Thông Tin Dinh Dưỡng

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ SẼ DẪN ĐẾN BIẾN CHỨNG GÌ?

Ngày đăng:

03/12/2017

Táo bón là tình trạng xảy ra khi bé chậm đại tiện, mãi 3 đến 5 ngày mới đi một lần. Mỗi khi bị táo bón, bé đi tiêu sẽ bị đau rát và khóc nức nở. Hơn nữa, nếu mẹ không nhanh chóng có cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh mà để táo bón kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bé. Để biết đó là những biến chứng gì, mời mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

3 nguyên nhân chính khiến bé bị táo bón

  • Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng
  • Bé uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, uống sữa không phù hợp…
  • Bé mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein.

 

Táo bón kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, phát triển kém

Táo bón kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, phát triển kém

 

Những biến chứng khi trẻ bị táo bón

Một khi tình trạng táo bón của bé không được điều trị kịp, những biến chứng sau đây có thể xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:

  • Bé chậm phát triển về thể chất, tinh thần

Táo bón tạo cho bé những cơn sợ hãi khi đi đại tiện. Mỗi lần như vậy, bé đều khóc quấy, la hét vì hoảng loạn. Đó là chưa kể, táo bón còn khiến bé mệt mỏi, biếng ăn, từ đó không cung cấp đủ cho cơ thể những chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết khiến bé phát triển chậm không những về thể chất mà còn tinh thần.

  • Bé bị nứt hậu môn

Nứt hậu môn là biến chứng rất phổ biến khi bé bị táo bón kéo dài, làm bé bị đau rát, ngứa ngáy, chảy máu dẫn tới nhiễm trùng hậu môn.

  • Gây trĩ nếu táo bón lâu ngày

Khi bé bị táo bón, phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng khiến máu không được lưu thông đến trực tràng. Qua thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng trĩ hoặc sa trực tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.

Để bảo vệ bé khỏi những biến chứng do táo bón lâu ngày, mẹ cần thực hiện ngay những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh sau:

  • Cho bé uống nhiều nước
  • Cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín, nhất là các loại có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
  • Thực hiện mát-xa xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với bé lớn, mẹ nên khuyến khích cho bé vận động, chạy nhảy, tập thể dục thường xuyên để tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn.
  • Khi bé vẫn không hết táo bón dù mẹ đã điều chỉnh bằng chế độ ăn, mẹ có thể cho bé dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, để phòng tránh táo bón cho trẻ sơ sinh, mẹ cần tạo cho bé thói quen đi đại tiện hàng ngày để phân không ứ đọng trong đại tràng gây táo bón, đồng thời cho bé vận động, ăn uống nghỉ ngơi điều độ để phòng chống nhiều bệnh, trong đó có cả táo bón.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ có cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Chúc bé của mẹ luôn hấp thu khỏe, phát triển cao lớn và thông minh nhé.