Probiotics và Prebiotics – Bí quyết bổ sung dinh dưỡng cho hệ tiêu hoá của bé

Bổ sung probiotic cho hệ tiêu hóa của bé là xu hướng rất được ưa chuộng hiện nay. Bài viết này sẽ giúp mẹ nắm vững các cách bổ sung probiotic thật chuẩn để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hiệu quả.

Probiotics

Probiotics là những lợi khuẩn định cư trong ruột, giúp bảo vệ cơ thể. Theo định nghĩa của Tổ chức lương nông thế giới (FAO) hay Tổ chức y tế thế giới (WHO), probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

 Khi ở trong ruột, probiotic có thể kiềm chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh tranh trực tiếp nguồn thức ăn của nhóm vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn thân thiện cũng làm cho hoạt động của các vi khuẩn gây hại trở nên gặp khó khăn khi bám vào niêm mạc của đường ruột và sản xuất một số hóa chất để có thể tồn tại. Đặc biệt, khả năng tăng cường chức năng miễn dịch của Probiotic đã giúp chống lại những kẻ xâm lược không thân thiện và tình trạng viêm trong ruột gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Môi trường khuẩn ruột của trẻ thường xuyên thay đổi do ảnh hưởng của thức ăn, độ tuổi, sự căng thẳng, quá trình dùng thuốc… , probiotic có thể bị tiêu diệt bởi các men và axít đường ruột, nên trẻ cần được bổ sung probiotic thường xuyên qua chế độ ăn uống hàng ngày với số lượng đủ lớn.

Đồng thời, probiotics cũng được chứng minh là hữu ích trong điều trị hội chứng kích thích ruột, viêm loét đại tràng và những triệu chứng đau bụng thường gặp ở trẻ em.

Prebiotics : là những chất xơ hoà tan được và không tiêu hóa trong ruột non nên làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước làm mềm phân giúp trẻ dễ đi cầu. Các chất xơ còn có tác dụng làm tăng nhu động ruột giúp trẻ tăng số lần đi cầu. Ngoài ra, các prebiotic còn là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi Lactobacillus, Bifidobacteria giúp chúng phát triển vượt trội là cơ sở cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. FOS là một prebiotics có nguồn gốc thực vật có trong cây cỏ tự nhiên như rau, hành, tỏi, lùa mì, măng tây, chuối, đu đủ hoặc cũng có thể được tổng hợp bằng men từ fructose.

Các nhà khoa học đã bổ sung các loại Probiotic và Prebiotics trong sữa công thức cho trẻ 0-6 tuổi nhằm đạt được tác dụng tạo hệ tiêu hóa khỏe mạnh gần giống như ở trẻ bú mẹ.

Một số thực phẩm có chứa lợi khuẩn cho bé

_ Sữa có bổ sung Probiotics và Prebiotics( Optimum Gold, Dielac Pedia…): Với trẻ nhỏ, uống sữa có bổ sung probiotic là cách “nạp” lợi khuẩn thường xuyên và  tiện lợi nhất, lại vừa kết hợp Prebiotics cùng  các dưỡng chất khác.

– Sữa chua:

 Sữa chua  chứa rất nhiều lợi khuẩn có ích cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Các lợi khuẩn này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh vặt, giảm thiểu nguy cơ tử vong ở nam giới bị ung thư ruột kết và ung thư trực tràng. Ở trẻ nhỏ nồng độ axit trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn thì sữa chua còn giúp ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày để tiêu hóa tốt thức ăn, giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của những căn bệnh đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày… Nhờ quá trình lên men của sữa chua, đường Lactose trở nên dễ hấp thu hơn, làm giảm lượng đường tồn đọng ở hệ tiêu hóa giúp trẻ tránh được tiêu chảy, đồng thời, giúp cho cơ thể trẻ dễ dàng hấp thu Canxi và một số khoáng chất khác. Các lợi khuẩn tồn tại trong sữa chua có tác dụng hữu hiệu với sức khỏe, giúp tạo sự cân bằng và bổ sung vi khuẩn tốt trong đường ruột. Bên cạnh đó, sữa chua còn tự sản sinh ra loại “kháng sinh” riêng làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Ở trẻ kén ăn, sữa chua còn có tác dụng kích thích trẻ thèm ăn, ăn nhiều hơn, và ăn ngon miệng hơn.

 Mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn cho bé sữa chua được tăng cường probiotics, hiện đang có mặt rất nhiều trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, sữa chua còn chứa viatmin D và canxi, rất tốt cho sự phát triển chiều cao của bé.

