Thông Tin Dinh Dưỡng

TUẦN 27 CỦA MẸ VÀ THAI NHI

Ngày đăng:

06/10/2016

Vậy là mẹ đã bắt đầu bước vào 3 tháng cuối thai kỳ rồi đấy. Lúc này, bé đã có thể phản ứng lại những tác động mạnh từ bên ngoài bằng những cú đạp nhanh. Bắt đầu từ tuần này, mẹ sẽ phải đi thám khai 2 tuần/ lần để có những thông tin tư vấn kịp thời từ bác sĩ. Hãy xem trong tuần 27 mẹ cần chú ý những gì nữa nhé!

Thay đổi của bé

  • Bé đã nặng khoảng 900gr. Da bé đã bớt ngăn nheo và sẽ đầy lên vì chất béo tiếp tục được bổ sung. Nếu được sinh trong thời điểm này, bé sẽ vô cùng mỏng manh với chân tay dài.
  • Đường hô hấp chỉ vừa hình thành những cấu trúc nhỏ, phế quản và phế năng đang tăng dần về số lượng.
  • Hàng triệu nơ ron thần kinh đã hình thành với các nếp gấp, rãnh phát triển mạnh và lan rộng.
  • Bé có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua tử cung với đôi mắt gần như đã hoàn thiện.
  • Tử cung tăng cường nước ối giúp bé có không gian di chuyển.

Thay đổi của mẹ

  • Một phần cơ thể mẹ trở nên phù hơn vì máu trong cơ thể phải tuần hoàn nhiều hơn và thể tích của những chất dịch trong cơ thể cũng tăng lên. Chân, bàn chân thậm chí các ngón tay của mẹ cũng trông to hơn bình thường.
  • Mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ cơ thể, thường xuyên thấy nóng trong người.
  • Bầu ngực ngày càng nặng và căng. Xuất hiện rõ ràng các tĩnh mạch dài. Đầu ti sậm màu hơn.
  • Mẹ sẽ thấy những cơn đau kéo đến mỗi khi gập người.
  • Có thể mẹ sẽ thấy tê râm ran hoặc khó chịu ở cẳng chân khi nghỉ ngơi hoặc đang ngủ. Nếu cảm giác này chỉ bớt khi cử động, có thể mẹ đang mắc hội chứng chân không nghỉ (RLS). Đây là một hiện tượng tương đối phổ biến và mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn những phương pháp để làm giảm bớt tình trạng này.
  • Mẹ sẽ thấy tâm trạng hay thay đổi, có thể dễ khóc hơn.

Lời khuyên cho mẹ
Nhớ dành thời gian để tập luyện mỗi ngày mẹ nhé!

Nhớ dành thời gian để tập luyện mỗi ngày mẹ nhé!

  • Hãy hỏi bác sĩ về việc kiểm tra lượng sắt trong cơ thể, xem mẹ có cần bổ sung thêm sắt hay không. Mẹ cũng cần xét nghiệm xét nhóm máu và yếu tố Rh trong máu. Nếu Rh âm, phải chắc chắn cơ thể mẹ không sản xuất bất kỳ kháng nguyên nào.
  • Tránh các bài tập thể dục yêu cầu chân phải chịu toàn bộ sức nặng cơ thể nếu mẹ đang bị trĩ, vì chúng có thể gia tăng áp lực lên ổ bụng, trực tràng. Tốt nhất, giai đoạn này, mẹ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay bơi mẹ nhen.
  • Nếu chưa chích uốn ván mũi 2 trong tuần rồi, mẹ nhớ xếp lịch đi trong tuần này nhé.
  • Đừng quên massage, chườm ấm hằng ngày để giảm đau, đỡ nhức mẹ nhen.
  • Mẹ nên tiếp tục theo dõi và ghi chú hoạt động của bé để phát hiện ngay những dấu hiện bất thường, kịp thời thông báo với bác sĩ.
  • Duy trì thực đơn hàng ngày giàu acid folic và omega 3. Uống sữa mỗi ngày nữa mẹ nhen. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại sữa như Dielac Mama hay Optimum Mama – có đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt ba như DHA, canxi, sắt và chất xơ, giúp thai nhi phát triển toàn diện, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, loãng xương và táo bón cho mẹ.

Để bé thật sự khỏe mạnh, ngoài những điều trên, mẹ cần một chế độ nghỉ ngơi và đi lại hợp lý. Tâm lý thoải mái và càng sớm giảm bớt công việc, bé yêu của mẹ càng có cơ hội chào đời khỏe mạnh. Hy vọng với những thông tin trong bài, mẹ sẽ phần nào đỡ căng thẳng và có bước chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của bé. Chúc mẹ có một thai kỳ đáng nhớ và khỏe mạnh!

BS. Nguyễn Thu Vân

Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk