Thông Tin Dinh Dưỡng

SỰ THAY ĐỔI CỦA MẸ GIAI ĐOẠN CON 7 - 9 THÁNG TUỔI

Ngày đăng:

06/10/2016

6 tháng đầu tiên bên con đã trôi qua thật nhanh phải không mẹ? Dường như chỉ mới hôm qua, bé vẫn còn đỏ hỏn nằm gọn lỏn trên tay mẹ, nay đã thật biết bò và ê a rồi. Chưa đâu, bé sẽ còn nhiều thay đổi nữa đấy mẹ ơi. Hãy xem sự phát triển của bé giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi sẽ kéo theo những thay đổi nào ở mẹ nhé.


Đôi khi mẹ thấy buồn do con lớn quá nhanh, chỉ muốn con mãi bé bỏng để ở mãi bên mẹ

Đôi khi mẹ thấy buồn do con lớn quá nhanh, chỉ muốn con mãi bé bỏng để ở mãi bên mẹ

Cảm xúc

  • Tinh thần không ổn định: Điều này có thể là do thiếu ngủ và ăn uống không ổn định do quá bận chăm bé. Hãy cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ, không ăn vặt mẹ nhé.
  • Không cảm nhận được niềm hạnh phúc khi làm mẹ: Thiếu hụt nội tiết tố trong tháng đầu có thể dẫn đến hiện tượng này nhưng nếu cảm xúc này vẫn tồn tại dù 7 tháng đã qua, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhé. Đồng thời, hãy thường xuyên nghĩ về bé con, xem xem mẹ và bé đã có sự gắn bó như mẹ thật sự mong muốn hay chưa.
  • Cảm thấy khó chịu khi phải chia sẻ em bé với những người khác: Hầu như mọi bà mẹ đều trải qua cảm giác này. Hãy nghĩ đến sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình đã trở nên gắn bó thế nào từ khi có bé và tiếp nhận các lời khuyên từ mọi người với thái độ hòa nhã, lễ độ dù lời khuyên ấy đôi khi không hợp ý mẹ.
  • Thường so sánh “con nhà người ta”: Mẹ ơi, các bé lớn lên theo nhịp phát triển riêng nên mẹ dừng so sánh các điểm nổi bật hay thua kém của bé với các bạn. Nếu lo lắng, mẹ nên tham khảo thêm về tình hình phát triển chung trong độ tuổi của các bé để ước chừng bé con nhà mình có phát triển đúng cách hay chưa.
  • Mẹ cảm thấy mình dính liền bé và không còn chút thời gian riêng tư nào cho mình: Hãy chia sẻ với bố em bé hoặc tâm sự với những người mẹ khác về cảm giác của bạn. Chia sẻ với bố những công việc bố có thể giúp để có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Cảm thấy có sự xa cách giữa hai vợ chồng: Điều này rất thường xảy ra nhất là với những bố mẹ lần đầu có có em bé. Hãy thẳng thắn trò chuyện với nhau và bày tỏ cảm xúc chính mình. Lên kế hoạch cụ thể để dành thời gian bên nhau nhiều hơn. Đồng thời, xem lại cách phân chia công việc giữa chăm bé và làm việc nhà để có thêm thời gian, đồng cảm và hiểu cho nhau nhiều hơn.

Giấc ngủ

  • Mẹ đã có thể ngủ nhiều hơn do bé sẽ có những giấc ngủ đêm dài hơn thời gian trước. Mẹ nên sắp xếp để bé không thấy được mẹ vì bé sẽ rất nhạy cảm với sự hiện diện của mẹ đó.
  • Nếu khó ngủ, mẹ nên xem lại cách bố trí phòng ngủ, đảm bảo mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp và có không khí thoải mái cho giấc ngủ.
  • Từ 9 tháng tuổi, bé sẽ không cần bú đêm. Vì vậy, mẹ nên thay đổi thói quen nếu bé vẫn bú cữ đêm giai đoạn này. Nếu bạn cần thức dậy vào giữa đêm để lo cho bé, bạn nên xem thêm thông tin ở mục Giấc ngủ. Vào 9 tháng tuổi, bé không cần bú cữ đêm nữa. Nếu bé vẫn còn bú đêm, bạn nên thay đổi để tốt hơn cho cả bạn và bé.
  • Lúc này, mẹ rất dễ thức giấc do luôn trong tình trạng lo lắng và trông chừng bé.

Mối quan hệ

  • Mẹ chẳng nhớ đến ai và chẳng thiết tha gặp gỡ bạn bè vì mối quan tâm của mẹ đã đặt hết vào bé.
  • Nếu mẹ cảm thấy cô đơn, có thể dẫn bé tham gia các buổi sinh hoạt dành riêng cho những bà mẹ hoặc đi gặp bạn bè, nhất là những người đã có em bé để cùng chia sẻ kinh nghiệm, bày tỏ nỗi niềm. Dẫn bé đi gặp các bạn cũng sẽ giúp bé dạn dĩ và học hỏi thế giới bên ngoài nhanh hơn.

Trên đây là những thay đổi thường gặp về cảm xúc, giấc ngủ và các mối quan hệ của mẹ trong giai đoạn bé từ 7 đến 12 tháng tuổi. Dù đôi khi cảm thấy mệt mỏi đến kiệt sức hoặc có những suy nghĩ tiêu cực, chỉ cần một nụ cười của bé hay bé ê a gọi mẹ, mẹ sẽ cảm thấy mọi sự hy sinh của mình đều đáng giá. Bên cạnh việc chăm sóc bé, hãy chăm sóc chính mình nữa mẹ nhen. Ngủ đủ giấc, ăn uống đều độ và dành thời gian tập luyện sẽ giúp mẹ khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất, tiếp tục sứ mệnh chở che và nâng bước cho bé yêu vào đời.

BS. Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk