Bệnh về tiêu hoá – thách thức cho hệ tiêu hoá của bé tuổi đi mẫu giáo

Ngày đăng : 14/03/2019

Trẻ đi mẫu giáo cũng là lúc bệnh dễ hoành hành, đặc biệt là các rối loạn về tiêu hóa. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đứng trước những thay đổi về môi trường ăn uống, sinh hoạt và các nguy cơ lây bệnh từ nhà trẻ, từ đó gặp phải các vấn đề như táo bón, phân sống, tiêu chảy,… không ngừng làm cha mẹ lo lắng.

 

Tuổi đi mẫu giáo – nỗi lo về hệ tiêu hóa của bé

 

Các bệnh lý về tiêu hóa trở thành nỗi lo thường trực của cha mẹ khi bé bắt đầu đi mẫu giáo. Bởi ở độ tuổi này, bé còn quen sinh hoạt gia đình nên khó thích nghi nhanh với chế độ ăn và cách ăn mới ở trường: từ ăn theo khẩu phần quen thuộc mẹ làm sang ăn theo thực đơn chung lạ lẫm ở trường, từ ăn một mình sang ăn chung với bạn. Đôi khi ở nhà, giờ ăn các bữa của bé trễ hơn hoặc cách nhau xa hơn ở nhà trẻ. Điều này dẫn đến các thay đổi về “đồng hồ sinh học” trong hệ tiêu hóa của bé, cộng thêm tâm lý e dè căng thẳng khi xa cha mẹ, trong thời gian đầu có thể khiến bé chán chường, biếng ăn hay ngậm thức ăn lâu.

 

Một số bậc cha mẹ khi ở nhà còn có thói quen sử dụng thiết bị như tivi, điện thoại,… để “dụ” trẻ ăn cơm nhanh và dễ dàng hơn. Thói quen cho bé vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại không chỉ làm giảm hiệu suất tiêu hóa của cơ thể bé, mà còn vô tình khiến bé mất tính tự lập, khó tự ăn uống khi đi học. Khi ở trường không có sẵn ti vi hay điện thoại, bé không chịu tự ăn, ngán ăn, lại không có cha mẹ chiều nên càng dễ quấy khóc, từ đó dẫn đến bỏ ăn, sụt cân và sợ đi nhà trẻ.

 

Các món ăn nhà luôn gần gũi với bé hơn thực đơn ở trường, do đó khi đi học bé dễ chán ăn, bỏ bữa

 

Không chỉ thế, môi trường nhà trẻ là nơi chia sẻ không gian sinh hoạt chung, bé dùng chung nhiều đồ dùng cá nhân, đồ chơi, dụng cụ học tập,… với bạn bè. Đây vô tình là cơ hội cho virus, vi khuẩn trong môi trường tấn công hệ tiêu hóa của bé, tăng cao nguy cơ lây nhiễm các bệnh thường gặp về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, phân sống,… PGS.TS.BS Nguyễn Thị Diệu Thúy- Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội chia sẻ, nhà trẻ là môi trường đông đúc, phức tạp và khó cách ly nên rất dễ khiến bé lây nhiễm bệnh, đặc biệt là vào mùa dịch hoành hành, một trẻ bệnh sẽ kéo theo các bé khác bệnh cùng.

 

Nhà trẻ đông đúc và tiếp xúc nhiều, dễ tạo ra môi trường lây truyền bệnh về tiêu hóa giữa các bé

 

Từ các nguyên nhân trên, trẻ bước vào đổ tuổi đi mẫu giáo thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Bé dễ đau bụng, tiêu chảy, biếng ăn nên dẫn đến mệt mỏi, sút cân, từ đó lại càng lười ăn, ăn uống không ngon miệng. Vòng lặp bệnh lý này cứ xoay vòng trong thời gian bé đi học, “nhốt” cha mẹ trong nỗi lo thường trực về sức khỏe hệ tiêu hóa của bé nói riêng và sức khỏe cơ thể, sự phát triển thể chất lâu dài của bé nói chung.

 

Giải toả tâm lý, xây dựng ý thức cho bé đi mẫu giáo

 

Phòng tránh các bệnh về tiêu hóa cho bé trở thành ưu tiên hàng đầu của mẹ khi đưa bé đến trường. Vấn đề này được “gỡ nút” đầu tiên ở chính tâm lý bé: bé thường e dè, sợ hãi hoặc chán chường khi ăn bữa ở trường.

 

Theo TS. Lê Minh Hương – Trưởng khoa miễn dịch Bệnh viện Nhi trung ương, ở giai đoạn đầu mẹ có thể giải tỏa áp lực tâm lý bằng cách trò chuyện cho bé hiểu sự quan trọng của việc đi học mẫu giáo. Trước khi bé đến trường từ 1-3 tháng, mẹ nên nghiêm túc tập cho bé lịch ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không nuông chiều bé với thực đơn chỉ gồm món bé thích, mà nên đa dạng hóa thành phần, giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi với các thực đơn dinh dưỡng khác nhau, từ đó không bị bỡ ngỡ trước chế độ ăn nhà trẻ.

 

Bé cần làm quen với các món đa dạng, mới lạ để tránh bỡ ngỡ

khi bắt đầu đi mẫu giáo

 

Mẹ cũng cần tập cho bé học cách ăn uống tự lập mà không lệ thuộc vào các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại,… Nếu bé đã có thói quen xem hoạt hình hoặc ca nhạc mới chịu ăn, mẹ có thể “giao kèo” bé phải ăn một muỗng thức ăn trước một lần xem, rồi dần dần tăng số lượng thìa thức ăn và giảm số lượng xem, cuối cùng là sau khi trẻ ăn hết khẩu phần của mình mới cho bé xem hoặc sử dụng thiết bị.

 

Giúp bé “bắt nhịp” với thực đơn ở trường và phòng tránh lây nhiễm bệnh

 

Về chế độ ăn, thực đơn lạ lẫm và có phần “rập khuôn” ở trường đôi khi khiến bé khó chịu, chán ăn, từ đó dẫn đến ăn chậm, ngậm ăn hoặc bỏ bữa. Đây là lúc mẹ có thể linh hoạt biến đổi chế độ ăn ở nhà cho hình thức món ăn hoặc thành phần thực phẩm gần giống với ở trường, thuyết phục bé rằng món ăn vẫn ngon và giàu chất dinh dưỡng như bình thường mẹ làm.

 

Thời gian đầu đi học, nếu bé có dấu hiệu chán ăn hoặc bài xích các món ở trường, mẹ có thể chủ động phối hợp đồ ăn nhà và đồ ăn trường cho bé dần làm quen. Mẹ có thể để bé ăn bữa sáng ở nhà, xin phép cô cho bé mang theo đồ ăn dặm như trái cây, salad, sữa chua,… mà bé thích, dùng xen kẽ với các bữa ở trường để bé có hứng thú với việc ăn ở trường hơn. Mẹ cũng có thể nhờ cô theo dõi và động viên bé ăn cơm tại trường, tránh hối thúc hoặc gây sức ép khi bé ăn chậm – dễ khiến bé sợ và càng biếng ăn hơn.

 

Ngoài ra, để giúp bé tránh được lây nhiễm bệnh về tiêu hóa trong môi trường học tập chung, mẹ nên tập cho bé các thói quen phòng ngừa bệnh như giữ gìn vệ sinh, che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng,….

 

Lợi khuẩn probiotic – xu hướng mới ưu việt trong việc bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của bé

 

Một giải pháp hiệu quả khác trong việc bảo vệ hệ tiêu hóa của bé tuổi đi học chính là bổ sung lợi khuẩn (hay còn gọi là Probiotic), nhằm kích thích chức năng tiêu hóa và tăng cường miễn dịch đường ruột cho bé. Lợi khuẩn (các vi khuẩn có lợi) có khả năng ức chế và tiêu diệt hại khuẩn (các vi khuẩn có hại), cân bằng hệ thống vi sinh trong đường ruột và từ đó giảm thiểu các rối loạn trong ống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột của bé khỏi sự xâm nhập của hại khuẩn, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp bé đẩy lùi các bệnh về tiêu hóa thường gặp.

 

Bổ sung lợi khuẩn và thực đơn hằng ngày là giải pháp cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tiêu hóa

 

Mẹ có biết rằng, bổ sung lợi khuẩn là phương pháp tiên tiến để bảo vệ hệ tiêu hóa cho bé đang được rất nhiều quốc gia phát triển áp dụng? Thế nhưng để phương pháp này phát huy hiệu quả, điều tiên quyết mẹ cần là chọn lựa được một chủng lợi khuẩn ưu việt, có khả năng sống sót cao trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày, từ đó mới có thể hỗ trợ chức năng tiêu hoá và tăng cường miễn dịch đường ruột cho bé. Không phải tất cả các chủng men probiotic đều có được sức sống ưu việt để đạt được tiêu chí này.

 

Sữa chua uống Probi – giảp pháp 13 tỷ lợi khuẩn ưu việt bảo vệ hệ tiêu hoá của bé

 

Hiểu được tâm lý mẹ, tại Việt Nam, sữa chua uống Probi của Vinamilk là sản phẩm sữa chua uống men sống bổ sung lợi khuẩn hàng đầu mà mẹ có thể tin dùng. Cứ mỗi chai 65ml sữa chua uống Probi lại chứa đến 13 tỷ lợi khuẩn L. Casei 431 ® – một chủng lợi khuẩn độc quyền từ Đan Mạch đã được công nhận qua hơn 20 nghiên cứu lâm sàng từ các nước, và được tập đoàn men sống hàng đầu Châu Âu CHR Hansen chứng nhận về khả năng cải thiện rối loạn tiêu hóa, biếng ăn ở trẻ.

 

Lợi khuẩn L. Casei 431® cũng đượckiểm nghiệm là có sức sống ưu việt, tồn tại lâu trong môi trường pH thấp của dạ dày để hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé hoạt động hiệu quả.

 

Sữa chua uống Probi của Vinamilk chứa đến 13 tỷ lợi khuẩn ưu việt trong 1 chai 65ml

 

Năm 2013, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam cũng công bố nghiên cứu công nhận tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và giảm thiểu các bệnh tiêu hóa ở trẻ của sữa chua uống Probi. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị táo bón khi sử dụng Probi giảm gấp 3 lần so với nhóm trẻ không dùng, số ngày bị táo bón ở trẻ dùng Probi cũng giảm từ 2.35 xuống còn 1.35 ngày. Không chỉ thế, tỷ lệ trẻ đi phân sống sau khi dùng Probi chỉ bằng ½ so với nhóm không dùng và tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy cũng giảm hơn 1 nửa, từ 7.9% xuống còn 3.1%.

 

Sữa chua uống Probi là sản phẩm được Tổng hội Y học Việt Nam khuyên dùng 2 chai mỗi ngày để duy trì sức khỏe tiêu hóa tối ưu cho bé. Từ nay, mẹ có thể tin tưởng Probi để đồng hành cùng bé trong tuổi đi học, bảo vệ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh cho những ngày vui khỏe cắp sách đến trường!

Các bài viết liên quan

Hệ lợi khuẩn đường ruột ngừa Salmonella ra sao
Hệ lợi khuẩn đường ruột ngừa Salmonella ra sao
Sữa chua Probiotics giúp giảm nồng độ kim loại nặng trong máu
Sữa chua Probiotics giúp giảm nồng độ kim loại nặng trong máu
5 gợi ý giúp mẹ chuẩn bị cho bé sẵn sàng quay lại trường học sau mùa dịch
5 gợi ý giúp mẹ chuẩn bị cho bé sẵn sàng quay lại trường học sau mùa dịch
buynow 1 Vinamilk

Tăng cường đề kháng Hạn chế cảm cúm

Luôn trang bị cho cả nhà mình Sữa chua Probi - bí quyết tăng cường sức đề kháng và hạn chế cảm cúm, để cả nhà mình nhẹ nhàng & khỏe mạnh 'lướt' qua mùa cúm mà không cần bác sĩ nhe!
Mua ngay Button

Vinamilk sữa chua

Bí quyết ngon khỏe từ thiên nhiên!

Công ty sữa Vinamilk không ngừng mở rộng nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu sản phẩm mới với mong muốn mang đến dinh dưỡng tối ưu cho người Việt