Ăn khoẻ - Ăn ngon

BẬT MÍ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO TRẺ 8 THÁNG TUỔI VIỆN DINH DƯỠNG

Ngày đăng:

08/02/2024

Thực đơn ăn dặm là một bước quan trọng trong việc chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thực phẩm rắn cho trẻ 8 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu khám phá thế giới thực phẩm mới và phát triển các kỹ năng ăn uống. Mẹ nên tập trung vào các loại thức ăn dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng để chế biến. Hơn nữa, đặc biệt quan tâm đến việc cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu thêm về thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi Viện Dinh Dưỡng nhé!

Tìm hiểu thực đơn đầy dưỡng chất cho trẻ 8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

1. Dưỡng chất cho trẻ 8 tháng theo khuyến nghị từ Viện Dinh Dưỡng 

1.1 Vitamin và khoáng chất 

Tại thời điểm trẻ 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn ăn dặm nhiều hơn giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi bú sữa mẹ, trẻ đã được bổ sung một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Do đó, thực đơn ăn dặm của bé cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm như đậu, trái cây, đu đủ, cà rốt, cà chua, bông cải xanh...giàu các vitamin và khoáng chất để đáp ứng sự phát triển thể chất và tinh thần cho bé. Trẻ được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như vitamin D, vitamin C, vitamin B6, selen, canxi…giúp tăng trưởng chiều cao và cân nặng theo tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng này còn hỗ trợ duy trì và phát triển hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng và hạn chế ốm vặt. 

1.2. Kẽm

Kẽm là nguyên tố khoáng vi lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Dù chỉ chiếm 2 - 3g trọng lượng nhưng lại là chìa khóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt. Vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa kẽm để bảo vệ và duy trì tế bào khứu giác và vị giác, tránh tình trạng kén ăn, suy dinh dưỡng và kém phát triển của trẻ. 

1.3. Protein

Trong quá trình ăn dặm, mẹ cần xây dựng thực đơn đầy đủ các thực phẩm chứa protein. Bởi protein là một chất sinh trưởng trong giai đoạn phát triển cơ bắp, mô tế bào, mô mỡ, hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Các mẹ có thể thay đổi luân phiên các thực phẩm như trứng, các loại đậu, các loại cá,... trong thực đơn ăn dặm của trẻ. 

<i>Protein là thực phẩm cần thiết cho trẻ

Đa dạng hóa các món ăn dặm để bổ sung protein cho trẻ 

1.4. Axit béo 

Các bé yêu cần được bổ sung chất béo mỗi ngày để khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ các thực phẩm có chất béo lành mạnh để dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa một số chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, các axit béo còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của não của trẻ ở giai đoạn 8 tháng tuổi. 

1.5. Sắt 

Hiện nay, nước ta có khoảng 30% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu do thiếu hụt sắt. Do đó, các mẹ cần bổ sung sắt ngay từ giai đoạn ăn dặm để giúp bé tăng cường sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch trẻ. Mẹ có thể sáng tạo các món cháo kết hợp với các thực phẩm như thịt bò, gà, mực tươi, cá, đậu nành, củ cải,... để cung cấp đầy đủ hàm lượng sắt của bé mỗi ngày. 

 

2. Bảng thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi Viện Dinh Dưỡng

2.1 Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi từ Viện Dinh dưỡng Trung ương



Giờ 

Thứ 2, 4

Thứ 3, 5 

Thứ 6, Chủ Nhật

Thứ 7

6h 

Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150 - 200ml 

Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150 - 200ml 

Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150 - 200ml 

Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150 - 200ml 

9h

Bột thịt lợn/ Thịt nạc lợn: 10g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột thịt gà/ Thịt gà: 10g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột sữa: 3 thìa 

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

Trứng gà: ½ quả (lòng đỏ)

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

10h

Chuối tiêu: ⅓ quả

Đu đủ: 50g

Hồng xiêm: ⅓ quả 

Xoài: 50g 

11h

Bú mẹ 

Bú mẹ 

Bú mẹ 

Bú mẹ 

14h

Bột sữa: 3 thìa 

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột thịt lợn/ Thịt nạc lợn: 10g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột thịt gà/ Thịt gà: 10g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột sữa: 3 thìa 

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

16h

Nước cam 

Nước cam

Nước cam

Nước cam

18h

Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150 - 200ml 

Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150 - 200ml 

Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150 - 200ml 

Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150 - 200ml 

 

2.2. Bảng thực đơn của Trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM – Theo Sách Nuôi Con Mau Lớn

 

Thứ

7 giờ 30 phút

11 giờ 30 phút 

16 giờ 30 phút 

Hai

Bột đậu - bí đỏ

Bột thịt heo, rau dền

Bột cá bí xanh

Ba

Bột Risolac - Bắp cải

Bột cá cà rốt

Bột gan rau dền 

Cháo sườn, trứng (lòng đỏ)

