Thông Tin Dinh Dưỡng

TÔI MUỐN BIẾT SỮA PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO CHO BÉ 1 TUỔI CẦN BỔ SUNG NHỮNG DƯỠNG CHẤT QUAN TRỌNG GÌ?

Ngày đăng:

23/11/2017

Chào bạn,

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các tổ chức trẻ em như UNICEF, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Canada, bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến khi bé được 24 tháng.

Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng sau, mẹ nên được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hay nhi khoa để cân nhắc cho bé dùng sữa công thức:

  • Sau khi sinh, bạn bị ốm hoặc em bé cần được chăm sóc y tế đặc biệt. Trường hợp này, bé có thể sẽ được chỉ định duùng thêm sữa công thức ngoài sữa bạn.
  • Bé không tăng cân theo biểu đồ tăng trưởng chuẩn.
  • Bạn không đủ sữa cho em bé dù đã thử đủ phương pháp hoặc bạn ít sữa do vừa phẫu thuật ngực, gặp các vấn đề về hormone hoặc bất thường về tuyến giáp.
  • Bạn sinh đôi, sinh ba nên không đủ sức và sữa để cho tất cả các bé bú.

Ngoài ra nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp được nêu ở bảng cuối bài thì mẹ tham khảo thêm các cách để khắc phục hoặc đến gặp bác sỹ để tư vấn nhé.

Trường hợp của bạn thắc mắc là nên bổ sung những dưỡng chất quan trọng nào trong sữa phát triển trí não cho bé 1 tuổi ?

Tôi xin chia sẽ những dưỡng chất đó như sau:

  • Protein

Protein đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của não như ảnh hưởng tới kích thước và sự tăng trưởng của não, là chất kiểm soát sự hưng phấn cũng như là quá trình kiểm soát của các tế bào não.

Protein là một trong những dưỡng chất không thể thiếu trong sữa của bé

Protein là một trong những dưỡng chất không thể thiếu trong sữa của bé

  • DHA

DHA là một loại axit béo omega 3 – axit béo phong phú nhất trong não và võng mạc. Nó tham gia vào sự hình thành các khớp thần kinh não bộ, hỗ trợ chức năng của bộ nhớ, đồng thời cần thiết cho sự phát triển nhận thức và thị lực của bé.

  • Choline

Choline có thể giúp tăng cường trí nhớ và khả năng học tập suốt đời cho trẻ, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa khuyết tật ở các ống thần kinh, thúc đẩy sự sản sinh của các tế bào thần kinh.

  • Vitamin A

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung các chất vitamin có thể làm tăng nhẹ chỉ số IQ của trẻ. Vitamin A rất quan trọng cho việc duy trì và phát triển của thị lực, và tăng cường miễn dịch.

  • Vitamin B6

Vitamin B6 cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương, đây cũng là thành phần quan trọng giúp não sản suất serotonin, đóng nhiều vai trò trong điều chỉnh tâm trạng, trí nhớ, giấc ngủ …

  • Vitamin B12

Vitamin B12 là loại vitamin không phổ biến nên có nhiều mẹ không quan tâm, nhưng thực ra thiếu vitamin B12 lại gây ra hậu quả nghiêm trong như gây tổn thương não, mất trí nhớ, rối loạn cảm giác…

  • Vitamin C

Vitamin C có vai trò trong giai đoạn phát triển nhanh của não, phòng chống oxy hóa, tăng cường chức năng thần kinh và phát triển bộ nhớ.

  • Sắt

Sắt cần thiết cho sự hình thành các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Sắt giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, kỹ năng vận động và bộ nhớ của trẻ.

  • Kẽm

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ, giúp chất dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hơn, tăng cường trí nhớ và sự chú ý cho trẻ, giúp ổn định hệ thống da và niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp…

  • Selen

Selen đóng vai trò như chất chống oxy hóa và hỗ trợ hormone tuyến giáp từ đó có ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi và trí não của trẻ. Selen có nhiều trong ngũ cốc, hành tây, thịt và sữa

  • Iod

Thiếu iod ở trẻ em có thể dẫn đến các bệnh về tuyến giáp, đặc biệt là khiến trẻ chậm phát triển, nhiều khi là đần độn. Muối cũng như hải sản là những thực phẩm chứa nhiều iod mẹ đừng quên bổ sung cho con.

Để bé hấp thu tối ưu các dưỡng chất trên, bé cần được hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… giúp tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh (chất đạm, vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A…) để tiêu hóa và hấp thu tốt.

Hệ tiêu hóa khỏe sẽ giúp trẻ mới hấp thu tốt các dưỡng chất cho cơ thể và trí não. Đó cũng là chìa khóa quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh, các dưỡng chất phát triển trí não cũng từ đó mà phát huy tác dụng tốt hơn, ví dụ : serotonin – một trong những chất dẫn truyền thần kinh giúp trẻ tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh hơn, học giỏi hơn – được sản xuất tại hệ tiêu hóa tới 95%, trong khi sản xuất tại não chỉ 5%

Bên cạnh đó, bé cần được cung cấp các vi sinh vật có lợi (Probiotics) giúp duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn chí trong lòng ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, đồng thời giúp tiêu hóa thức ăn, tăng sức đề kháng và chống táo bón.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh – Trưởng ban trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Trường hợp mẹ bị ít sữa, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp cải thiện nguồn sữa cho bé:

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sữa, kém sữa, mất sữa ở bà mẹ sau sinh và cho con bú, một trong các nguyên nhân chính là do các chứng bệnh trầm cảm, tim mạch, thiếu máu… làm cơ thể suy yếu, không đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra sữa, hoặc nếu có thì sữa cũng không đạt chất lượng. Hoặc cũng có thể bạn ít sữa là do suy sụp tinh thần, ăn uống không đủ, không thường xuyên cho con bú…

Biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng ít sữa cho bé bú:

· Bạn cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và lao động hợp lý, giữa tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm làm ảnh hưởng đến lượng sữa. Bên cạnh đó, bạn nên ăn bổ sung chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng để có nhiều sữa sau sinh.

· Để có lượng sữa dồi dào cho bé yêu, bạn nên chú ý uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

· Hãy massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động.

Nếu đã thực hiện những điều trên mà sữa vẫn không đủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ sử dụng sữa bột khi được chỉ định.