Ăn khoẻ - Ăn ngon

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 4 - 5 THÁNG TUỔI KHOA HỌC VÀ DINH DƯỠNG

Ngày đăng:

08/02/2024

Giai đoạn từ 4 - 5 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên mẹ cần cho bé ăn thức ăn loãng và dễ tiêu hóa. Việc xây dựng thực đơn đa dạng sẽ giúp kích thích vị giác, bé có hứng thú với việc ăn dặm và mau tăng cân. Bài viết này của Vinamilk sẽ gợi ý cho bạn thực đơn ăn dặm cho bé 4 - 5 tháng tuổi để áp dụng cho bé. 

Thực đơn ăn dặm cho bé 4-5 tháng tuổi

Tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 4 - 5 tháng tuổi

1. Nguyên tắc cần tuân thủ khi cho trẻ 4 - 5 tháng tuổi ăn dặm 

  • Lượng bữa ăn trong ngày: thời gian đầu mẹ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày. Sau khoảng 10 - 15 ngày mẹ có thể tăng thêm bữa ăn tùy theo nhu cầu của bé. 
  • Cho bé ăn từ ít tới nhiều: mẹ nên cho bé tập ăn dặm từ từ, ăn từng chút một để bé quen dần, tránh tình trạng bị rối loạn tiêu hóa. 
  • Ăn từ mềm tới cứng, từ loãng đến đặc: điều này giúp cho hệ tiêu hóa của bé có thể làm quen với thức ăn mới một cách dễ dàng. 
  • Chú ý tới độ thô của thức ăn: thức ăn dặm của bé cần được nấu mềm hoặc xay nhuyễn để quá trình tập ăn thô trở nên dễ dàng. 
  • Lượng sữa trong quá trình ăn dặm: bé cần được bú lượng sữa theo đúng nhu cầu. Mẹ tuyệt đối không giảm lượng sữa để bé ăn dặm nhiều hơn. 
  • Cho bé ăn mặn trước rồi mới ăn ngọt: nên cho bé ăn mặn trước rồi mới ăn ngọt để bé không bị biếng ăn về sau. 

2. Nhóm chất dinh dưỡng cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 - 5 tháng tuổi 

2.1. Nhóm thực phẩm chứa tinh bột

  • Gạo 
  • Mì somen 

2.2. Thực phẩm giàu chất béo cho trẻ

  • Cháo phô mai 
  • Các món ăn dặm từ bơ 
  • Súp gà 
  • Các món ăn dặm từ sữa mẹ 

2.3. Nhóm thực phẩm giàu protein

  • Cháo tôm 
  • Cháo đậu đỏ 
  • Các món ăn dặm từ yến mạch 
  • Các món ăn dặm từ táo 

2.4. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

  • Súp rau củ 
  • Các món ăn dặm từ rau củ 
  • Bánh rau củ 

3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 4 - 5 tháng tuổi 

3.1. Bột khoai lang súp lơ

Nguyên liệu

  • Lòng đỏ trứng gà: 1 cái 
  • Súp lơ: 40g 
  • Sữa công thức: 100ml 
  • Khoai lang: 40g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ rồi hấp chín. Sau đó nghiền nhuyễn khoai lang rồi trộn chung với sữa.
  • Bước 2: Hấp chín súp lơ rồi xay nhuyễn. 
  • Bước 3: Cho lòng đỏ trứng gà và súp lơ vào hỗn hợp rồi trộn đều. 
  • Bước 4: Đun nóng hỗn hợp trên lửa vừa cho tới khi chín và tắt bếp. 

3.2. Bột bí đỏ mix sữa

Nguyên liệu

  • Bột ăn dặm: 15g 
  • Sữa công thức: 30ml 
  • Bí đỏ: 20g 

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cho bí đỏ vào nồi hấp chín rồi đem nghiền mịn.
  • Bước 2: Pha bột ăn dặm với một tỷ lệ phù hợp. 
  • Bước 3: Trộn bí đỏ cùng sữa và bột ăn dặm rồi cho bé ăn. 

3.3. Bột thịt gà khoai lang

Nguyên liệu

  • Khoai lang: 100g 
  • Thịt ức gà: 150g 
  • Bột ăn dặm: 50g 

Cách thực hiện 

  • Bước 1: Thịt ức gà làm sạch rồi mang hấp chín. Sau đó băm hoặc xay nhuyễn thịt ức gà.
  • Bước 2: Đem khoai lang hấp chín rồi tán nhuyễn. 
  • Bước 3: Nấu bột ăn dặm rồi cho thịt gà và khoai vào đảo đều. 

3.4. Bột khoai tây sữa cho bé 5 tháng

Nguyên liệu

  • Súp lơ: 40g
  • Khoai tây: 40g 
  • Sữa công thức: 100ml 

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cho khoai tây và súp lơ vào nồi rồi luộc chín, sau đó đem xay nhuyễn.
  • Bước ​​2: Đem hỗn hợp trộn cùng với sữa mẹ để bé thưởng thức. 

3.5. Bột thịt heo rau ngót

Nguyên liệu

  • Bột ăn dặm: 20g 
  • Thịt heo: 25g 
  • Rau ngót: 20g 

Cách thực hiện 

  • Bước 1: Băm nhỏ thịt heo rồi xào chín và đem xay nhuyễn. 
  • Bước 2: Rửa sạch rau ngót rồi cho vào máy xay.
  • Bước 3: Nấu chín bột ăn dặm rồi cho thịt heo và rau ngót vào. Nấu cho tới khi rau chín thì tắt bếp. 

3.6. Món ăn dặm từ bột đậu nành

Nguyên liệu

  • Sữa đậu nành: 200ml 
  • Bột gạo: 10g 

Cách thực hiện

  • Bước 1: Trộn đều bột gạo cùng với sữa đậu nành. 
  • Bước 2: Đặt hỗn hợp này lên bếp và đun sôi trong vòng 10 phút rồi tắt. 

3.7. Bột bí đỏ mix đậu xanh

Nguyên liệu 

  • Bột đậu xanh: 10g 
  • Bí đỏ: 10g 
  • Bột gạo: 10g 

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bí đỏ đem hấp chín rồi nghiền nát.
  • Bước 2: Cho bột gạo, bột đậu xanh, bí đỏ vào nồi rồi đun cùng một ít nước.
  • Bước 3: Đun hỗn hợp sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp. 

3.8. Cháo trắng cho bé

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 50g 

Cách thực hiện

  • Bước 1: Vo gạo tẻ rồi ngâm trong nước khoảng 3 giờ sau đó vớt gạo ra để ráo.
  • Bước 2: Cho gạo vào nồi nấu cùng một ít nước.
  • Bước 3: Nấu cho tới khi cháo chín thì đem rây nhuyễn và cho bé ăn. 

3.9. Cháo cải bó xôi cho bé

Nguyên liệu

  • Rau chân vịt: 3 - 4 lá
  • Cháo trắng: 1 chén 

Cách thực hiện 

  • Bước 1: Rửa sạch rau chân vịt rồi đem luộc cho chín mềm và nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Đun nóng cháo trắng rồi bỏ rau chân vịt vào nồi khuấy đều trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

3.10. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng

Nguyên liệu 

  • Sữa công thức: 30ml 
  • Gạo tẻ: 20g 
  • Bơ: 15g 
  • Bí đỏ: 15g 

Cách chế biến

  • Bước 1: Vo sạch gạo rồi cho nước nấu thành cháo.
  • Bước 2: Gọt vỏ bí đỏ, hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Cho bơ và sữa vào xay nhuyễn.
  • Bước 4: Khi cháo chín, bạn trộn cùng bơ, bí đỏ và sữa rồi cho bé ăn. 

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi khỏe mạnh

4. Lịch ăn dặm cho bé 4 - 5 tháng tuổi 

Thời gian 

3 ngày đầu tiên 

4 ngày tiếp theo

Số bữa ăn/ngày 

Giờ ăn 

Tuần 1

50ml cháo hoặc bột 

10ml cháo hoặc bột 

1

11h00 -11h30

Tuần 2

20ml cháo và rau củ

30ml cháo và rau củ 

1

11h00 -11h30

Tuần 3

40ml cháo, thịt/cá và rau củ 

50ml cháo, thịt/cá và rau củ 

1

11h00 -11h30

Tuần 4

40ml cháo, thịt/cá và rau củ/bữa 

2

10h00 - 16h30

5. Cách cho trẻ 4 - 5 tháng tuổi ăn dặm khoa học, an toàn 

5.1. Cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc

Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ chỉ được làm quen với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, khi bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ cần có thời gian để thích nghi với nguồn thực phẩm mới. Cách cho trẻ ăn dặm đầu tiên mà cha mẹ cần ghi nhớ chính là cho trẻ ăn từ đặc tới loãng. 

