Những ảnh hưởng không tốt khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng tuổi

18-08-2020

Ăn dặm là bước chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn thức ăn đặc hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho bé cũng như mẹ. Thế nhưng, mẹ không nên vội vàng mà cho bé ăn dặm quá sớm nhé. Việc áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng không đúng thời điểm cũng như không đúng cách sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé.

1. Những ảnh hưởng không tốt khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng tuổi:
Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi vì ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến những tác hại sau đây:

  • Bé ít bú sữa mẹ

Tiếp xúc với đồ ăn mới có thể sẽ khiến bé ít hứng thú với sữa mẹ hơn. Từ đó, bé sẽ dễ bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ. Bé sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ. Vì vậy, bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa hoàn thiện

Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa hoàn thiện

  • Bé dễ bị rối loạn tiêu hóa

Ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện, chưa đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì thế nếu trẻ ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thu được thức ăn ngoài sữa.

  • Tăng nguy cơ bé béo phì

Các bé cai sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3 cao hơn các bạn cùng tuổi nhưng ăn dặm đúng chuẩn. Đúng là khi thay đổi chế độ ăn, vì chưa quen nên bé không muốn ăn, có thể bị nôn oẹ, bị rối loạn tiêu hóa… Nhưng một khi đã bé thích nghi, nhiều mẹ lại “nhân cơ hội” tẩm bổ quá mức cho bé. Thói quen ăn nhiều lâu dài sẽ dẫn đến tăng cân quá mức, làm bé bị béo phì.

Mẹ nhớ cho bé ăn dặm đúng cách để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé yêu

Mẹ nhớ cho bé ăn dặm đúng cách để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé yêu

 

  • Dị ứng thức ăn

Áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng có thể khiến bé dễ bị dị ứng thức ăn vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không thích ứng được với các thực phẩm mới lạ. Kể cả khi đã đến lúc bé ăn dặm, mẹ cũng nên cho bé ăn thử một món mới mỗi lần từng ít một và chú ý quan sát phản ứng dị ứng của bé.

  • Tổn thương thận

Dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé không tiết đủ men tiêu hóa, dịch tiêu hóa và các enzyme phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Điều này buộc thận của bé phải làm việc nhiều hơn nếu bé ăn dặm sớm, ăn những thực phẩm giàu Protein, lipid, từ đó dẫn đến nguy cơ tăng gánh nặng cho thận của bé. Hơn nữa, việc tiếp xúc sớm với thức ăn đặc còn khiến bé đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.

Thức ăn cho bé cần được lựa chọn và chế biến cẩn thận và khoa học

 

  • Bé có nguy cơ bị nghẹt thở

Các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé dưới 6 tháng tuổi chưa phối hợp nhuần nhuyễn, cùng với phản xạ nuốt cũng chưa điều hòa, bé rất dễ bị nghẹn, hóc. Thậm chí, nếu thực phẩm tràn vào đường thở, bé sẽ bị ngạt, có thể rất nguy hiểm đến tính mạng.

  • Bé dễ bị tổn thương dạ dày

Ăn dặm sớm còn khiến bé dễ bị tổn thương dạ dày vì dạ dày phải tăng co bóp dễ bị thực phẩm đặc làm cọ xát, dẫn đến các bệnh lý của dạ dày khi bé đến tuổi trưởng thành.

Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi

Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi

 

2. Những lưu ý khi cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên ăn dặm
Khi bé đã tròn 6 tháng tuổi và có những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm, mẹ có thể hoàn toàn tự tin cho bé bắt đầu tập ăn dặm rồi. Tuy nhiên, vẫn có những lưu ý mẹ phải thật sự để tâm để bắt đầu hành trình ăn dặm với bé thật suôn sẻ mẹ nhé!

  • Cung cấp đầy đủ chất xơ cho bé

Sai lầm lớn nhất của nhiều mẹ là ít cho bé ăn rau. Thậm chí ngay cả khi cho bé ăn rau, mẹ cũng thường lựa chọn sai lầm như không cho bé ăn phong phú các loại rau mà chỉ chọn một loại rau củ nhất định như củ cải, củ su hào. Đúng là những loại rau đó có giá trị về vi chất dinh dưỡng hơn nhiều so với những món rau củ bình thường. Nhưng những loại rau có lá màu xanh sẫm hoặc củ màu vàng mới là loại tốt nhất cho bé như cà rốt, bông cải xanh.

Chế độ ăn dặm của bé cần có hàm lượng chất xơ hợp lý

Chế độ ăn dặm của bé cần có hàm lượng chất xơ hợp lý

 

  • Không ép bé ăn

Các phương pháp ăn dặm luôn nhấn mạnh việc không ép bé ăn. Tuy nhiên, trước nay, nhiều mẹ sợ con không ăn thì bị thiếu chất, bệnh tật nên đều ép con ăn mà quên rằng lúc này thể tích dạ dày của bé còn rất nhỏ không thể chứa hết lượng lớn thực phẩm … Việc bị ép ăn quá nhiều vô tình đã khiến bé lười ăn, thậm chí còn sợ ăn hơn. Vậy nên, khi bé đến tuổi ăn dặm, mẹ đừng ép bé ăn quá nhiều mà hãy cho bé thời gian để quen dần với lượng ăn mới.

Khi bé có biểu hiện không muốn ăn nữa, mẹ không nên ép bé vì sẽ tạo cho bé tâm lý sợ hãi

Khi bé có biểu hiện không muốn ăn nữa, mẹ không nên ép bé vì sẽ tạo cho bé tâm lý sợ hãi

 

  • Không nên thêm muối đường khi nấu bột cho bé chưa tròn 1 tuổi

Đây là một thói quen không tốt. Khi nấu bột, cháo cho bé, mẹ cần nêm thật nhạt đối với mình. Nếu mẹ nêm nhiều đường sẽ làm khẩu vị của bé quen với lượng đường cao, thích ngọt. Cứ như vậy, thói quen đó sẽ tồn tại trong suổt cuộc đời và bé sẽ luôn dùng những sản phẩm nhiều vị ngọt. Điều này có thể dẫn đến các chứng bệnh như đái tháo đường, béo phì, các bệnh tim mạch. Còn việc dùng nhiều muối sẽ làm thận của bé làm việc quá sức.

  • Không chủ quan cho rằng có thể bù đắp khi bé lớn

Những năm đầu đời được gọi là giai đoạn vàng vì có thể tác động đến toàn bộ quá trình tăng trưởng và phát triển của bé. Do đó, nếu bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu đời có thể gây ra những tổn thương không cách nào phục hồi đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực.

Bên cạnh đó, giai đoạn 1000 ngày đầu đời còn là cửa sổ cơ hội để ngăn ngừa các bệnh mạn tính không lây nhiễm có liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, thừa cân béo phì hay các chứng rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương. Vậy nên, việc chăm sóc nuôi dưỡng bé từ khi còn trong bào thai đến giai đoạn 2 năm đầu là rất quan trọng, có thể tác động đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và não bộ, trí thông minh của bé khi trưởng thành.

Mẹ nên cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn của bé ngay từ giai đoạn ăn dặm

Mẹ nên cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn của bé ngay từ giai đoạn ăn dặm

 

  • Nên cân bằng giữa các nhóm chất

Trên thực tế, rất nhiều mẹ ưu tiên chất đạm trong bữa ăn dặm của bé nhiều hơn các loại chất khác vì nghĩ rằng đạm cung cấp năng lượng và dưỡng chất tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, lượng đạm quá nhiều có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa, dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Bé không cần được ăn nhiều đạm mà quan trọng là phải cân đối và đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoảng chất.

  • Nên cho một chút dầu ăn khi nấu bột cho bé

Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột của bé không cung cấp đủ năng lượng. Thực ra, mẹ không cần lo lắng dầu làm bé khó ăn hay béo phì mà dầu ăn dễ tiêu hóa lại giàu năng lượng và giúp hòa tan Vitamin A,D,E K và các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.

Khi chế biến đồ ăn dặm, mẹ nên lưu ý đến sự cân bằng các nhóm chất

Khi chế biến đồ ăn dặm, mẹ nên lưu ý đến sự cân bằng các nhóm chất

 

  • Tập cho bé học nhai

Ăn quá nhiều thức ăn nghiền nhuyễn khiến bé không có cơ hội học nhai vì chỉ biết nuốt chửng, nên không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Hiện nay, nhiều bé 3 tuổi đi mẫu giáo vẫn không thể ăn cơm cùng các bạn do ở nhà vẫn còn đang được mẹ cho ăn cháo xay.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn.

  • Không nên kéo quá dài các bữa ăn

Nhiều mẹ vì muốn ép bé ăn hết bát bột nên cho bé vừa ăn vừa chơi hay đi dạo xung quanh có khi lên tới cả 1-2 tiếng. Điều này không chỉ khiến bát bột vữa, khó ăn, lại còn khiến bé thêm chán. Hơn nữa, bữa ăn kéo dài sẽ làm thời gian tới bữa sau quá ngắn nên bé còn chưa kịp cảm thấy đói nên bé sẽ không muốn ăn. Tốt nhất, mẹ chỉ nên giữ bữa ăn kéo dài trong tối đa 30 phút, kể cả khi bé mới ăn được ít.

Mẹ nên chế biến món ăn với độ thô tăng dần theo tháng tuổi để bé luyện tập kỹ năng nhai

Mẹ nên chế biến món ăn với độ thô tăng dần theo tháng tuổi để bé luyện tập kỹ năng nhai

 

  • Không nên ngậm thìa của bé khi ăn

Nhiều mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho bé thường cho muỗng vào miệng trước để ‘vun đều’ hay làm sạch những thức bám xung quanh. Hành động này vô tình có thể làm nhiễm nguồn truyền bệnh từ mẹ. Trước hết, mẹ cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho bản thân, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nên chọn loại không có đường nếu dùng kẹo cao su. Ngoài ra, tốt nhất, mẹ đừng cho thìa của bé vào miệng mình khi cho con ăn, trừ phi món bé ăn đòi hỏi phải được nếm trước.

Chắc hẳn với những thông tin trên, mẹ đã hiểu được vì sao không nên sớm áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng. Vì vậy, tốt nhất, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bé ăn dặm bổ sung khi bé tròn 6 tháng tuổi nhé. Để đảm bảo cho các bữa ăn dặm của bé cân bằng và dồi dào dưỡng chất, mẹ có thể cho bé dùng bột ăn dặm RIDIELAC – sản phẩm được phát triển theo tiêu chuẩn dinh dưỡng quốc tế CODEX và nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y Tế Việt Nam giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và cân đối các nhóm chất.

Bột ăn dặm RIDIELAC bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với hương vị thơm ngon giúp bé ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn

Bột ăn dặm RIDIELAC bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với hương vị thơm ngon giúp bé ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn

 

Không chỉ giàu dưỡng chất cho bé ăn ngon và khỏe mạnh, bột ăn dặm RIDIELAC còn bổ sung axit folic, i ốt, sắt, taurin, axit linoleic, đặc biệt DHA kết hợp với lutein tạo thành hệ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ, võng mạc mắt, tăng khả năng nhận thức, ghi nhớ và học hỏi của bé. Thêm vào đó, với cách chế biến tiện lợi, mẹ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để chơi đùa cùng bé yêu.

Bài Viết Liên Quan

Khám phá cách nấu bột ăn dặm ngon cho bé cùng Vinamilk