Ăn khoẻ - Ăn ngon

CHUẨN BỊ ĐỒ ĂN DẶM CHO BÉ, MẸ NÊN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Ngày đăng:

29/11/2021

Để hành trình ăn dặm của con thật suôn sẻ, mẹ cần nắm rõ kiến thức về dinh dưỡng và cách lên thực đơn ăn dặm. Trong khâu chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, mẹ sẽ thấy có những “nguyên tắc vàng” bấy lâu nay mẹ thực hiện chưa thực sự chính xác. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tránh các lỗi sai cơ bản, cùng xem nhé!

Những lỗi thường gặp khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé

1. Hạn chế chất béo vì sợ con béo phì

Nhiều mẹ khá thận trọng khi thêm chất béo vào bữa ăn cho bé, nhưng chất béo lại đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ bé phát triển tế bào não và hệ thần kinh. Vì vậy, khi bé đã bắt đầu thích nghi với việc ăn dặm (thông thường là 7 tháng tuổi), mẹ hãy bắt đầu bổ sung chất béo vào món ăn dặm của bé nhé.
Chất béo cho bé ăn dặm có thể từ dầu gấc, dầu olive, dầu cá hồi hoặc các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè… Lượng chất béo nên khoảng 5-10ml/bữa lúc bé mới bắt đầu và tăng lên dần tùy từng giai đoạn.

Mẹ hãy bắt đầu bổ sung chất béo vào món ăn dặm của bé

2. Dùng nước mía nấu đồ ăn dặm cho bé giúp tăng cân nhanh

Lượng đường trong mía khá cao. Nếu mẹ dùng nhiều nước mía để chế biến thức ăn sẽ dễ gây sâu răng và béo phì. Mẹ chỉ nên dùng một lượng vừa đủ để nấu nước dùng và cân nhắc với các thành phần dưỡng chất khác để đảm bảo khẩu phần hợp lý.

3. Nêm gia vị, muối hay nước mắm cho bé dễ ăn

Đối với bé dưới 1 tuổi thì không cần thêm mắm, muối vào món ăn dặm của bé. Vì trong thịt, cá hay rau, củ, quả đã có lượng muối đủ với nhu cầu của cơ thể bé. Quan trọng là thận của bé chưa phát triển hoàn thiện, việc mẹ nêm nhiều muối hay mắm sẽ có thể khiến thận của bé hoạt động quá tải, không tốt cho sức khỏe của bé.

Bé dưới 1 tuổi thì không cần thêm mắm, muối vào món ăn dặm của bé

4. Bổ sung nhiều đạm để con thêm khỏe

Thực chất, ăn đạm nhiều không những khiến trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa mà còn dẫn tới chứng biếng ăn hoặc táo bón. Trong quá trình tiêu hoá, chất đạm cũng sinh ra nhiều chất trung gian khiến gan và thận của bé phải làm việc nặng nề hơn.
Mặt khác, mẹ nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…), một cách hài hòa để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

5. Nấu đồ ăn dặm cho bé ăn cả ngày cho tiện

Mẹ thường hay nấu cháo hay bột ăn dặm cho cả ngày rồi bảo quản trong tủ lạnh. Việc này không chỉ làm dưỡng chất trong cháo, bột ăn dặm mất đi đáng kể mà còn có khả năng mất vệ sinh, không an toàn thực phẩm. Thức ăn sau khi nấu chín chỉ nên để trong vòng 2 giờ trước khi cho bé ăn. Vì vậy, mẹ nên nấu bữa nào cho con ăn bữa đó, tránh để thừa đến bữa sau. Mẹ có thể tìm hiểu thêm cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé nếu mẹ quá bận rộn nhé.

Đồ ăn dặm cho bé cần đủ 4 nhóm chất và liều lượng thích hợp.
Đồ ăn dặm cho bé cần đủ 4 nhóm chất và liều lượng thích hợp.

Nhìn chung, các lỗi thường gặp đã đề cập ở trên là do mẹ chưa hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cần đủ 4 nhóm: Bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Tiết chế, kết hợp đúng cách và cân đối các loại thực phẩm sẽ mang lại cho con bữa ăn dặm đủ chất và hấp thu khỏe.

Mẹo kết hợp 4 nhóm thực phẩm làm đồ ăn dặm cho bé

Sự cân đối tỷ lệ giữa 4 nhóm chất sẽ giúp trẻ có đầy đủ dinh dưỡng, phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

Nhóm chất béo: Có nhiều trong dầu, mỡ, bơ. Chất béo giúp bé hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin K, E, A, D và giúp tế bào não, hệ thần kinh của con yêu phát triển.

Nhóm bột đường: Cơ thể bé cần chất bột đường để cung cấp năng lượng cho các hoạt động, góp phần cấu tạo nên tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ,… Mẹ có thể bổ sung chất bột đường từ các loại ngũ cốc và củ như gạo, khoai môn, khoai lang, mì…

Nhóm chất đạm: Xây dựng tế bào cơ thể, cơ, xương, răng… tham gia vào quá trình tạo dịch tiêu hoá, các men và hormone hỗ trợ nhiều hoạt động của cơ thể. Mẹ có thể bổ sung đạm từ nguồn động vật (sữa, trứng, thịt gà, bò, cá, heo), nguồn thực vật (đậu hũ, các loại đậu hạt).

Vitamin & khoáng chất: Đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bé tiêu hoá và hấp thu các chất khác tốt hơn. Chất xơ và khoáng chất có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh, thực phẩm từ yến mạch, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ.

Chế biến đồ ăn dặm cho bé đủ 4 nhóm chất

Việc chế biến đồ ăn dặm cho bé đủ 4 nhóm chất góp phần đa dạng hương vị thức ăn, cho bé trải nghiệm khẩu vị thực phẩm và ngon miệng hơn. Mẹ cũng nên sáng tạo thực đơn ăn dặm cho trẻ theo từng độ tuổi. Việc này sẽ càng hiệu quả hơn cho quá trình phát triển của bé.

Trong hành trình ăn dặm của con, nếu mẹ cần một người bạn giúp bé ăn ngon, hấp thu khỏe mà không phải lo lắng cân đo lượng chất cần thiết cho từng bữa ăn thì đã có RiDielac Gold – bột ăn dặm của Vinamilk đồng hành với mẹ. Bột ăn dặm RiDielac Gold có đa dạng hương vị như Gạo Sữa, Gạo Trái Cây, Bò Rau Củ, Cá Hồi Bông Cải Xanh, Heo Bó Xôi,…giúp mẹ dễ dàng đổi vị mỗi ngày cho bé. Đặc biệt, bột ăn dặm RiDielac Gold được cân bằng tỷ lệ 4 nhóm chất cần thiết và bổ sung thêm lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12TM giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu nguồn dưỡng chất dồi dào, phát triển khỏe mạnh. Chúc mẹ và bé yêu có hành trình ăn dặm đầy hứng khởi nhé!

BB-12TM là thương hiệu của Chr. Hansen A/S.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.

Chuyên gia Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk