Ăn khoẻ - Ăn ngon

CHO BÉ ĂN DẶM – NÊN VÀ KHÔNG NÊN?

Ngày đăng:

17/10/2021

Bé bước vào thời kỳ ăn dặm, sẽ có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý để bé không chỉ ăn ngon miệng mà còn giúp bé hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Mẹ hãy tham khảo để biết những điều nên và không nên làm khi cho bé ăn dặm nhé.

Bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Khi nào mẹ nên cho bé ăn dặm?

Theo các chuyên gia, bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì như vậy bé sẽ dễ rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, không thể dung nạp thức ăn mới. Tuy nhiên, tùy thực trạng bú mẹ của bé mà có thể cho ăn dặm sớm hơn nhưng không được trước 120 ngày tuổi. Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm quá trễ, bé sẽ lười nhai, sinh ra biếng ăn và còn dễ bị thiếu chất do không được bổ sung đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển. Như vậy, lý tưởng là mẹ có thể cho bé ăn dặm bữa đầu tiên kể từ thời điểm bé tròn 6 tháng tuổi.

Khi có những dấu hiệu sau là bé đã sẵn sàng ăn dặm rồi đấy mẹ nhé:

  • Bé có thể giữ thẳng đầu, ngồi vững khi được mẹ đặt vào ghế ăn.
  • Khi được đưa đến gần mâm cơm, bé sẽ nhìn chăm chú và đưa tay ra như muốn đòi thử những món ăn trước mắt.
  • Nhìn người lớn ăn, bé không chỉ nhìn say sưa mà còn chóp chép miệng nhỏ xin theo từng chuyển động nhai của người đối diện. Mẹ có thể thử đút bé một ít thức ăn xay nhuyễn hoặc loãng xem bé có chịu ăn và nuốt được không nhé.
  • Nguyên tắc ăn dặm: Từ ít đến nhiều; từ loãng đến đặc; từ mịn đến thô; từ ngọt đến mặn; từ nguồn thực phẩm thực vật đến động vật, từ 1 lọai thức ăn đến đa dạng.

Các nhóm thực phẩm NÊN CÓ khi cho bé ăn dặm

Mỗi chén bột / cháo cần đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột, béo, đạm, rau củ:

  • Đối với bột đã chín sẵn thì dùng nước ấm cho bột vào từ từ khuấy đều.
    • Thịt, cá , tôm, cua, đậu hủ…phải bầm nhuyễn hoặc xắt nhỏ … nấu chín nhừ mới cho bột trộn vào, cho thêm dầu tinh luyện
    • Cho bé ăn cả xác thịt , cá, tôm, cua…
  • Đối với bột còn sống (bột gạo): Hoà chất bột cùng chất đạm đã xắt nhỏ hoặc bằm nhuyễn vào nước, bắc lên bếp khuấy chín, cho tiếp rau đã xắt nhỏ hoặc bằm nhuyễn vào và cuối cùng cho tiếp dầu ăn.
  • Mỗi chén cần có:
    • 2 muỗng canh chất đạm: thịt, cá, tôm , cua, lươn…
    • 2 muỗng canh chất rau: rau lá / rau củ…(thái nhỏ, băm nhuyễn)
    • 2 muỗng canh dầu ăn (10ml): dầu mè, dầu nành…
    • Dùng chén 200ml, muỗng 5ml.
    • Cho bé ăn thêm trái cây: chuối, đu đủ…trái cây mềm hoặc xay hay nước trái cây cho vào bữa phụ.

Ngoài ra, bột ăn dặm cho bé còn cần được bổ sung những dưỡng chất cần thiết như:

Đầu tiên chính là sắt – dưỡng chất không thể thiếu, đóng vai trò quyết định cho sự phát triển trí não của bé ở hiện tại và cả sau này. Từ tháng thứ 6, nguồn chất sắt tự nhiên khi bé chào đời sẽ bắt đầu giảm dần nên bé rất cần được bổ sung chất này khi ăn dặm. Để bổ sung sắt cho bé, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé thịt đỏ, thịt gà, trứng và rau xanh. Các loại trái cây có múi hay cà chua giàu vitamin C cũng nên được mẹ bổ sung cho bé vì vitamin C sẽ giúp bé hấp thu sắt hiệu quả hơn.

Nhóm thực phẩm tiếp theo mẹ không nên bỏ qua khi cho bé ăn dặm chính là nhóm thực phẩm giàu vitamin D như các loại cá có dầu, trứng, ngũ cốc, phô mai, bơ… Vitamin D sẽ giúp hệ xương và khớp của bé phát triển khỏe mạnh, phòng chống còi xương, đồng thời tăng cường miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng hiệu quả.

Cuối cùng là nhóm thực phẩm quan trọng, giúp bé phát triển não bộ và thị lực – nhóm thực phẩm giàu Omega-3. Mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho bé từ các loại cá béo, cá hồi, trứng và rau xanh đậm nhé.

Thực phẩm KHÔNG NÊN có trong thực đơn ăn dặm của bé

  • Muối: Trước khi bé được 1 tuổi, mẹ nên tránh nêm muối vào thức ăn cho bé vì lúc này hệ tiêu hóa và thận của bé còn chưa hoàn thiện, khó chuyển hóa muối nên dễ bị quá tải. Chưa kể, mẹ nêm muối vào món ăn dặm sẽ vô tình hình thành thói quen ăn mặn, dễ khiến bé mắc các bệnh như cao huyết áp, suy thận trong tương lai.
  • Các loại hạt chưa tách, còn nguyên: Mẹ nên chú ý chỉ cho bé ăn các loại hạt đã xay nhuyễn, tách hạt, tránh để bé bị nghẹn, hóc.
  • Trứng chưa nấu chín: Mẹ chỉ nên cho bé ăn trứng đã chế biến chín kỹ để bé có thể hấp thu protein trong trứng và tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Thịt đóng hộp: Bé không thích hợp với các loại thịt muối, giăm bông, xúc xích nhiều muối và chất phụ gia, do đó mẹ không nên cho bé ăn dặm với các loại thịt này để phòng chống nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp.
  • Mật ong: Vì dễ gây ngộ độc cho các bé dưới 12 tháng tuổi nên dù có nhiều công dụng, mẹ không nên cho bé ăn dặm với mật ong.
  • Thực phẩm nhiều đường và chất béo: Đây là các loại thực phẩm dễ gây tăng cân, béo phì và sâu răng nên tốt nhất mẹ phải hạn chế cho bé.

Bột dinh dưỡng – Thực phẩm không thể thiếu trong giai đoạn ăn dặm của bé yêu

Sẽ rất khó cho mẹ trong việc phải cân đong đo đếm định lượng và luân phiên thay đổi các thực phẩm để bé có những bữa ăn dặm phong phú và đủ chất. Đó chính lý do bột ăn dặm trở nên không thể thiếu trên chặng đường ăn dặm của bé.

Bột ăn dặm RiDIELAC bổ sung đầy đủ và cân đối các vi chất dinh dưỡng chính là phần không thể thiếu trong hành trình ăn dặm của bé. Trong mỗi chén bột ăn dặm RiDIELAC, bé sẽ được cung cấp đến 21 vitamin và khoáng chất thiết yếu đặc biệt là Kẽm, Sắt, Canxi, vitamin D3, C, A, E,… để phát triển thể chất toàn diện. Hơn nữa, sản phẩm còn bổ sung hệ dưỡng chất thiết yếu gồm Axit folic, I ốt, Sắt, Taurin, Axit linoleic, đặc biệt DHA kết hợp với Lutein giúp tăng cường khả năng nhận thức, ghi nhớ và học hỏi cho bé yêu.

Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn bột RiDIELAC Gạo sữa, Yến mạch Sữa, Gạo trái cây để giúp bé dễ chấp nhận hơn nhờ vị ngọt quen thuộc, gần giống với sữa. Giai đoạn tiếp theo, mẹ có thể chọn bột mặn RiDIELAC như , Heo bó xôi , Gà rau củ , Yến mạch gà đậu Hà Lan, Cá hồi bông cải xanh, Bò rau củ, … để làm đa dạng khẩu vị cho bé.

Lưu ý: Khi cho bé ăn dặm:

  • Dùng chén, muỗng cho bé tập ăn, không cho vào bình bú.
  • Nên tập cho bé tự ăn
  • Thay đổi món ăn thường xuyên để bé không chán.
  • Cần phải vệ sinh tay mẹ và tay bé phải rửa sạch, dụng cụ pha chế phải trụng nước sôi, nếu không bé rất dễ bị tiêu chảy.
  • Cho bé ăn nhiều lần, không ăn quá nhiều trong 1 lúc.

Ăn dặm là cột mốc quan trọng đầu tiên trên hành trình phát triển của bé yêu, mở ra một thế giới mới với hàng ngàn hương vị đặc sắc ngoài sữa mẹ. Đây cũng là thời điểm bé sẽ bắt đầu học lẫy, lật, trườn, bò hay học nói nên bé rất cần được ở mẹ ở bên để cùng chơi đùa, mát xa hay trò chuyện. Vậy nên, bột ăn dặm RiDIELAC sẽ giúp mẹ làm nên những món bột cho bé ăn dặm hoàn hảo để mẹ có thêm thời gian chăm sóc bé yêu. Chúc bé và mẹ sẽ có những khoảnh khắc thật đáng nhớ nhé