Ăn khoẻ - Ăn ngon

TRÌNH TỰ CÁC NHÓM THỰC PHẨM TRONG GIAI ĐOẠN ĂN DẶM CHO BÉ

Ngày đăng:

29/11/2021

Tập cho bé ăn dặm là một hành trình thú vị nhưng cũng đầy thử thách đối với các mẹ bỉm sữa. Ở mỗi giai đoạn, mẹ cần kiên nhẫn cho bé làm quen với từng nhóm thực phẩm phù hợp nhằm giúp bé hoàn thiện vị giác và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nguyên tắc ăn dặm cho bé là ăn “từ loãng đến đặc” và “từ ngọt đến mặn”, nên mẹ có thể tham khảo trình tự các nhóm thực phẩm ăn dặm theo từng giai đoạn như sau để chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và các tháng tiếp theo nữa nhé.

Trình tự các nhóm thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm

1. Giai đoạn 6 – 7 tháng:

Thời gian này bé chỉ mới tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Mẹ nên cho bé ăn những món được kết hợp với sữa để bé dễ tiếp nhận.

Gợi ý mẹ cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé với 2 nhóm chất bột đường, vitamin và khoáng chất như sau:

  • Nhóm chất bột đường: Các loại củ như khoai tây hoặc khoai lang hấp chín hoặc luộc mềm, sau đó tán nhuyễn rồi trộn đều với sữa mẹ hoặc sữa bột đã pha sẵn.
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất: Cho bé bắt đầu với các loại rau lá như bồ ngót, cải bó xôi, bí đỏ với cách chế biến với cách tương tự hoặc các loại trái cây cho bé dễ tiêu hóa như chuối nghiền, bơ nghiền,….

Tuy nhiên, mẹ lưu ý không cho bé ăn các loại hạt nguyên như bắp, đậu vì dễ làm bé bị mắc họng và tránh cho bé ăn các loại trái cây có tính nhiệt như xoài, dứa, vải,…vì dễ khiến bé đầy hơi, chướng bụng.

Mẹ lưu ý cho bé ăn dặm phù hợp với độ tuổi
2. Giai đoạn 7- 12 tháng:

Ở giai đoạn này, bé đã quen dần với thức ăn dạng đặc, mẹ tiếp tục bổ sung thêm nhóm đạm và chất béo vào thực đơn ăn dặm cho bé:

  • Nhóm chất đạm: Giai đoạn đầu mẹ hãy thêm vào thực đơn của bé các loại thịt động vật nước ngọt như lươn, ếch, cá sông (đặc biệt là cá lóc). Sau đó bắt đầu cho bé ăn thử tôm, cá biển,… Ngoài ra, còn có các loại đạm thực vật như đậu, hạt thì nấu thành cháo như đậu xanh, đậu đỏ,…

Lưu ý: Hải sản rất dễ gây dị ứng bởi các thành phần nhất định, nên bắt đầu bằng lượng nhỏ và theo dõi biểu hiện của bé trước khi tạo thực đơn hoàn chỉnh mẹ nhé!

  • Nhóm chất béo: Dầu gấc, dầu oliu, dầu cá hồi hoặc dầu trong các loại hạt như đậu nành, mè… Mẹ nên kết hợp cùng các nhóm thực phẩm còn lại bằng cách cho vào 2 muỗng nhỏ dầu hoặc mỡ khuấy đều trong lúc chế biến.

Mẹ bổ sung thêm nhóm đạm và chất béo vào thực đơn ăn dặm cho bé 7-12 tháng tuổi

Việc cân bằng các nhóm chất khi lên thực đơn ăn dặm cho bé, lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn dặm phù hợp với bé trong từng giai đoạn đôi khi sẽ khiến mẹ cảm thấy “áp lực” và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé, vì đã có Bột ăn dặm RiDielac Gold đồng hành suốt hành trình này.

Được nghiên cứu bởi các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm Vinamilk, bột ăn dặm RiDielac Gold được cân bằng các nhóm chất cần thiết cho bé ăn dặm và bổ sung thêm 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12TM cùng 21 vitamin và khoáng chất giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu nguồn dưỡng chất dồi dào. Đặc biệt, RiDielac Gold là một lựa chọn phù hợp để các bé tập làm quen với sự đa dạng của các loại thực phẩm. Đa dạng vị ngọt như Gạo Sữa, Gạo Trái Cây, Yến mạch sữa và phong phú vị mặn như Bò Rau Củ, Heo Cà Rốt, Cá Hồi Bông Cải Xanh, Yến mạch Gà Đậu Hà Lan,…, RiDielac Gold giúp mẹ có nhiều sự lựa chọn khi lên thực đơn ăn dặm và giúp bé có những bữa ăn dặm thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển thể chất.

Những trải nghiệm thú vị hôm nay sẽ là những thói quen ăn uống lành mạnh cho bé sau này!

BB-12TM là thương hiệu của Chr. Hansen A/S.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.

Theo BS Lê Kim Huệ

Bác sĩ Chuyên khoa 1 về Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm.