Ăn khoẻ - Ăn ngon

BÉ KHÔNG CHỊU UỐNG SỮA: NGUYÊN NHÂN? CÁCH XỬ LÝ BA MẸ CẦN BIẾT

Ngày đăng:

05/02/2024

Sữa là nguồn bổ sung dinh dưỡng chính của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Tình trạng bé không chịu uống sữa khiến nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy tại sao bé không chịu uống sữa? Cha mẹ cần xử lý như thế nào khi con gặp tình trạng này? Cùng Vinamilk tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

trẻ không thích uống sữa

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ không chịu uống sữa

Tại sao bé cần uống sữa đầy đủ?

Trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu đời, miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa tập ăn dặm nên sưa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Sữa giúp bổ sung đạm, canxi và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, sữa còn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và khoáng chất như vitamin D, kali, kích thích sự phát triển của hệ xương và răng.

Còn với trường hợp trẻ trên 6 tuổi, trẻ đã bắt đầu được bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm qua chế độ ăn dặm. Tuy nhiên, lúc này nhu cầu canxi của cơ thể trẻ lại tăng lên, nếu không uống đủ lượng sữa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và vitamin D. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. 

Vì vậy, nếu thấy tình trạng bé không chịu uống sữa, cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục nhanh chóng để trẻ được phát triển một cách toàn diện.

bé cần uống sữa đầy đủ

Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể trẻ

Nguyên nhân bé không chịu uống sữa 

Sữa có vị lạ, không phù hợp với vị giác bé

Hầu hết các bé từ khi sinh ra đều uống sữa mẹ và chưa tiếp xúc với bất kỳ loại sữa nào khác. Vì vậy, nếu như lần đầu sử dụng sữa công thức mà bé không chịu uống sữa thì đây là chuyện hết sức bình thường. Nguyên nhân là do bé cảm nhận được vị sữa lạ hoặc vị sữa đó không phù hợp với vị giác của bé. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến bé không chịu uống sữa là do cách pha chế sữa. Sữa quá lạnh hoặc quá nóng, bé chưa quen với nhiệt độ dẫn đến bỏ bú.

Trẻ thích bú mẹ hơn

Thông thường, với những bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc kết hợp sữa mẹ với sữa công thức thì chúng thường thích bú sữa mẹ hơn. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến bé không thích bú bình. Việc bú mẹ trực tiếp cũng khiến cho bé cảm thấy gắn kết với mẹ hơn khi được mẹ ộm vào lòng.

Trẻ thích bú mẹ hơn

Hầu hết trẻ thường thích bú mẹ hơn

Bé không thích dùng bình bú và núm ti

Từ khi chào đời, hầu hết các bé thường quen với việc bú ti mẹ. Khi chuyển sang uống sữa công thức, việc phải sử dụng bình và núm ti giả khiến bé chưa quen, không thoải mái và khó khăn trong việc bú sữa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé không chịu uống sữa mà mẹ cần lưu ý.

Núm vú bình sữa không phù hợp với trẻ 

Theo thời gian, núm vú của bình sữa sẽ cần phải tăng kích cỡ. Khi mới chào đời, những loại núm vú có kích thước lỗ chảy nhỏ với dòng sữa chảy chậm sẽ thích hợp nhất. Loại núm này sẽ giúp bé không gặp tình trạng sặc sữa hoặc bị trào ngược. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, cha mẹ cần đổi loại núm vú có kích thước lỗ chảy lớn hơn để giúp bé cảm thấy thoải mái khi bú. Tốc độ chảy sữa của các loại núm này sẽ nhanh hơn, bé cũng sẽ dễ mút hơn.

Núm vú bình sữa không phù hợp khiến bé không thích uống sữa

Bé không chịu uống sữa do núm vú bình sữa không phù hợp

Sữa làm bụng của bé khó chịu

Khi mới bắt đầu tập làm quen với sữa công thức, bụng bé thường sẽ gặp một số dấu hiệu khó chịu, đầy hơi. Hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển và làm quen với mọi thứ được nạp vào cơ thể nên dẫn đến tình trạng bé không chịu uống sữa.

Trẻ bị mất tập trung khi uống

Càng lớn, trẻ sẽ càng dễ bị mất tập trung trong lúc ăn bởi những sự vật, sự việc xung quanh. Bởi đặc tính của trẻ là thích khám phá, chúng không muốn bỏ lỡ bất kỳ điều gì mới mẻ, hấp dẫn. Để có thể khắc phục tình trạng này, cha mẹ không nên bật tivi hay các thiết bị điện tử trong lúc cho bé ăn, giảm tiếng ồn và không nên trò chuyện rôm rả trước mặt bé.                                                                                                  

Do bố mẹ tạo áp lực 

Khi thấy bé không chịu uống sữa, nhiều cha mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ, sợ con không được bổ sung đủ dưỡng chất nên thường dọa nạt, ép để bé uống. Chính điều này đã tạo một áp lực vô hình cho bé, khiến chúng không thích, thậm chí là sợ uống sữa, dẫn đến tình trạng bỏ sữa, quấy khóc, nôn trớ,... 

Liên quan đến tình trạng răng, miệng

Vào giai đoạn trẻ mọc răng, tưa miệng hoặc mụn rộp khiến cho bé có cảm giác ngứa, muốn cắn mọi thứ đưa vào miệng.

Nếu bé đang bú bình thì bé sẽ cắn núm ti. Việc này ảnh hưởng trực tiếp, khiến răng miệng của bé bị tổn thương. Mỗi khi uống sữa, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu do miệng bị đau. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé không chịu uống sữa.

Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ là đã có đủ dưỡng chất để có thể phát triển khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, từ giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi, cha mẹ nên cho bé tập làm quen với ăn dặm. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lúc này đã tăng lên, trẻ cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác bên cạnh sữa mẹ.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến cho bé nhanh chán sữa, lười bú. Ngoài ra, bé còn có nguy cơ gặp một số vấn đề liên liên quan đến hệ tiêu hóa do đường ruột chưa phát triển hoàn thiện.

Trẻ nên ăn dặm trong giai đoạn từ 6 tháng trở lên

Ăn dặm quá sớm khiến bé nhanh chán sữa và lười bú hơn

Trẻ ăn quá quá nhiều đồ ăn dặm

Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng trong giai đoạn ăn dặm, cho con ăn càng nhiều sẽ càng có nhiều chất để con phát triển. Tuy nhiên, việc cha mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn dặm lại chính là nguyên nhân khiến bé có nguy cơ đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì, sợ đồ ăn và không chịu uống sữa.

Trẻ gặp vấn đề về sức khỏ

Ngoài những nguyên nhân trên, bé không chịu uống sữa còn có thể do chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe như: ốm, nhiệt miệng, ho, nấm lưỡi,... Đặc biệt,

trường hợp trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh nhưng sử dụng không đúng cách như (thiếu cữ hoặc quá lạm dụng thuốc) có thể sẽ dẫn đến tình trạng bú ít hoặc không chịu bú sữa.

Cách xử lý khi bé ăn dặm không chịu uống sữa 

Kiểm tra sức khỏe của trẻ 

Một trong những nguyên nhân khiến bé không chịu uống sữa là do gặp các vấn đề về sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần cho bé kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. Nếu thấy bé có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bé trong quá trình điều trị bệnh cũng cần phải được chú trọng. Cha mẹ cần cố gắng khuyến khích bé uống sữa để tăng cường dinh dưỡng, tránh tình trạng cơ thể bị mất nước, giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Nên cho trẻ khám sức khỏe định kỳ

Trẻ cần được kiểm tra sức khỏe theo đúng định kỳ

Không nên ép bé uống sữa

Khi cho bé uống sữa, cha mẹ không nên nóng vội, gây áp lực mà cần giữ thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng với bé. Nếu cha mẹ ép bé quá sẽ tạo cảm giác khó chịu khiến bé chống lại mẹ, không chịu hợp tác. Trong những trường hợp này, bé rất dễ bị sặc, nôn trớ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Sữa đựng trong cốc có màu sắc 

Cha mẹ nên đựng sữa trong bình hoặc cốc có màu sắc bắt mắt, có những hình thù mà bé yêu thích. Những chiếc cốc này sẽ kích thích thị giác của bé, khiến bé cảm thấy hứng thú, muốn uống sữa và uống ngon miệng hơn.

Cho bé uống sữa ở nhiệt độ mà trẻ thích

Nhiệt độ sữa quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu uống sữa. Để khắc phục tình trạng này, trước khi cho trẻ uống, cha mẹ có thể nhỏ tạm một vài giọt sữa ra cổ tay hoặc nếm thử sữa để đảm bảo nhiệt độ sữa đã phù hợp.

cho trẻ uống sữa ở nhiệt độ phù hợp

Pha sữa theo đúng công thức và ở nhiệt độ phù hợp mà trẻ thích

Thêm phần sữa nhỏ vào các bữa ăn chính hoặc nhẹ

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Chỉ uống sữa không sẽ khiến bé có cảm giác bị chán. Cha mẹ có thể thêm sữa vào các bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ của bé để giảm bớt cảm giác ngấy mà vẫn đảm bảo bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ sữa.

Lựa chọn các loại núm ti tốt

Khi lựa chọn núm ti cho trẻ, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại núm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng chặt chẽ. Nên lựa chọn núm có chất liệu gần giống với ti mẹ để đánh lừa cảm giác của trẻ, tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi như đang bú mẹ. Việc lựa chọn nhầm các loại núm ti kém chất lượng không chỉ khiến trẻ lười bú mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng của chúng.

Dùng muỗng đút sữa cho bé

Trường hợp trẻ không muốn bú bình, cha mẹ có thể dùng muỗng để đút sữa cho bé. Cách làm này vừa giúp bé không cảm thấy bị chán, tránh tình trạng bé ngậm sữa trong miệng cực tốt.

Dùng muỗng đút sữa cho trẻ khi trẻ không chịu uống sữa

Bé không chịu uống sữa, cha mẹ có thể dùng muỗng đút sữa cho trẻ

Tìm thêm các loại sữa phù hợp với trẻ

Nếu bé không chịu uống sữa nhiều lần, cha mẹ có thể tìm thêm các loại sữa khác phù hợp hơn với trẻ. Việc này sẽ tạo cảm giác mới mẻ cho bé, khiến bé cảm thấy thích thú hơn khi uống. Tuy nhiên, khi chọn sữa cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, không nên chọn sữa tươi hoặc các loại sữa bột nguyên kem.
  • Mẹ không nên thay đổi sữa thường xuyên, khi pha sữa cho trẻ cần pha theo đúng công thức, nhiệt độ theo đúng hướng dẫn của thương hiệu.
  • Khi đổi sữa cho bé, cha mẹ nên pha sữa mới và sữa cũ theo tỷ lệ 1:3 trong vòng 2 - 3 ngày để bé làm quen dần. Trong thời gian này, cha mẹ cũng nên theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu không thấy bất kỳ dấu hiệu nào như bỏ sữa, tiêu chảy thì cha mẹ bắt đầu tăng tỷ lệ lên 1:2 hoặc 2:3 cho đến khi trẻ uống được sữa mới hoàn toàn.
  • Với những bé bị dị ứng với đạm sữa bò hoặc cơ thể không dung nạp được lactose thì cha mẹ nên cho bé uống các loại sữa không có chứa lactose, sữa acid amin, sữa thủy phân hoàn toàn hoặc các loại sữa có đạm từ thực vật.

Điều chỉnh chế độ ăn dặm 

Một trong những nguyên nhân khiến bé không chịu uống sữa là do ăn dặm quá sớm hoặc ăn quá nhiều. Trong trường hợp này, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn dặm của trẻ, kết hợp chế độ ăn dặm và uống sữa một cách khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó, với mỗi giai đoạn khác nhau, cha mẹ cần kết hợp đa dạng các nguồn thức ăn để để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Tạo sự hứng khởi khi bú 

Khi bé không chịu uống sữa, cha mẹ cần làm mọi cách để kích thích sự hứng thú của chúng. Cha mẹ có thể tạo lịch trình bú sữa hàng ngày để tạo thói quen cho trẻ, dành lời khen, cổ vũ nhiệt tình mỗi khi trẻ uống hết sữa.

Ngoài ra, cha mẹ cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ vận động nhiều hơn để chúng tiêu hao năng lượng. Năng lượng bị mất đi sẽ khiến cho trẻ nhanh đói và muốn uống sữa nhiều hơn.

Cha mẹ nên tạo sự hứng khởi khi trẻ bú sữa

Cha mẹ cần tạo sự hứng thú bằng cách cổ vũ khi trẻ uống hết sữa

Khắc phục tình trạng dị ứng đạm sữa bò

Trường hợp bé bị dị ứng với đạm sữa bò hoặc cơ thể không dung nạp được lactose thì cha mẹ nên cho bé uống các loại sữa không có chứa lactose, sữa acid amin, sữa thủy phân hoàn toàn hoặc các loại sữa có đạm từ thực vật như sữa gạo, sữa đậu nành, sữa hạt,...

Những thực phẩm có thể thay thế khi bé không uống sữa

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một loại sữa hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Trong sữa đậu nành có chứa nhiều dưỡng chất như protein, chất béo không bão hòa, canxi, chất xơ, vitamin D,... rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ trên 1 tuổi mà bị dị ứng hoặc không dung nạp được sữa bò thì cha mẹ có thể cho bé uống sữa đậu nành.

Các chuyên gia Đại học Y Harvard khuyến cáo rằng trẻ nhỏ chỉ nên uống từ 1 - 2 cốc sữa đậu nành mỗi ngày là đủ đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.

Sữa chua

Sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn như men vi sinh bifidobacterium và lactobacillus rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu bé không chịu uống sữa công thức hoặc bú sữa mẹ thì mẹ có thể cho bé ăn sữa chua. Ngoài ra, mẹ có thể trộn sữa chua cùng các loại hạt hoặc quả khô để kích thích vị giác của trẻ.

Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Phô mai

Khi bé đã ăn quen các loại thực phẩm như thịt, rau củ, trái cây, cha mẹ có thể cho bé ăn thêm phô mai. Đây là nguồn cung cấp canxi, protein và chất béo dồi dào cho cơ thể trẻ. Phô mai được làm từ các loại sữa động vật như sữa dê, sữa bò nên nếu bé không chịu uống sữa, cha mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm phô mai cho bé.

Các loại kem

Các loại kem với đa dạng hương vị cũng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà cha mẹ có thể bổ sung cho bé khi chúng không chịu uống sữa. Vị ngọt béo của kem có tác dụng kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều kem hay ăn kem vào những ngày thời tiết lạnh để tránh tình trạng trẻ bị viêm họng.

Yến mạch, ngũ cốc

Đây là một trong những món ăn mà cha mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để giúp bé tăng cân và khỏe mạnh. Trong ngũ cốc có chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp bé cảm thấy no hơn. Nếu bé không chịu uống sữa, cha mẹ có thể cho ăn thêm yến mạch, ngũ cốc để bé đỡ chị chán, đồng thời kích thích được vị giác của trẻ.

Ba mẹ có thể thay thế sữa bằng yến mạch và ngũ cốc

Khi bé không chịu uống sữa, cha mẹ có thể thay thế bằng yến mạch và ngũ cốc

Hải sản

Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể của trẻ. Ăn hải sản sẽ cung cấp cho bé lượng canxi tương đương với sữa tươi. Cha mẹ có thể chế biến hải sản cho bé theo nhiều cách khác nhau như hấp, luộc, nấu cháo,...

Các loại rau ăn lá màu xanh đậm

Các loại rau có lá màu xanh đậm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của trẻ như vitamin A, B, C, E, sắt và magie,... Bên cạnh các loại thực phẩm như thịt cá, cha mẹ nên tăng cường bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng táo bón. Một số loại rau cha mẹ nên bổ sung cho trẻ như rau ngót, rau cải bó xôi, súp lơ,...

Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ ăn dặm không chịu uống sữa 

Bé không chịu uống sữa trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Với những trẻ dưới 1 tuổi, sữa được coi là nguồn dinh dưỡng chính. Nếu bé không chịu uống sữa trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, cụ thể:

  • Trẻ bị suy giảm sức đề kháng do cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, dễ bị nhiễm bệnh hơn bình thường.
  • Chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, khả năng tương tác, giải quyết các vấn đề, tình huống cũng sẽ giảm đi.
  • Có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến chiều cao và cân nặng của trẻ khi lớn lên.
  • Nguy cơ trẻ bị thừa cân, béo phì cũng tăng lên do cơ thể bị thừa các chất đường bột và các chất dinh dưỡng không cần thiết khác.

Một số ảnh hưởng xấu khi bé không chịu uống sữa

Bé không chịu uống sữa sẽ chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ

Trẻ 9 tháng tuổi có cần uống sữa không?

Cân nặng trung bình của trẻ khi 9 tháng tuổi sẽ tăng gấp 2,5 lần so với lúc mới chào đời. Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng lên. Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để có thể phát triển một cách toàn diện. Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã dần hoàn thiện nên đã bắt đầu làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên, bên cạnh các loại thực phẩm, cha mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa công thức để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.


Như vậy, qua bài viết trên, Vinamilk hy vọng rằng các mẹ đã tìm ra được nguyên nhân khiến bé không chịu uống sữa, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho trẻ. Vì vậy, nếu trẻ gặp tình trạng không chịu uống sữa kéo dài, cha mẹ cần tìm ra cách khắc phục nhanh chóng để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.