Ăn khoẻ - Ăn ngon

TRẺ SUY DINH DƯỠNG CẦN BỔ SUNG GÌ? NHỮNG ĐIỀU MẸ NÊN BIẾT

Ngày đăng:

08/02/2024

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường dễ mắc bệnh về nhiễm trùng, chậm phát triển thể chất và trí tuệ. Vậy, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, cách bổ sung như thế nào là hiệu quả, giúp bé tăng cân, đạt yêu cầu phát triển? Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau. 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

1. Thông tin cần biết về suy dinh dưỡng ở trẻ em 

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em thường xảy ra khi cơ thể trẻ không có đủ lượng dưỡng chất cần thiết để hoạt động, phát triển bình thường. Đây là vấn đề nghiêm trọng, nếu để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Những biểu hiệu thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng gồm:

  • Sụt cân nhanh
  • Thiếu cân nặng, yếu đuối
  • Chiều cao kém phát triển 
  • Ngoài ra trẻ suy dinh dưỡng có thể có các biểu hiện khác như suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh và vận động kém 

Suy dinh dưỡng ở trẻ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất là do: 

  •  Thiếu ăn
  • Điều kiện sống không tốt
  • Trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng
  • Bệnh tật 

Suy dinh dưỡng ở trẻ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể kể đến như:

  • Khiến trẻ chậm phát triển tâm lý
  • Gặp các vấn đề về phát triển vận động
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong tương lai. 

Để phòng ngừa và điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, phụ huynh cần: 

  • Đảm bảo cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng. 
  • Theo dõi sự phát triển của trẻ và tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khi cần thiết. 

Có thể thấy, suy dinh dưỡng ở trẻ em là vấn đề cần được mọi người quan tâm, có hướng giải quyết triệt để. Trẻ em cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chu đáo để có thể phát triển toàn diện. 

Suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra 

2. Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?  

2.1 Các nhóm vitamin 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung các nhóm vitamin cần thiết. Vitamin là một trong những dưỡng chất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Trong đó, vitamin A giúp trẻ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thị lực tốt. Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến một số vấn đề như khó tăng trưởng, khô mắt và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. 

Vitamin D hỗ trợ cơ thể sử dụng canxi và photpho để xây dựng, duy trì hệ xương răng vững chắc. Bên cạnh đó còn có vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch, vitamin nhóm B tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, hỗ trợ hệ thần kinh. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, tăng khả năng hấp thu sắt và hỗ trợ cơ thể phục hồi sau bệnh. 

Dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất 

2.2 Kẽm 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Kẽm là vi chất thiết yếu giúp kích thích sản xuất hormone tăng trưởng để trẻ phát triển chiều cao, cân nặng. Thêm vào đó, kẽm cũng tham gia vào quá trình tổng hợp protein, giúp xây dựng và phát triển các mô, cơ quan trọng cơ thể. Việc bổ sung kẽm đầy đủ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và đạt được tiềm năng đầy đủ. 

kẽm giúp trẻ phát triển cân nặng

Kẽm kích thích sản xuất hormone tăng trưởng để trẻ phát triển chiều cao và cân nặng

2.3 Sắt 

Sắt là thành phần quan trọng đối với quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở cơ thể trẻ, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng.  Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin - loại protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi tới các tế bào trong cơ thể. Cơ thể trẻ thiếu sắt sẽ không có đủ oxy để hoạt động bình thường, dẫn tới tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, sắt cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển thể chất và trí não, cải thiện khả năng vận động. 

Sắt cần thiết cho sự phát triển trí não

Sắt giúp tăng cường miễn dịch, phát triển thể chất và trí não trẻ 

2.4 Selen, Lysine, Canxi

Nhóm 3 dưỡng chất Selen, Lysine, Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trong đó, Selen giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng. Lysine là axit amin thiết yếu mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp. Canxi là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của xương và răng, giúp điều hòa nhịp tim, chức năng cơ bắp và hệ thần kinh. 

Tham khảo: Thực đơn cho bé 10 tháng nhẹ cân các mẹ nên biết

3. Gợi ý thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng

3.1 Thực đơn cho trẻ dưới 6 tháng 

Trẻ cần được bú sữa mẹ theo nhu cầu của mình. Đối với trường hợp mẹ không có đủ sữa thì nên thay thế bằng việc sử dụng các sản phẩm sữa công thức nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ. 

Tìm hiểu thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 4-5 tháng tuổi khoa học và dinh dưỡng

3.2 Thực đơn cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi 

3.2.1 Thực đơn cho thứ hai

  • Bữa sáng: Bánh mì, sữa, trứng 
  • Bữa phụ sáng: 01 hộp sữa chua
  • Bữa trưa: Cơm, thịt rim tôm, canh khoai mỡ, trái cây, sữa 
  • Bữa phụ buổi chiều: Nước ép trái cây hoặc bánh quy 
  • Bữa tối: Cơm thịt gà kho, canh cua 
  • Trước lúc đi ngủ: 200ml sữa 

3.2.2 Thực đơn cho thứ ba 

  • Bữa sáng: Miến gà, sữa 
  • Bữa phụ buổi sáng: Bánh flan 
  • Bữa trưa: Cơm, cá thu, canh rau cải bẹ nấu với thịt 
  • Bữa phụ buổi chiều: Chè 
  • Bữa tối: Cơm, canh bí đao và thịt kho trứng
  • Trước lúc đi ngủ: 200ml sữa 

3.2.3 Thực đơn cho thứ tư 

  • Bữa sáng: Súp cua hoặc súp gà, sữa 
  • Bữa phụ buổi sáng: Thạch rau câu dừa
  • Bữa trưa: Cơm thịt bò xào, canh rau cải thảo 
  • Bữa phụ buổi chiều: Bánh mì chấm sữa 
  • Bữa tối: Cơm tôm rang, canh rau muống 
  • Trước lúc đi ngủ: 200ml sữa 

3.2.4 Thực đơn cho thứ năm 

  • Bữa sáng: Cháo đậu xanh thịt heo, sữa 
  • Bữa phụ buổi sáng: Nước cam 
  • Bữa trưa: Cơm cá sốt, canh bí đỏ 
  • Bữa phụ buổi chiều: Bánh bông lan 
  • Bữa tối: Canh đậu hũ thịt bằm, cơm trứng chiên 
  • Trước lúc đi ngủ: 200ml sữa 

3.2.5 Thực đơn cho thứ sáu 

  • Bữa sáng: Phở bò, sữa 
  • Bữa phụ buổi sáng: Nước ép cà rốt 
  • Bữa trưa: Cơm cá chiên, canh khoai tây 
  • Bữa phụ buổi chiều: Súp cua 
  • Trước lúc đi ngủ: 200ml sữa 

3.2.6 Thực đơn cho thứ bảy 

  • Bữa sáng: Bánh canh cua, sữa 
  • Bữa phụ buổi sáng: Nước ép thơm 
  • Bữa trưa: Cháo gà nấm 
  • Bữa phụ chiều: 1 hộp sữa chua 
  • Bữa tối: Rau trộn, cơm chiên dương châu 
  • Trước lúc đi ngủ: 200ml sữa 

3.2.7 Thực đơn cho thứ chủ nhật 

  • Bữa sáng: Bánh mì bò kho 
  • Bữa phụ buổi sáng: Đậu hũ nước đường 
  • Bữa trưa: Cơm thịt viên chiên, mướp xào lòng gà 
  • Bữa phụ buổi chiều: 1 viên phô mai 
  • Bữa tối: Nui xào bò 
  • Trước lúc đi ngủ: 200ml sữa 

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi viện dinh dưỡng

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần có chế độ thực đơn phù hợp để phát triển 

4. Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Ngoài việc nắm được trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, các bậc làm cha mẹ cần biết các cách để bổ sung dưỡng chất cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng dưới đây:  

4.1 Bổ sung ngắn hạn

Phụ huynh của thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trực tiếp bằng đường uống thông qua thực phẩm tổng hợp dạng viên hoặc dạng cốm. Phương thức này phù hợp để áp dụng cho trẻ bị thiếu hụt vi chất nghiêm trọng với những biểu hiện có thể nhìn thấy được như: biếng ăn, chán ăn, thấp còi, hay ốm vặt, chậm tăng cân, miễn dịch kém, đề kháng yếu… 

4.2 Bổ sung trung hạn

Có thể bổ sung gián tiếp qua đường ăn bằng những thực phẩm giúp bổ sung vi chất như bột mì, nước mắm, muối ăn… Đây đều là những thực phẩm được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Bổ sung trung hạn được áp dụng để đề phòng tình trạng thiếu hụt vi chất trên diện rộng bởi nó đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại đem đến hiệu quả cao. 

4.3 Bổ sung dài hạn 

Đối với cách này, phụ huynh có thể bổ sung gián tiếp bằng đường ăn uống thông qua thực phẩm có trong các bữa ăn thường ngày. Nguồn gốc của các vi chất dinh dưỡng có thể tới từ động vật hoặc thực vật. Việc cải thiện dinh dưỡng cho các bữa ăn bằng cách tăng cường thực phẩm giàu chất dinh dưỡng là cách đơn giản, dễ thực hiện, đem đến hiệu quả lâu dài và cung cấp đa dạng nhóm chất cho cơ thể trẻ.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi khỏe mạnh

5. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng 

  • Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng để bù lại năng lượng đã mất và phục hồi sự phát triển. 
  • Nhu cầu năng lượng của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 
  • Nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. 
  • Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu protein như: thịt, trứng, cá, các loại đậu, sữa… 
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. 
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ. 
  • Cho trẻ ăn đúng giờ và không nên bỏ bữa ăn. 
  • Cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với các biện pháp khác như tập thể dục, tắm nắng… để trẻ suy dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh. 

Xem thêm: 8 loại sữa cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân được tin dùng

Hy vọng bài viết của Vinamilk đã giúp phụ huynh nắm được trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, có được thực đơn chăm sóc đặc biệt. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.