 Men Probiotics L. casei 431 trong sữa chua Vinamilk Probi được cung cấp  bởi nhà  sản xuất men  hàng dầu thế giới Chr.Hansen- Đan Mạch. Tác dụng giảm rối loạn tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Tác dụng  của Probiotics L. casei 431 đã được chứng minh qua hàng loạt các nghiên cứu lâm sàng trên người và  động vật, các nghiên cứu cũng cho thấy probiotic làm cải thiện các triệu chứng chàm và hen. Sữa chua men sống Probi có chứa 13 tỉ Lợi khuẩn (men sống) Probiotics, nên khi vào tới đường ruột, vẫn cung cấp đầy đủ số lượng các vi khuẩn Probiotics để chúng có thể sinh sôi nảy nở và mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Phô mai: Mẹ cần lưu ý, chỉ những loại phô mai được lên men bởi axit lactic mới có chứa lợi khuẩn probiotics tốt cho cơ thể nhen.

– Bơ: Tương tự phô mai, bơ cũng là một trong những sản phẩm được lên men bởi axit lactic, chứa một lượng lợi khuẩn nhất định. Dù vậy, thực phẩm này rất dễ biến chất khi gặp nhiệt độ cao như nấu, nướng…

Những lưu ý khi cho bé ăn sữa chua

  • Nên bảo quản sữa chua ăn ở nhiệt độ 6 độ C để đảm bảo cho các men vi khuẩn có lợi trong sữa chua được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, khi bé bị viêm họng hoặc muốn ăn sữa chua ấm thì mẹ cũng có thể hâm sữa chua bằng cách đặt hộp sữa chua ăn vào một tô nước ấm. Cách làm này vẫn giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của món ăn bổ dưỡng này. Không đun nóng: Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất sợ nhiệt độ cao và sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 độ C trở lên, vì vậy không được đun nóng sữa chua, nhất là bằng cách cho vào lò vi sóng.
  • Thời điểm ăn: Độ pH thích hợp cho vi khuẩn lactic trong sữa chua phát triển là 4-5, trong khi đó dịch vị dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống, khiến vi khuẩn lactic dễ bị tiêu diệt, nếu ăn sữa chua lúc này, các tác dụng sẽ không còn hoặc chỉ còn rất thấp. Sau khi ăn bữa chính khoảng 1-2 giờ là thời điểm độ pH trong dạ dày lên khoảng 3-5, chính là khi thích hợp cho bé ăn sữa chua.
  • Bé vẫn có thể ăn sữa chua trong giai đoạn điều trị kháng sinh, song cần tránh cho trẻ ăn ngay sau khi dùng kháng sinh( cách xa giờ uống thuốc khoảng 2h là được).
  • Cần súc miệng bằng nước trắng ngay sau khi ăn sữa chua vì lúc này các vi khuẩn có lợi trong đó hoạt động rất mạnh, có thể làm hại men răng của trẻ.
  • Không nên ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều sữa chua sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hóa. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn từ 80ml đến tối đa 300ml/ ngày( trung bình: 1-2 hộp/ngày)
  • Các bé đều cần năng lượng từ chất béo nên đừng chọn sữa chua tách béo cho bé, trừ khi được bác sĩ chỉ định mẹ nhé.
  • Mẹ chỉ nên cho bé ăn sữa chua bình thường kèm trái cây tươi, để tránh nạp nhiều hương liệu và chất tạo ngọt vào cơ thể bé.

Thay vì chọn sữa chua trái cây, mẹ nên chọn sữa chua thường và thêm trái cây tươi cho bé

Thay vì chọn sữa chua trái cây, mẹ nên chọn sữa chua thường và thêm trái cây tươi cho bé

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn sữa chua trong trường hợp bé bị dị ứng với sữa, mẹ nhé.
  • Nếu bé nổi hạt xung quanh miệng hoặc bị tiêu chảy sau khi ăn sữa chua, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay. Đây là những biểu hiện dị ứng liên quan đến đạm sữa hoặc các chất phụ gia trong sữa chua.
  • Chỉ thêm vào sữa chua những loại trái cây bé đã ăn và không bị dị ứng trước đó.

Trên đây là cách bổ sung dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa của bé thông qua việc bổ sung lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics. Chúc bé của mẹ mau ăn chóng lớn và khỏe mạnh nhé!

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Thanh

Trung tâm Dinh dưỡng VNM

Mẹ cần hỗ trợ?

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng Vinamilk

Trung tâm tư vấn dinh dưỡng

1900545425
Email Vinamilk

Viết cho chúng tôi

Email

GỬI CÂU HỎI CHO CHÚNG TÔI

* Dưới 200 ký tự