăng:

04/08/2016

Bé ở giai đoạn 7-12 tháng tuổi vô cùng hiếu động khi vui chơi và khám phá thế giới xung quanh nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch. Hơn nữa, hệ kháng thể của bé trong giai đoạn này còn khá non nớt nên bé dễ mắc phải những bệnh thường gặp như: sốt, ho, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa,… Quá trình sử dụng thuốc đòi hỏi những kiến thức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Do đó, mẹ cần biết được những căn bệnh thường gặp ở bé, những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc cũng các những loại thuốc mà bé không được sử dụng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc cho bé

Hầu như toàn thể các cơ quan trong cơ thể bé đều đang trong quá trình phát triển hay trưởng thành nên bé rất dễ bị ngộ độc thuốc. Do đó, mẹ phải vô cùng thận trọng khi cho bé dùng thuốc trong những năm tháng đầu đời.

Cơ chế giải độc kém

Khi bị thuốc tá động, cơ thể người lớn có thể tìm cách thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể bằng cơ chế chuyển hóa thuốc. Tuy nhiên, ở bé cơ chế này vẫn chưa được hoàn thiện nên việc giải độc thuốc ở bé rất kém.

Dùng đúng liều thuốc theo chỉ định

Với việc sử dụng liều lượng thuốc không thích hợp, thuốc sẽ dễ dàng và nhanh chóng tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc. Vì thế, không nên tự động chia liều thuốc người lớn nhỏ ra để cho bé uống nếu không có chỉ định liều lượng của thầy thuốc.

Chú ý đến dạng thuốc

Đối với thuốc dạng viên nén, mẹ nên làm nhuyễn thuốc và pha nước cho bé uống. Đối với các loại thuốc bôi da sử dụng tại chỗ như kem, pô-mát… mẹ cần bôi đúng liều lượng vì da bé rất mỏng nên khả năng thâm nhập vào da của thuốc sẽ cao hơn và dễ dàng đi vào hệ tuần hoàn máu, dễ gây ngộ độc thuốc.

Chú ý đến hoạt chất trị bệnh

Một số hoạt chất có trong thuốc có thể làm rối loạn tiến trình phát triển cơ thể của bé. Ví dụ: Kháng sinh thuộc nhóm Cycline có thể làm vàng răng vĩnh viễn, gây chậm phát triển men rang. Do đó, mẹ nên phân loại rõ rang, nếu thuốc chỉ dùng được cho người lớn thì tuyệt đối không cho bé sử dụng.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ hay lạm dụng kháng sinh, nhất là các loại kháng sinh thế hệ mới tác dụng mạnh và đắt tiền để trị mọi chứng bệnh cho bé. Mẹ nên nhớ rằng, bệnh nào thì cần thuốc đó, kháng sinh không phải là thần dược trị bách bệnh. Việc lạm dụng thuốc có thể gây lờn thuốc và tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Đừng nói với con: thuốc là kẹo

Khi dỗ bé uống thuốc, nhiều ba mẹ hay “lừa” con rằng thuốc là kẹo để bé chịu uống thuốc. Trong thực tế, cũng có nhiều loại thuốc có mùi thơm, ngọt dễ uống. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu bé tự ý “ăn kẹo thuốc” khi không có sự giám sát của ba mẹ dẫn đến ngộ độc thuốc.

Tránh cho bé uống nhầm thuốc

Thông thường, khi mẹ mua thuốc lẻ tại các tiệm thuốc tây, sẽ có một số loại thuốc đựng rời trong bịch nylon và không có hướng dẫn sử dụng thuốc. Mẹ nên hỏi kỹ người bán thuốc chức năng của các loại thuốc và ghi chú rõ ràng để tránh cho bé uống nhầm thuốc.

Mẹ cần cho bé dùng thuốc đúng cách để tránh tình trạng bé bị ngộ độc thuốc, đảm bảo sức khỏe cho con

Mẹ cần cho bé dùng thuốc đúng cách để tránh tình trạng bé bị ngộ độc thuốc, đảm bảo sức khỏe cho con

Đề phòng và xử lý tai nạn về thuốc cho bé

Mẹ cần chú ý các yếu tố dưới đây để đề phòng và xử lý kịp thời các tai nạn về thuốc cho bé

– Luôn khóa và đặt tủ thuốc gia đình ở trên cao và tránh khỏi tầm tay bé.

– Cất giữ cẩn thận các loại thuốc dành cho người lớn tránh bé tự ý uống.

– Khi phát hiện bé nuốt phải thuốc, cần làm cho bé ói càng sớm, càng nhiều càng tốt.

– Tìm xem bé đã uống phải loại thuốc gì, mang theo loại thuốc đó đến bệnh việ để biết nguyên nhân ngộ độc và dùng chất đối kháng (antidote) chữa trị.

– Sau 4 giờ thuốc có thể ngấm vào cơ thể bé nên mẹ nhớ gọi điện thoại đến khoa cấp cứu để được hướng dẫn cấp cứu tạm thời và cho bé nhập viện càng sớm càng tốt.

Các bệnh thường gặp ở bé 7-12 tháng và cách dùng thuốc hợp lý

Dưới đây là những bệnh thường gặp cùng vài cách dùng thuốc phù hợp mà mẹ cần lưu ý khi chăm sóc cho bé 7-12 tháng tuổi.

Sốt: Hệ miễn dịch của bé còn khá non nớt nên chỉ cần thời tiết thay đổi thất thường bé cũng dễ bị sốt. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, những trường hợp bé sốt dưới 38 hoặc tới 39 độ C là sốt nhẹ và vừa, không nên sử dụng thuốc. Chỉ trong những trường hợp bé sốt cao trên 39 độ, mẹ mới sử dụng thuốc để hạ sốt cho bé. Mẹ có thể kết hợp dùng khăn lau mát da, cởi bỏ bớt quần áo, cho bé nằm ở nơi thoáng mát để hạ sốt. Và, đừng quên cho bé uống nước trái cây như cam chanh hoặc orezol để bổ sung lượng nước đã mất và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ đừng quá lo lắng dẫn đến việc lạm dụng thuốc, uống không đúng bệnh, không đúng liều làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Dưới đây là những lưu ý khi dùng thuốc giảm sốt thông thường cho bé:

– Babyplex 3g: Hòa tan với nước, sử dụng từ 3-4 lần một ngày với liều lượng:

+ Bé dưới 1 tuổi: 1/4 gói

+ Bé từ 1-5 tuổi: 1/3 gói

+ Bé từ 5-10 tuổi: 1/2 gói

+ Bé trên 10 tuổi: 1 gói

– Panadol trẻ em: Tuyệt đối không dùng cho bé dưới 2 tuổi. Bé trên 2 tuổi có thể dùng tối đa 60 mg/ kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 – 15 mg/ kg cân nặng, dùng trong 24 giờ. Có thể dùng lại sau mỗi 4 giờ, nhưng không được quá 4 viên/ngày.

– Effe paracetamol: Thuốc bột sủi bọt, phải hòa tan với nước trước khi uống

– Efferalgan 80 mg là dạng thuốc bột sủi bọt, chỉ dùng cho bé có cân nặng từ 5-16 kg trở lên

Lác sữa là bệnh hay gặp ở trẻ nhưng có thể tự động hết hẳn khi bé lớn dần. Trẻ bị lác sữa chỉ nên mua kem, sữa, hay dầu dưỡng ẩm để thoa cho con ngay 2 lần để giúp giữ ẩm và làm mềm da cho con.

Không nên nhầm lẫn lác sữa với dị ứng da hay bị muỗi đốt và xức thuốc Silkron cho bé vì đây là loại thuốc có chứa hoạt chống viêm corticoid rất mạnh và có nhiều tác dụng phụ như teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và còn có thể gây ức chế trục đồi dưới- tuyến yên- thượng thận ở trẻ.

Rối loạn tiêu hóa, đại tiện nhiều lần trong ngày: Nếu bé đi đại tiện nhiều nhưng vẫn bú mẹ bình thường, không bỏ bú thì mẹ không cần lo lắng. Mẹ có thể cho con uống Biovital ngày 2 gói liên tục 1 tuần để hệ tiêu hóa của bé ổn định hơn. Chỉ khi nào bé bị tiêu chảy kèm theo nôn trớ nhiều lần trong ngày, trong phân có máu, bỏ bú, quấy khóc nhiều thì mới cần cho con đi khám và dùng thuốc.

Còn nếu đã chỉnh rồi mà con vẫn ị mỗi ngày nhiều như vậy thì

Táo bón: Mẹ không nên quá lo lắng khi con bị táo bón, chỉ cần tập cho con uống thêm nước mỗi ngày từ vài muỗng và tăng dần lên. Nếu bé 3-4 ngày rồi chưa đi đại tiện, mẹ nên mua 1 típ bơm về bơm hậu môn cho con đi cho nhẹ bụng.

Mẹ cũng có thể dùng bài thuốc sau để trị táo bón cho bé:
– Dùng 20 lá diếp cá, rửa sạch ngâm nước muối loãng, giã nát

– Cho thêm 3 thìa cafe nước sôi vào, chiết ra để nguội

– Cho bé uống ngày 2 lần

Mẹ có thể kết hợp cùng massage bụng theo chiều kim đồng hồ để bé dễ đi đại tiện hơn.

Sổ mũi: Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể xoa dầu khuynh diệp vào ngực con, sau lưng, lòng bàn chân, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất để giữ ấm cho bé. Không nên cho trẻ uống kháng sinh nhiều vì dễ sinh ra lờn thuốc, phải uống thuốc thường xuyên khiến con chậm lớn.

Cảm lạnh: Mẹ có thể cho bé ngủ nghỉ và ăn uống nhiều nước, kể cả nước ép hoa quả, vẫn cho trẻ bú bình thường. Cũng có thể cho trẻ ngồi trong chậu nước để giảm nhiệt và dễ chịu, có thể cho trẻ dùng acetaminophen hoặc Ibuprofen (không nên dùng aspirin vì rủi ro mắc hội chứng Reye).

Những loại thuốc không dùng được cho bé dưới 1 tuổi

Aspirin: Là một loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt (có tên gọi khác là: acid acetyl salicylic, salicylate). Thuốc này có nhiều tác dụng phụ gây hại dạ dày, có thể dẫn đến hội chứng Reye – hội chứng não cấp và thoái hóa mỡ ở các phủ tạng, nếu nặng có thể gây tử vong.

Thuốc kháng sinh nhóm aminozid: chứ độc tính có thể gây điếc, ngừng hô hấp cho bé dưới 1 tuổi. Các loại sulfonamide có trong các loại thuốc này dễ gây vàng da, hại thận, nhiễm độc cho gan khi cho trẻ sử dụng.

Thuốc dạng viên nén, con nhộng có kích thước khá lớn nên dễ khiến trẻ bị hóc, nghẹn, sặc ở họng và mũi hay khó hấp thu thuốc. Mẹ có thể nghiền nát thuốc trước khi cho bé uống.

Thuốc chống dị ứng Histamine có chứa nhiều kháng sinh histamine gây nhiều tác dụng phụ gây ức chế thần kinh trung ương, gây mệt mỏi ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ, không tốt cho sức khỏe của bé.

Kháng sinh Cloramphenicol là loại thuốc ức chế vi khuẩn phát triển, dùng trong điều trị nhiễm trùng mắt. Thuốc có thể gây trụy tim dẫn đến tử vong ở bé, gây thiếu máu, ngộ độc cho tủy xương,…nếu cho trẻ dùng lâu dài.

Thuốc chống buồn nôn có chứa nhiều kháng sinh có thể khiến trẻ bị ù tai, đi ngoài ra máu,… do vậy cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và cho bé uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Hệ kháng thể của bé vô cùng non yếu và dễ bị ngộ độc thuốc nên mẹ đừng tự ý cho bé uống thuốc theo kinh nghiệm bản thân. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc bé khi con bị bệnh, biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời các tai nạn về thuốc để giúp bé yêu luôn khỏe mạnh trong suốt giai đoạn đầu đời.

Bác sỹ Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Trung tâm Dinh dưỡng VNM