Thông Tin Dinh Dưỡng

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÂN NẶNG CỦA THAI NHI TRONG BỤNG MẸ

Ngày đăng:

26/11/2018

Mặc dù mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển riêng biệt, nhưng vẫn có những tiêu chuẩn giúp bác sĩ xác định được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi có ổn định hay không. Vậy quá trình phát triển cân nặng của thai nhi như thế nào là chuẩn? Hãy cùng tìm hiểu mẹ bầu nhé!

Hiểu về quá trình phát triển cân nặng của thai nhi

Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền
  • Tình trạng sức khỏe và vóc dáng của mẹ bầu: Nếu mẹ bầu bị tiểu đường, thai nhi trong bụng sẽ nặng cân hơn những mẹ không bị bệnh.
  • Mức tăng cân của mẹ: Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu cân nếu mẹ bầu tăng cân quá ít và ngược lại, thai nhi có thể to quá mức nếu mẹ bầu tăng cân vượt chuẩn.
  • Thứ tự sinh con: Các bé sinh sau thường có xu hướng nặng cân hơn bé đầu lòng. Thế nhưng nếu khoảng cách quá sát nhau, bé thứ hai vẫn có khả năng bị nhẹ cân.
  • Nếu mẹ mang thai song thai hoặc đa thai, cân nặng của từng bé sẽ thấp hơn bình thường.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ đo cân nặng của thai nhi theo các cách khác nhau:

  • Trước 20 tuần tuổi: Chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông vì bé thường ở tư thế cuộn tròn trong bụng mẹ.
  • Từ tuần thứ 20: Thai nhi sẽ tăng dần cả về kích thước lẫn cân nặng.
  • Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

 Các bác sĩ sẽ cho mẹ biết cân nặng của thai nhi trong mỗi lần khám thai.

Các bác sĩ sẽ cho mẹ biết cân nặng của thai nhi trong mỗi lần khám thai.

Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi có thể được chia thành 3 cột mốc chính như sau:

  • Tuần thứ 12: thai nhi có cân nặng trung bình khoảng 14g, có kích thước tương đương một quả măng cụt.
  • Tuần thứ 20: thai nhi có cân nặng trung bình khoảng 300g và tiếp tục tăng dần đều đặn từ thời gian này trở đi.
  • Tuần thứ 32: thai nhi có cân nặng trung bình khoảng 1700g. Giai đoạn này, cân nặng của bé sẽ “chạy nước rút” để chuẩn bị chào đời.

Để biết cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần, mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng theo WHO năm 2018 nhé:

Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8 1.6 cm 1 g
Tuần thứ 9 2.3 cm 2 g
Tuần thứ 10 3.1 cm 4 g
Tuần thứ 11 4.1 cm 7 g
Tuần thứ 12 5.4 cm 14 g
Tuần thứ 13 7.4 cm 23 g
Tuần thứ 14 8.7 cm 43 g
Tuần thứ 15 10.1 cm 70 g
Tuần thứ 16 11.6 cm 100 g
Tuần thứ 17 13 cm 140 g
Tuần thứ 18 14.2 cm 190 g
Tuần thứ 19 15.3 cm 240 g
Tuần thứ 20 16.4 cm 300 g
Tuần thứ 21 25.6 cm 360 g
Tuần thứ 22 27.8 cm 430 g
Tuần thứ 23 28.9 cm 501 g
Tuần thứ 24 30 cm 600 g
Tuần thứ 25 34.6 cm 660 g
Tuần thứ 26 35.6 cm 760 g
Tuần thứ 27 36.6 cm 875 g
Tuần thứ 28 37.6 cm 1005 g
Tuần thứ 29 38.6 cm 1153 g
Tuần thứ 30 39.9 cm 1319 g
Tuần thứ 31 41.1 cm 1502 g
Tuần thứ 32 42.4 cm 1702 g
Tuần thứ 33 43.7 cm 1918 g
Tuần thứ 34 45 cm 2146 g
Tuần thứ 35 46.2 cm 2383 g
Tuần thứ 36 47.4 cm 2622 g
Tuần thứ 37 48.6 cm 2859 g
Tuần thứ 38 49.8 cm 3083 g
Tuần thứ 39 50.7 cm 3288 g
Tuần thứ 40 51.2 cm 3462 g

Như đã nói ở trên, mỗi thai nhi sẽ có quá trình phát triển cân nặng khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vậy nên mẹ bầu không cần quá áp lực khi thấy cân nặng của bé không đúng như bảng số liệu chuẩn nhé!

Mẹ bầu có thể làm gì để thúc đẩy quá trình phát triển cân nặng của thai nhi?

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đóng vai trò quan trọng với sự phát triển toàn diện của thai nhi, cả về cân nặng lẫn chiều cao. Nếu có thể tăng nhẹ cân, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tạo nền tảng sức khỏe tốt cho giai đoạn thai kỳ và vượt cạn.

 Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi có cân nặng chuẩn.

Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi có cân nặng chuẩn.

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên kiêng khem để tránh bị thiếu chất. Tùy theo thể trạng mà số cân nặng trung bình mà mẹ bầu cần tăng là khoảng 10 – 12kg.

Bật mí với mẹ là cân nặng chuẩn của thai nhi có liên hệ mật thiết với lượng sữa mẹ bầu tiêu thụ mỗi ngày. Vì vậy, nếu đang có vấn đề với cân nặng của bé cưng đang có vấn đề về cân nặng, mẹ bầu nên tích cực “nhâm nhi” sữa bầu để cải thiện tình hình nhé!

Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu có thể “làm thân” với sữa Dielac Optimum Mama Gold hươngVani thơm ngon, ít béo, là sự thay thế hoàn hảo cho bữa ăn phụ của mẹ. Optimum Mama Gold cung cấp chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC-FOS và men vi sinh giúp mẹ hấp thu khỏe, tạo điều kiện để bé nhận đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Đồng thời, Optimum Mama Gold còn bổ sung Can-xi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp duy trì sức khoẻ của mẹ bầu trước và sau khi sinh.

Optimum Mama Gold cung cấp đủ dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Optimum Mama Gold cung cấp đủ dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi tùy thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Hy vọng những thông tin trên đây có thể hữu ích với mẹ trong việc điều chỉnh cân nặng của bản thân và bé cưng. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nhớ dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, vận động thân thể và tuân thủ đúng lịch khám thai nhé. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!