Thức ăn dặm cho trẻ cần được chế biến với kết cấu loãng, mịn giống như sữa mẹ. Cho tới khi trẻ đã bắt đầu quen với việc nuốt, hệ tiêu hóa của trẻ đã thích nghi được thì mẹ có thể gia tăng thêm độ đặc cho thức ăn. Sau đó, mẹ tiếp tục tăng thô cho trẻ, từ súp đến bột rồi cháo loãng, cháo đặc, cơm nghiền nát.

5.2. Cho trẻ ăn dặm từ lượng ít đến nhiều

Trong thời gian trẻ tập ăn dặm, hãy bắt đầu cho trẻ ăn một lượng nhỏ. Thông thường, nên cho trẻ ăn 1 - 2 muỗng và ăn 1 bữa/ngày rồi tăng dần. Ở giai đoạn này, phụ huynh không nên áp lực với việc cho trẻ ăn nhiều hay ăn ít. Thay vào đó hãy để trẻ thoải mái làm quen với đồ ăn. 

Mẹ không nên ép trẻ ăn vì sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và áp lực. Lâu dần sẽ khiến trẻ lười ăn và rất khó để điều chỉnh. Cho trẻ ăn quá nhiều trong thời gian đầu cũng gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ. 

Cho bé ăn dặm có liều lượng

Cần căn chỉnh lượng thức ăn phù hợp với bé

5.3. Cho bé ăn từ ngọt đến mặn

Để trẻ có thể thích nghi nhanh và tốt với việc ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn từ ngọt tới mặn. Cách tốt nhất là cho trẻ ăn loại bột ăn dặm ngọt, kết cấu mịn và loãng tương tự như sữa mẹ là được. Thức ăn dặm được nghiền hoặc xay nhuyễn có hương vị giống sữa mẹ sẽ khiến bé cảm thấy thích thú. 

Sau một thời gian bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể chuyển dần sang bột mặn. Việc kết hợp bột cháo cùng thịt cá và các loại rau củ đa dạng dinh dưỡng sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của bé. 

5.4. Duy trì nguồn sữa cho trẻ

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Do đó, trong giai đoạn bé ăn dặm phụ huynh vẫn nên duy trì nguồn sữa cho bé. Nên cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức thường xuyên, đan xen với lịch ăn dặm. 

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ nhỏ

Cần duy trì nguồn sữa cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm

6. Lưu ý khi cho trẻ 4 - 5 tháng tuổi ăn dặm 

  • Không hâm bột ăn dặm nhiều lần trong ngày: trẻ 4 - 5 tháng tuổi thường ăn rất ít do đó mẹ nên tính toán kỹ để nấu một lượng thức ăn vừa đủ. Tuyệt đối không hâm bột ăn dặm nhiều lần vì sẽ làm mất vị, vitamin cùng các dưỡng chất bổ ích. 
  • Không sử dụng nước lạnh: sử dụng nước lạnh để nấu bột ăn dặm sẽ khiến cho dưỡng chất trong gạo dễ bay hơi. Nên dùng nước ấm nấu cháo sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đồng thời giữ nguyên được các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. 
  • Lựa chọn rau củ nấu bột ăn dặm theo mùa: mua rau củ để chế biến bột ăn dặm theo mùa sẽ đảm bảo được độ tươi ngon cũng như tránh thuốc bảo quản… Từ đó đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. 
  • Không nên rã đông thực phẩm bằng nước nóng: nguyên tắc rã đông thực phẩm đúng là chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát rồi từ ngăn mát ra nhiệt độ phòng. Việc rã đông thực phẩm bằng nước nóng sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng và thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn. 
  • Không lựa chọn các loại rau củ kỵ nhau: các loại rau củ kỵ nhau gồm cà rốt và củ cải trắng, dưa chuột và cà chua, cà chua và khoai tây.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trên đây là các gợi ý về thực đơn ăn dặm cho trẻ 4 - 5 tháng tuổi mà Vinamilk đã tổng hợp được. Hy vọng thông tin sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức, sẵn sàng bước vào hành trình ăn dặm vui vẻ với các bé.