Thông Tin Dinh Dưỡng

TÌM HIỂU VỀ NHỮNG PHẦN CẤU TẠO NÊN NÃO THAI NHI

Ngày đăng:

15/03/2018

Quá trình phát triển của thai nhi thực sự là một sự kỳ diệu, trong bài viết này chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu về những thành phần cấu tạo nên não của thai nhi, mà có thể không phải bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng biết. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn nói đến những yếu tố ảnh hưởng đến trí não của trẻ cũng như nguồn dinh dưỡng nào ảnh hưởng lớn nhất đến trí não của bé?

Thành phần cấu tạo bộ não của thai nhi

Não bộ của thai nhi bao gồm 5 thành phần chính sau đây:

1. Vỏ não (Cerebal coxter)

Vỏ não là phần giúp con người trở nên độc đáo với khả năng tư duy cao, ngôn ngữ, ý thức cũng như khả năng suy nghĩ, tưởng tượng đều bắt nguồn từ vỏ não.

Vỏ não là những gì nhìn thấy được khi ta quan sát bộ não. Phần ngoài cùng được chia ra làm bốn thùy bao gồm: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương.

Phần ngoài cùng được chia ra làm bốn thùy bao gồm: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương.

Thùy trán (Frontal lobe): là phần phía trước não liên quan đến chức năng hành động, nhận thức cao cấp và cảm xúc của ngôn ngữ. Thùy trán bị tổn thương – khiếm khuyết có thể dẫn đến rối loạn hành vi, thay đổi thói quen tính dục, nhân cách xã hội, sự chú ý cũng như tăng rủi ro.

Thùy đỉnh (Parietal lobe): là phân giữa của bộ não và liên quan đến việc xử lý thông tin cảm giác xúc giác và chủ yếu là chức năng vận động. bên cạnh đó còn có chức năng vùng định vị các cơ quan trong cơ thể cho dù không nhìn thấy các phần đó. Tổn thương – khiếm khuyết thùy đỉnh có thế dẫn đến rắc rối trí nhớ, khả năng điều khiển ánh nhìn và vấn đề về ngôn ngữ, đặc biệt là khả năng vận động tinh và thô.

Thùy thái dương (Temporal lobe): Thùy này chứa vùng thính giác chính, rất quan trọng trong việc giải thích âm thanh và ngôn ngữ chúng ta nghe được. Thùy thái dương còn chứa hồi hải mã, có liên quan tới việc hình thành kí ức. Tổn thương – khiếm khuyết hồi hải mã sẽ dẫn đến vấn đề về trí nhớ, nhận biết tiếng nói và các kỹ năng ngôn ngữ.

Thùy chẩm (Occipital lobe): là phần sau cùng của não và có chức năng về thị giác và thông tin, có nhiệm vụ nhận và phân tích thông tin từ võng mạc của mắt. Tổn thương – khiếm khuyết thùy chẩm có thể dẫn đến các vấn đề thị giác như khó nhận định vật thể, mù màu…

2. Cuống não hay Thân não (Brain sterm)

Cuống não bao gồm não sau (hindbrain) và não trung gian (midbrain) Não sau là cấu trúc kết nối giữa tủy sống và não bao gồm Hành não (medulla) nằm trực tiếp trên tủy sống và điều khiển các chức năng sống quan trọng như nhịp tim, nhịp thở và huyết áp; Cầu não (pons) kết nối hành não và tiểu não và giúp phối hợp vận động của các phần trong cơ thể, ngủ nghỉ…

3. Tiểu não (Cerebellum)

Tiểu não nằm ở phía sau thân não và bao gồm nhiều thùy nhỏ. Tiểu não nhận thông tin từ hệ thống cân bằng của tai trong (inner ear), dây thần kinh cảm giác, hệ thống thính giác và hệ thống thị giác. Nó có liên quan tới việc phối hợp các động cơ của hoạt động cũng như các khía cạnh cơ bản của trí nhớ và học tập.Tiểu não chỉ chiếm đến gần 10% kích cỡ bộ não nhưng nó chiếm đến hơn 50% các tế bào thần kinh trong tổng thể não bộ..

4. Đồi thị (Thalamus):

Nằm ở phía trên vùng thân não, đồi thị xử lý và truyền phát hoạt động và thông tin giác quan. Nó có vai trò chủ yếu như một trạm ngừng thay phiên, nhận thông tin từ các giác quan và đưa các thông tin ấy tới vỏ não. Vỏ não từ đó gửi các thông tin tới đồi thị, đồi thị lại gửi các thông tin này tới các hệ thống khác.

5. Vùng dưới đồi (Hypothalamus)

Vùng dưới đồi là một nhóm hạt nhân nằm dọc theo phía dưới đại não và gần tuyến yên (pituitary gland). Nó kết nối với nhiều vùng khác của não và chịu trách nhiệm kiểm soát cơn đói, khát, vận động, nhiệt độ hằng định cơ thể và nhịp sinh học. Vùng dưới đồi còn kiểm soát tuyến yên bằng các loại hormone, nắm quyền kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể.

Đây là 5 thành phần quan trọng cấu tạo nên não bộ của thai nhi. Mỗi thành phần đều có một chức năng riêng. Nhưng tất cả những chức năng này quy tụ lại đều giúp cho thai nhi phát triển thành một đứa bé có trí não bình thường, kiểm soát được hành vi cũng như có những cảm xúc bình thường.

Có bao giờ các bậc cha mẹ đặt ra câu hỏi chính những điều gì quy định đến não bộ của thai nhi hay không? Nếu chưa bao giờ thắc mắc thì xin mời các bậc phụ huynh tham khảo những thông tin dưới đây.

Những yếu tố ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi

Dưới đây là tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi mà không phải bố mẹ nào cũng biết:

  • Gen
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Môi trường sống (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội)
  • Tinh thần của người mẹ trong thai kỳ.

Do đó, một chế độ dinh dưỡng đúng thời điểm gồm đầy đủ dưỡng chất sẽ góp phần quyết định rất lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế trong suốt thời gian mang thai, ngoài việc giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ thì mẹ bầu cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi để bé có thể phát triển một cách bình thường. Và một trong số những cần bổ sung chất cho thai nhi đó chính là mẹ bầu phải tăng cường uống sữa và ăn những thực phẩm bổ dưỡng.

Trạng thái tinh thần của mẹ ảnh hưởng lớn đến thai kỳ nên mẹ nhớ dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhé!

Trạng thái tinh thần của mẹ ảnh hưởng lớn đến thai kỳ nên mẹ nhớ dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhé!

Bổ sung dưỡng cần thiết cho não bộ

Đối với não bộ non nớt của thai nhi, mẹ bầu phải bổ sung DHA, axit folic để giúp bé phát triển trí não toàn diện cũng như ngăn ngừa những dị tật ống thần kinh. DHA, axit folic không những có trong một số loại thực phẩm, nhưng có một số mẹ bầu bị tình trạng ốm nghén, có thể thay thế bằng sữa bầu cho những bữa ăn dặm, ăn phụ. Trong thành phần của sữa bầu có chứa đầy đủ DHA, Axit folic cần thiết cho trí não của thai nhi.

Trong số rất nhiều các loại sữa bầu hiện nay trên thị trường, thì một trong số những loại sữa được nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng đó là sữa Dielac Mama Gold – một trong những sản phẩm của thương hiệu Vinamilk Việt Nam. Mẹ bầu nhất định đừng bỏ qua, nếu không thai nhi sẽ bị thiệt thòi.