
Cách nấu món ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi cho bé

Trong năm đầu đời, bé sẽ phát triển rất nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Để bé có thể phát triển tối ưu ở “giai đoạn vàng”, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với bé. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu cách nấu bột ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi của bé.
Dinh dưỡng ăn dặm theo từng tháng tuổi
- 6 – 8 tháng tuổi

Bé có thể bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6
Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Để hệ tiêu hóa của bé thích ứng với các loại thực phẩm mới sau 6 tháng hoàn toàn bú sữa mẹ, mẹ nên cho bé ăn dặm bằng hoa quả và rau củ. Mẹ nên chọn các quả mềm, bổ dưỡng, vị thơm ngon như chuối, kiwi, đu đủ, lê… để bé dễ ăn. Với rau củ, bé 6 – 8 tháng tuổi có thể ăn bông cải xanh, bí xanh, bí ngô, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, củ cải đỏ, khoai lang…
Từ khi bé tròn 7 tháng, mẹ mới nên cho bé ăn thịt để tránh hệ tiêu hóa của bé phải làm việc quá tải từ sớm. Trong giai đoạn này, mẹ có thể xay nhuyễn các loại thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, đậu đỏ, đậu lăng, đậu đen… để nấu bột ăn dặm cho bé.
Cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 – 8 tháng:
– Với rau củ, trái cây, mẹ gọt vỏ, bỏ hột và xơ, sau đó luộc đến khi chín mềm rồi bỏ vào máy xay mịn. Ở bước cuối cùng, mẹ có thể cho thêm dầu ăn thực vật để bổ sung chất béo có lợi cho bé.
– Với thịt cá, mẹ lóc hết xương, băm nhỏ, mịn cho vào bột hay cháo khuấy đều, nấu cho thịt chín. Khi thịt đã chín, mẹ cho thêm rau đã băm nhuyễn hay củ đã tán nhuyễn vào đun tiếp đến khi rau chín Trước khi cho bé ăn, mẹ nhớ bỏ thêm dầu ăn nhé.
- 8 – 10 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé cưng của mẹ sẽ chào đón những chiếc răng nhỏ xíu xinh xắn, giúp bé ăn uống dễ dàng hơn. Vì vậy, cách nấu bột ăn dặm cho bé 8 – 10 tháng không đòi hỏi mẹ phải nghiền nhuyễn mà chỉ cần nấu mềm.
Bé cũng có thể ăn bốc và việc này sẽ giúp bé có hứng thú ăn uống hơn. Do đó, mẹ hãy cắt nhỏ những thực phẩm như chuối, bánh mì, bánh quy, đậu phụ, mì… để bé tự cầm ăn và không bị mắc nghẹn. Thêm vào đó, bé có thể dùng thêm sữa chua, phô mai tiệt trùng đã được cắt nhỏ cho dễ ăn.
Thức ăn của bé 8 – 10 tháng gồm:
– Sữa mẹ
– Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua.
– Gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp giàu chất sắt
– Chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang
– Bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường
– Trứng, thịt heo, bò, gà… cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan….
Cách nấu bột ăn dặm giai đoạn này là:
– Với rau và trái cây: mẹ gọt vỏ, bỏ hột và xơ. Mẹ cũng có thể cho bé ăn rau sống dưới dạng lát mỏng, que… Rau chín mẹ không cần xay mà giữ nhiều miếng.
– Với cá/ thịt, mẹ lạng bỏ da và mỡ, băm nhỏ cho vào cháo, nấu đến khi thịt chín. Khi thịt chín, mẹ cho tiếp rau đã băm nhỏ vào nấu chung đến khi rau chín. Cuối cùng, cháo chín mẹ cho tiếp ít dầu ăn vào . Như vậy là bé đã có 1 chén cháo thơm ngon, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm rồi mẹ nhé.
- 10 – 12 tháng tuổi
Bé yêu của mẹ đã có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm hơn nên mẹ có thể cho bé tập ăn đậu phộng, tôm, sò… Tuy nhiên, mật ong nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh cho bé dưới 1 tuổi.
Vì đã mọc nhiều răng và biết nhai, bé đã ăn được những miếng lớn hơn một chút. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cắt nhỏ các miếng đồ ăn lớn để giúp bé không bị hóc. Lưu ý là khi cho bé ăn, mẹ nhớ chú ý quan sát quá trình ăn uống của bé để kịp thời phát hiện các trường hợp bị sặc, bị hóc
Thức ăn của bé 10 – 12 tháng gồm:
– Sữa mẹ
– Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua
– Các loại ngũ cốc giàu sắt
– Trái cây bóc vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ
– Rau hấp chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
– Thực phẩm giàu chất đạm.
– Thực phẩm cho bé ăn bốc.
Cách nấu bột ăn dặm cho bé giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn trước nhưng thức ăn có thể thô, đặc hơn. Nếu cho bé ăn nhuyễn mềm quá lâu sẽ khiến khả năng nhai của bé bị hạn chế. Ngoài ra, mẹ nên nhớ bé vẫn cần tránh thức ăn nhiều gia vị, nhiều muối nhiều đường.
– 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
– 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
– 1/4 đến 1/2 chén rau.
– 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp.
– 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.
Trên đây là các cách nấu bột ăn dặm theo từng tháng tuổi. Để bé có thể hấp thu tốt các dưỡng chất có trong bột ăn dặm, mẹ nhớ chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, tươi sạch, không dùng hóa chất. Với rau củ, mẹ đừng nấu quá chín vì sẽ làm mất chất xơ. Tuy nhiên với thị trường thực phẩm khó lường và phức tạp như hiện nay, để bảo đảm an toàn cho bé, mẹ nên cho bé dùng bột ăn dặm từ thương hiệu uy tín, sản xuất với quy trình hiện đại, đồng thời bổ sung đủ và cân đối dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện. Chúc bé yêu của mẹ có những trải nghiệm ăn dặm thú vị và đáng nhớ nhé!
Để đảm bảo an toàn cho bé cưng, mẹ có thể tự tin lựa chọn cho bé bột ăn dặm RiDIELAC GOLD. Với các nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản, lại được sản xuất khép kín, hiện đại, mẹ không phải lo bé sẽ bị ngộ độc hay nhiễm khuẩn nữa. Chứa 21 Vitamin và khoáng chất cùng chất xơ dễ tiêu hóa, bột ăn dặm RiDIELAC GOLD còn giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn nữa đấy mẹ ơi.
Ngoài bột vị ngọt như RiDIELAC GOLD Yến Mạch Sữa, Gạo Sữa, Gạo Trái cây, RiDIELAC GOLD còn có nhiều loại bột vị mặn đa dạng như Heo Cà Rốt, Bò Rau Củ, Heo Bó Xôi, Gà Rau Củ, Lươn Cà rốt Đậu Xanh, Yến mạch Gà Đậu Hà Lan… giúp bé thay đổi khẩu vị mỗi ngày.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.
Chuyên gia Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk


