Thông Tin Dinh Dưỡng

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT TRONG TUẦN THAI KỲ 17

Ngày đăng:

04/07/2016

Vậy là mẹ cùng bé đã trải qua 16 tuần với nhiều thay đổi đáng kể rồi đấy. Bước sang tuần 17, mẹ có thể sẽ bất ngờ vì những cử động của bé cưng đột nhiên xuất hiện không báo trước. Nếu siêu âm trong tuần này, bạn sẽ thấy được sự xuất hiện của quả thận bé xíu xiu. Cùng tham khảo xem còn những thay đổi gì sẽ diễn ra tuần 17 của thai kỳ nhé.

Những thay đổi của bé

  • Bé lúc này dài khoảng 13 cm tính từ đỉnh đầu đến mông, cân nặng bằng củ khoai tây to khoảng 200g. Lúc này, khắp cơ thể bé được bao phủ bởi một lớp mỏng trắng nhờ, trơn bóng, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối và giúp bé di chuyển dễ dàng hơn.
  • Tuần này xuất hiện một chất đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động từ nhiệt độ bên ngoài của môi trường sau khi sinh.
  • Nếu siêu âm trong tuần này, quả thận nhỏ bé đã có thể thấy được và bắt đầu sản xuất ra nước tiểu. Bé cũng bắt đầu biết nuốt dịch nước ối.
  • Vị giác đã trưởng thành nhưng bé chưa thể nếm được do hệ thống thần kinh chưa hoàn thành các kết nối. Não phát triển mạnh trong hộp sọ. Các mô mỡ bắt đầu hình thành xung quanh dây thần kinh.
  • Bé ngủ nhiều trong giai đoạn này để tích luỹ năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Mặc dù vậy, mẹ có thể nhận ra những chuyển động khi bé xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi đang ngủ.

Thay đổi ở mẹ trong tuần 17 của thai kỳ

  • Giờ đây, mẹ chính thức nói lời tạm biệt với vòng eo vì tử cung cao ngang rốn, vòng eo biến mất.
  • Mẹ bầu sẽ thấy nóng, đổ mồ hôi, mệt mỏi và hay thở hổn hển nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nhớ ăn nhiều thịt bò, rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi để bổ sung vitamin C và sắt nhé.
  • Đây là thời điểm dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên mẹ nhớ giữ vệ sinh vùng kín, uống nhiều nước và không nhịn khi có yêu cầu đi vệ sinh.
  • Mắc chứng ợ nóng thai kỳ, khiến có cảm giác nôn mửa, đặc biệt sau khi ăn các món cay. Để hạn chế tình trạng trên, mẹ hãy cố gắng duy trì chế độ ăn hợp lý, tăng cường thức ăn dạng lỏng, tránh ăn thức ăn cay nóng. Nên kê gối cao hơn bình thường một chút khi ngủ. Nếu các triệu chứng ợ nóng quá khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc kháng axit.
  • Xuất hiện các cơn đau hông, đau chân. Có thể, mẹ sẽ bị dị ứng với nhiều thứ nhưng đây là hiện tượng bình thường, đừng tự ý uống thuốc mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Lời khuyên cho tuần mang thai thứ 17

Nhớ dành thời gian để luyện tập mỗi ngày mẹ nhen!

Nhớ dành thời gian để luyện tập mỗi ngày mẹ nhen!

  • Từ tuần này, bé đã có thể nghe và phân biệt giọng nói nên bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé nhé.
  • Tập thể dục vừa phải, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tham gia các lớp thai giáo để luyện tập các bài hữu ích, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm mang thai.
  • Đây là lúc phù hợp để bố mẹ bắt tay vào chuẩn bị chỗ ăn ngủ cho bé. Hãy đặt nôi cũi ở cạnh giường để mẹ có thể săn sóc và theo dõi bé bất cứ lúc nào.

Sự lớn lên từng ngày của bé cùng sự xuất hiện của những chuyển động rõ ràng và thường xuyên hơn mang đến những cảm xúc thật kỳ diệu phải không nào? Mặt khác, mẹ cũng sẽ không tránh khỏi những cảm giác lo lắng, nhất là ở lần đầu mang thai. Đừng quá lo lắng. Bé yêu sẽ chào đời thật khỏe mạnh nếu mẹ duy trì chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất thật tốt. Mẹ nhớ uống các sản phẩm sữa có bổ sung DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp như sữa Dielac Mama nhé. Chúc mẹ trải qua thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!

Bác sỹ Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Trung tâm Dinh dưỡng VNM