Sức Khoẻ Bệnh

BỆNH TEO THOÁI HÓA NÃO Ở NGƯỜI GIÀ: ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, BIẾN CHỨNG

Ngày đăng:

26/12/2017

Bệnh thoái hóanão ở người già là bệnh như thế nào? Đâu là những nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh này? Bệnh xảy ra có thể dẫn đến những biến chứng gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời!

Định nghĩa bệnh thoái hóa não (teo não) ở người già

Thoái hóa não hay teo não là triệu chứng bất thường nghiêm trọng xảy ra bệnh nặng của hệ thần kinh trung ương, có đặc điểm nổi trội là các tế bào thần kinh mất dần về số lượng hoặc mất kết nối với nhau. Người bệnh teo não thì sọ não thẳng nghiêng, não trong hộp sọ cũng nhỏ đi, mô não thưa và các rãnh não giãn rộng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa não

Hầu như không có nguyên nhân rõ ràng nào dẫn đến bệnh thoái hóa não ở người già. Căn bệnh này có thể diễn ra ở hầu hết mọi người nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 60 trở lên. Thoái hóa não xảy ra có thể do di truyền, các bệnh lý như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hoặc xơ vữa động mạch…

Ngoài ra, bệnh thoái hóa (teo) não ở người già cũng là một phần của sự lão hóa và cũng có thể là biến chứng từ các bệnh lý như Alzheimer, Parkinson.

Bệnh thoái hóa não thường không thể chữa trị vì vậy việc chủ động phòng ngừa bệnh là một trong những cách tốt nhất giúp bạn tránh xa căn bệnh nguy hiểm này. Để phòng tránh bệnh chúng ta cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt hợp lý, đồng thời bổ sung các dưỡng chất tăng cường hoạt động của trí não, ngăn ngừa sự lão hóa của các tế bào thần kinh giúp não bộ luôn luôn khỏe mạnh và linh hoạt.

Dấu hiệu của bệnh

Các biểu hiện thường thấy nhất của căn bệnh này bao gồm:

  • Mất trí nhớ là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, từ mất trí nhớ gần (quên những sự vật vừa mới xảy ra) cho đến quên nặng hơn là ngày tháng, tên vợ con, thậm chí là quên cách thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân cơ bản như rửa mặt, cài cúc áo...
  • Rối loạn ngôn ngữ như không thể tìm được từ ngữ để diễn đạt, gặp khó khăn trong việc phát âm, không thể nói trôi chảy và từ từ mất khả năng ngôn ngữ.
  • Rối loạn phối hợp động tác vì bị yếu cơ, run, hay bị chuột rút nên ảnh hưởng đến các việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo…

 width=

Trầm cảm là dấu hiệu cơ bản của bệnh thoái hóa (teo) não ở người già.

  • Rối loạn chức năng nhận thức, mất dần khả năng định hướng không gian, thời gian và dần dần không tính được cả những phép toán đơn giản…
  • Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn sớm nhưng lại không ổn định, chẳng hạn như có lúc người bệnh muốn tự sát rồi sau đó lại xuất hiện khoái cảm.
  • Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng bị hại, xuất hiện ảo giác như nhìn thấy các hình ảnh kỳ quái.

Biến chứng của bệnh thoái hóa não ở người già

Ở giai đoạn nặng, khi mất khả năng tự chăm sóc bản thân, bệnh nhân sẽ dễ bị mắc các bệnh như:

  • Viêm phổi đường hít vì khó nuốt thức ăn và đồ uống nên dễ hít các chất này vào phổi.
  • Nhiễm trùng đường niệu do bệnh nhân thường không tự chủ được trong việc tiểu tiện, phải đặt thông tiểu. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị liệt toàn thân, các điểm tỳ, nhất là vùng lưng, xương, hai bên hông sẽ dễ bị lở loét.
  • Té ngã do bệnh nhân dễ bị mất định hướng nên vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương, thậm chí mắc phải các chấn thương nghiêm trọng vùng đầu như xuất huyết nội sọ…
Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa não, người cao tuổi cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý thúc đẩy tình trạng thiếu máu não cục bộ dẫn đến teo não như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ sớm và đủ giấc, hạn chế hút thuốc lá, dùng bia, rượu, nước uống có gas.
  • Thường xuyên lao động trí não bằng những hình thức như học ngoại ngữ, nghiên cứu về lịch sử, cây kiểng non bộ... giúp làm chậm quá trình teo não.

 width=

Người bệnh teo não nên thường xuyên thực hiện các bài tập rèn luyện trí não

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi như chạy bộ, đi bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp, dưỡng sinh… giúp lưu thông máu cùng các dưỡng chất tới não tốt hơn, để mô não khỏe mạnh chống lại bệnh tật.
  • Giảm stress, căng thẳng hay áp lực vì đây cũng là những yếu tố khiến não rối loạn và làm trí nhớ suy giảm.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung các dưỡng chất:
    • Folate và vitamin B12: giúp giảm hemocysteine - chất gia tăng nguy cơ Alzheimer và các bệnh liên quan đến tim mạch.
    • Vitamin E và C: chất oxy hóa chống sự giải phóng gốc tự do, làm tế bào não bị tổn thương.
    • Axit Folic: giảm chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não, từ đó cải thiện trí nhớ.
    • PS (Phosphatidyl serine): thành phần cấu tạo nên màng trong của các tế bào neuron thần kinh, đóng nhiệm vụ quan trọng trong việc giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Thường xuyên luyện tập trí não, thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ngăn cản diễn tiến bệnh thoái hóa não ở người già. Tuy nhiên, tuổi càng cao, người lớn tuổi càng khó ăn uống như mong muốn vì vị giác dần mất đi sự nhanh nhạy, ít khi cảm thấy ngon miệng. Vì vậy, người lớn tuổi có thể dùng thêm các loại sữa dinh dưỡng bổ sung các Vitamin nhóm B, A, C, E và các khoáng chất Kẽm, Magie, Selen giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon hơn.

BS Nguyễn Thị Ngọc Thanh

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold