Tuy đã đạt nhiều thành tựu lớn trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trong những năm qua, suy dinh dưỡng vẫn còn là một thách thức lớn. Vậy thực trạng suy dinh dưỡng hiện nay ra sao? Mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây để chủ động trang bị kiến thức chăm sóc bé, từ đó phòng tránh suy dinh dưỡng cho bé yêu của mình.
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2013 trên toàn quốc, tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 15,3 % và suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 25,9%. Nghĩa là trong khoảng 6,5 triệu trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi, thì có tới gần 1,7 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Đây quả thật là một con số đáng báo động.
+ Nguyên nhân trực tiếp
Phần lớn các bé suy dinh dưỡng là do chế độ dinh dưỡng của bé không đủ về chất lẫn về lượng: bé không được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý (có thể ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn bổ sung quá nghèo nàn về dinh dưỡng). Hoặc cũng có thể bé bị các bệnh nhiễm trùng: tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sởi, nhiễm giun sán… nên bị giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
+ Nguyên nhân gián tiếp
Bé suy dinh dưỡng có thể vì bố mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con, bé không được nuôi bằng sữa mẹ ở thời kỳ 4-6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ suy dinh dưỡng bào thai, nhẹ cân, đẻ non… Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ điều kiện kinh tế gia đình nghèo đói, môi trường ô nhiễm, dịch vụ chăm sóc y tế chưa tốt, thiên tai xảy ra thường xuyên…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng tránh suy dinh dưỡng, bố mẹ cần thực hành dinh dưỡng tối ưu cho bé trong 1.000 ngày đầu tiên quan trọng của cuộc đời. Cụ thể, bé cần được bú mẹ ngay sau sinh và hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó, mẹ nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ tới 18 – 24 tháng tuổi kèm với chế độ ăn bổ sung hợp lý và đa dạng, đảm bảo khẩu phần ăn đủ lượng và chất gồm 4 nhóm chất dinh dưỡng (Gluxic, Lypid, Protein, Vitamin).
Bên cạnh đó, khẩu phần dinh dưỡng của bé cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chọn thực phẩm tươi, hạn chế cho bé dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đảm bảo ăn chín uống sôi.
Song song đó, cần phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng cho bé. Thời gian bé bị bệnh và phục hồi sau bệnh vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ nên thực hiện đưng lịch tiêm phòng cho bé, cũng như định kỳ tẩy giun một lần cho bé trên 2 tuổi.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức để phòng tránh suy dinh dưỡng hiệu quả cho bé. Chúc bé luôn vui khỏe và phát triển tốt nhất!
BS. Hồ Thị Nam Huế
Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp nhiều thành phần, có vai trò chống lại sự xâm nhập, gây hại của các mầm bệnh, qua đó giúp cơ thể phòng chống…
Trong thời đại hiện nay, chỉ số cảm xúc (EQ- viết tắt của từ Emotional Quotient) đôi khi được xem trọng hơn chỉ số thông minh (IQ- Intelligence…
Mẹ Nhật khá nhàn nhã trong việc nuôi dạy con mà không cần nhờ sự hỗ trợ của ông bà nội, ngoại do đã tập cho các bé tính tự lập từ nhỏ. Dạy con tự lập…
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém phát triển thể chất và trí tuệ, vận động chậm chạp, giao tiếp xã hội kém, ảnh hưởng đến việc học và tương lai của…
Kết nối với
Vinamilk tại
orem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat
Cảm ơn mẹ đã gửi câu hỏi đến Chuyên Gia tại Vinamilk Baby Care thành công.
Câu hỏi của mẹ sẽ được phản hồi lại trong vòng 48h làm việc. Trong thời gian
chờ đợi, mẹ hãy tiếp tục khám phá các nội dung trên trang tại đây nhé!
* Vui lòng gọi số hotline 1900545425 để được tư vấn thêm về thông tin sản phẩm.