Bột trứng, rau muống

Cháo gà nấm rơm 

Năm

Bột sữa cà rốt

Bột tôm bí đỏ

Cháo óc heo, đậu Hà Lan

Sáu

Bột Risolac

Bột cua rau mồng tơi 

Cháu đậu xanh, khoai lang bí 

Bảy

Bột khoai tây tán với sữa 

Bột tàu hũ rau ngót 

Bột đậu phộng rau mồng tơi

Chủ nhật 

Bột sữa bông cải

Bột thịt bò rau dền

Bột thịt heo, rau xà lách 

 

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi khỏe mạnh

3. Lượng ăn dặm của bé 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi không nên chuyển hoàn toàn từ bú sữa mẹ sang ăn dặm. Mẹ có thể linh hoạt kết hợp giữa cho trẻ bú và ăn dặm mỗi ngày. Trẻ cần được cung cấp khoảng 600 - 800ml sữa/ngày và bổ sung khẩu phần ăn dặm 2 bữa/ngày. Dựa vào nếp sinh hoạt của mỗi gia đình mà mẹ điều chỉnh thời gian ăn của trẻ một cách hợp lý. 

Trong 3 bữa ăn dặm/ngày, mẹ cần cho bé ăn bao nhiêu là đủ và khoa học?  Hãy cùng Vinamilk tham khảo thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi cần nạp lượng dinh dưỡng như thế nào.

 

Thành phần dinh dưỡng 

Hàm lượng/Tỷ lệ 

Sữa (sữa mẹ, sữa bột)

600 - 800ml

Tinh bột (gạo, yến mạch, ngũ cốc,...)

75 - 90g

Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa,..)

45 - 50g 

Chất béo (dầu, mỡ,...)

15 - 20g

Chất xơ (các loại rau xanh)

50 - 80g

Vitamin (các loại trái cây chín)

60 - 100g

 

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 4-5 tháng tuổi khoa học và dinh dưỡng

Lượng thức ăn cần thiết cho bé ăn dặm

Mẹ có thể cho bé ăn dặm mỗi ngày 2 bữa kết hợp với uống sữa mẹ

4. Lời khuyên của chuyên gia về cách cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm

Giai đoạn ăn dặm giúp bé mở ra một thế giới đầy ắp hương và thực phẩm mới lạ, có tính quyết định đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Vì vậy, các mẹ có thể tham khảo một vài lời khuyên của các chuyên gia để cải thiện quá trình ăn dặm được suôn sẻ. 

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm nên được mẹ cho bú đủ và chỉ ăn thêm, đặc biệt là ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để giúp bé tập làm quen dần dần với thức ăn. 
  • Trẻ từ 8 tháng tuổi chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ngày là đủ, tuy nhiên mẹ có thể bổ sung thêm số bữa ăn tùy theo sức ăn của bé. Thời gian ăn cụ thể có thể dựa trên nếp sinh hoạt của gia đình, không nhất thiết cách 2 tiếng lại cho bé ăn. 
  • Trong mỗi bữa ăn dặm, mẹ cần đảm bảo đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết gồm tinh bột, chất đạm, vitamin, chất béo và chất xơ. 

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách

Ăn dặm bắt đầu ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều

5. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi

  • Mẹ cần linh hoạt thay đổi món ăn dặm hàng ngày cho bé để bé luôn hào hứng với việc ăn dặm, không chán ăn. Mẹ có thể cân nhắc dùng Bột ăn dặm nhiều vị khác nhau để dễ dàng đổi món và giúp bé nhanh chóng làm quen, thích ứng với sự đa dạng của món ăn.
  • Ăn bữa nào mới nấu bữa đó, không hâm một món ăn nhiều lần vì sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và chất lượng của món ăn.
  • Ngoài các bữa chính, mẹ có thể kết hợp cho bé uống sữa, ăn sữa chua, phô mai… vì đây đều là những thực phẩm rất tốt cho sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ.

Ưu tiên lựa chọn các món ăn phù hợp với sở thích của trẻ

Thường xuyên thay đổi món ăn để trẻ không bị ngán 

6. Những điều nên tránh khi cho trẻ ăn dặm

  • Mẹ không nên quá nóng vội khi cho trẻ ăn dặm, không ép ăn, nếu bé không ăn có thể dừng lại một ngày rồi tiếp tục cho bé ăn. 
  • Hạn chế các món ăn có nguy cơ dị ứng như mật ông, lạc, lòng đỏ trứng chưa chín, tôm, cua,....
  • Khi chế biến mẹ không được nêm thức ăn quá mặn hoặc theo khẩu vị người lớn. Việc trẻ ăn mặn quá sớm có thể khả năng dễ bị suy thận. 
  • Việc ăn dặm chỉ là bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ, do đó vẫn cho trẻ bú sữa mẹ để được phát triển hoàn thiện và tăng sức đề kháng. 

Mẹ cho bé ăn một cách từ tốn, không ép ăn

Tránh cho trẻ ăn các món quá mặn

Kết luận 

Quá trình ăn dặm có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Việc ăn dặm không đúng cách sẽ để lại nhiều hệ lụy về sau. Với những thông tin hữu ích mà Vinamilk vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để xây dựng thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi Viện Dinh Dưỡng. Đảm bảo bé được ăn ngon miệng, đầy đủ dưỡng chất và phát triển toàn diện.