Ăn khoẻ - Ăn ngon

BÉ MẤY THÁNG ĂN ĐƯỢC THỊT CÁ, HẢI SẢN? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Ngày đăng:

08/02/2024

Việc bổ sung thịt cá, tôm sẽ hỗ trợ trẻ chống ung thư, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, cung cấp vitamin và phát triển trí não tốt hơn. Thế nhưng nhiều bố mẹ thường băn khoăn không biết bé mấy tháng ăn được thịt cá, tôm và ăn như thế nào tốt nhất. Hãy cùng Vinamilk giải đáp thắc mắc ngay tại bài viết dưới đây nhé!

: Bé mấy tháng ăn được thịt cá, tôm

Bé mấy tháng ăn được hải sản

1. Trẻ mấy tháng ăn được thịt cá, tôm? 

Mẹ nên bắt đầu cho bé thịt cá, tôm từ tháng thứ 8 tháng, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã quen hơn với việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Đồng thời, hệ miễn dịch cũng sẽ dễ dung nạp với nhóm chất đạm từ hải sản, tránh phản ứng hay gây dị ứng.

Thịt cá, tôm, cua là nguồn protein quan trọng, tuy nhiên chúng cũng có thể gây dị ứng do thành phần Acid amin có trong chúng. Vì vậy, nên hạn chế đưa các loại hải sản này vào chế độ ăn của trẻ trong giai đoạn dưới 8 tháng để tránh nguy cơ dị ứng. 

Xem thêm: Bé mấy tháng cho ăn dặm được? Nguyên tắc cần nhớ khi cho bé ăn dặm?

Bé 8 tháng được ăn thịt cá, tôm

Nên cho trẻ ăn thịt cá, tôm từ tháng thứ 8 

2. Cho trẻ ăn thịt cá, tôm có tốt không?

2.1 Hỗ trợ khả năng chống ung thư

Trong thịt cá, tôm chứa nhiều selen có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch, chống ung thư. Bên cạnh đó, thành phần Mucopolysaccharide có trong thịt cá, tôm cũng được biết đến với khả năng chống ung thư, bảo vệ sức khỏe của trẻ.

2.2 Tăng khả năng hấp thụ

Các loại hải sản như thịt tôm, cua, cá chứa hàm lượng protein cao, vượt trội so với thịt gà, giúp tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho trẻ.

Acid amin trong hải sản giúp cải thiện quá trình hấp thụ, giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận các dưỡng chất quan trọng vào cơ thể.

Thịt cá, hải sản giúp tăng khả năng hấp thụThịt cá, tôm có hàm lượng protein cao

2.3. Cung cấp vitamin và khoáng chất

Thịt tôm chứa nhiều vitamin như vitamin A, D, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ xương ở trẻ. Hải sản còn là chứa nguồn khoáng chất đa dạng như canxi, phốt pho, iốt, kẽm giúp trẻ phát triển toàn diện.

2.4. Hỗ trợ phát triển trí não 

Trong cá chứa nhiều sắt, omega 3, omega 6, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của não bộ, giúp trẻ phát triển tốt về tinh thần và trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí não tốt nhất.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Trẻ có thể ăn những gì?

 

Thịt cá, tôm chứa nhiều dưỡng chất quan trọngThịt cá, tôm chứa nhiều sắt, omega giúp trẻ phát triển trí não

3. Nên cho trẻ ăn thịt cá tôm như thế nào? 

3.1. Ăn với khẩu phần hợp lý 

Giai đoạn

Loại thức ăn

Số bữa/ngày

Số lượng/bữa ăn

Từ 6 - 8 tháng

Bột đặc, thức ăn nghiền 

2 bữa chính

2 - 3 muỗng cà phê, sau đó tăng dần lên 2/3 bát 250 ml

Từ 9 - 11 tháng

Bột đặc, thức ăn nghiền, thức ăn thái nhỏ

3 bữa chính và  1 bữa phụ

3/4 bát 250 ml

Từ 12 - 23 tháng

Thức ăn nấu trong gia đình, có thể thái nhỏ, nghiền 

3 bữa chính và 2 bữa phụ

1 bát 250 ml

3.2. Ăn dặm từ từ

Thông thường, từ tháng thứ 8 trở đi là thời điểm lý tưởng để bé ăn các loại thực phẩm như cá, tôm. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn dặm từ từ, để phòng tránh nguy cơ dị ứng và nâng dần lên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 

Cho bé ăn dặm từ từ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

Nên cho trẻ ăn dặm từ từ để phòng tránh dị ứng với thịt cá, tôm

3.3. Sơ chế đúng cách

Vì hải sản còn sống có thể ẩn chứa vi trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nên mẹ cần lưu ý chế biến đúng cách và nấu chín kỹ để bé yêu ăn dặm ngon khỏe nhé.

  • Với các loại cá: Làm sạch cá kỹ lưỡng, nấu sôi và chín nhừ để dễ gỡ bỏ xương cá. Đảm bảo không có xương để tránh làm bé hóc xương và dùng toàn bộ thịt cá xay nhỏ nấu cùng cháo hoặc bột ăn dặm nhé.
  • Với các loại tôm: Bạn cần ngâm tôm với nước muối hoặc nước lạnh để làm sạch, sau đó bỏ tách bỏ phần vỏ tôm ra khỏi phần thịt, loại bỏ đầu, đuôi và phần chỉ màu đen. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm và để ráo. 
  • Với các loại hải sản có vỏ khác: Làm sạch vỏ bằng muối, luộc kỹ lấy nước để nấu cháo. Phần thịt để xay nhuyễn hoặc băm nhỏ cho vào cháo và bột ăn chung.

Sơ chế thực phẩm kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn

Sơ chế thịt tôm kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn

3.4. Hướng dẫn chung cho trẻ ăn thịt, cá, tôm theo độ tuổi 

  • Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: Mẹ nên cung cấp khoảng từ 20 - 30g cá, tôm đã bóc vỏ và lọc xương, sau đó nấu thành cháo bột. Nên cho bé bé tiêu thụ hải sản ít nhất 3 - 4 lần/tuần.
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Lúc này bé đã cứng cáp hơn, mẹ có thể thay đổi cách nấu bằng cách chín hải sản kết hợp với cháo, bún, mì để kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Với hàm lượng này, bé có thể tiêu thụ khoảng 30 - 40g hải sản trong mỗi bữa ăn trong ngày. 
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Bé có thể ăn 1 - 2 bữa hải sản/ngày, tương đương khoảng 50 - 60g. 

Tìm hiểu thêm: Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Dấu hiệu bé muốn ăn dặm sớm

4. Cách chọn cá, tôm, hải sản cho bé ăn dặm

Khi bé mới ăn dặm với hải sản, mẹ nên chọn mua và bắt đầu với các loại cá, bởi lượng đạm trong cá dễ tiêu hóa hơn và ít nguy cơ gây dị ứng ở bé. Các loại hải sản có vỏ như cua, ghẹ, sò… nên cho bé ăn khi bé được 9 tháng tuổi.

  • Đối với các loại cá: Mẹ ưu tiên chọn các loại cá nước ngọt cho bé tập ăn như cá lóc, cá diêu hồng, cá rô… Khi đã quen vị, bé có thể ăn được các loại cá nước mặn nhiều Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ…
  • Đối với hải sản có vỏ: Mẹ nên cho bé ăn tôm, cua đồng, ghẹ có nhiều canxi và dễ tiêu hóa trước. Hàu, ngao, hến, sò… chỉ nên thêm vào thực đơn khi bé đã dần thích nghi nhiều loại đạm và dinh dưỡng khác nhau.

Đặc biệt, tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất khi mua hải sản chính là độ tươi ngon, nhằm đảm bảo an toàn và mang lại dinh dưỡng tốt nhất. Mẹo nhỏ cho mẹ chọn cá tươi là cá đang bơi hoặc cá còn nhớt bóng, mắt còn trong suốt, vảy cá không rời. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo một số bí quyết chọn các loại thực phẩm khác để chuẩn bị món ăn dặm cho bé nhé.

Nên cho trẻ ăn thực phẩm tươi sạch

Nên chọn các loại cá, tôm, hải sản tươi cho trẻ ăn

5. Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn thịt cá, tôm

  • Trẻ em rất dễ bị mẫn cảm với hải sản do hệ miễn dịch yếu, do đó bố mẹ nên cho trẻ ăn với lượng nhỏ và quan sát phản ứng trước khi tăng hàm lượng cho trẻ.
  • Nên cho trẻ ăn hải sản hấp vì hải sản hấp thường giữ được chất dinh dưỡng nhiều hơn món chiên. Bên cạnh đó, khi chiên thịt cá, tôm, chất béo không no sẽ bị bão hòa, làm suy giảm chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, đồng thời sinh ra chất gây hại cho sức khỏe như peroxit lipid..
  • Tránh cho trẻ ăn ăn hải sản không tươi vì có thể gây ngộ độc thức ăn.
  • Hạn chế mua hải sản với số lượng lớn và trữ trong tủ lạnh. Thay vào đó, mẹ chỉ nên mua đủ lượng thực phẩm trong ngày để đảm đảm chất lượng tươi ngon và an toàn.
  • Điều chỉnh tần suất ăn hải sản của trẻ phù hợp, khoảng 3 - 4 lần/tuần, tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng và tích tụ kim loại nặng trong cơ thể.
  • Sơ chế thịt cá, tôm kỹ lưỡng, tập trung làm sạch phần đầu và bụng để tránh vi khuẩn và nguy cơ ngộ độc.
  • Ưu tiên ăn hải sản vào buổi trưa để tận dụng canxi, protein, natri. Đồng thời bổ sung đủ nước vào buổi tối để giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng.

Trẻ có thể bị ngộ độc khi ăn thực phẩm không tươi

Một số điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn thịt cá, tôm

Thực đơn cho bé ăn dặm luôn cần thay đổi mỗi ngày. Dựa vào độ tuổi và quá trình phát triển của bé ở từng giai đoạn để mẹ xác định khi nào nên cho con ăn dặm hải sản, giúp bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển thể chất và trí não. 

Vậy bé mấy tháng ăn được thịt cá, tôm? Thời điểm tốt nhất để trẻ ăn được thịt cá, tôm là vào tháng thứ 8 và thực hiện chế độ ăn với tần suất phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho ba mẹ trong hành trình ăn dặm của bé.